Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy:
Để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, công ty đã sử dụng hóa chất nhuộm và
các chất trợ thuộc danh mục an toàn đối với người sử dụng. Đầu tư máy móc mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như rút ngắn thời gian sản xuất.
Sản phẩm vải hoàn tất 100% Cotton và TC thực nghiệm sau khi kiểm tra tương
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -82- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Tuy nhiên vẫn còn một vài chỉ tiêu chưa đáp ứng với tiêu chuẩn như độ bền màu giặt, bền màu ma sát. Hạn chế này có thể do việc thường xuyên kiểm tra chất lượng tại mỗi công đoạn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của công nhân và thường tiến hành không đều đặn. Điều này dẫn tới những sai sót cho các khâu về sau, tốn thời gian và công sức để chỉnh sửa cho đạt yêu cầu gây lãng phí thời gian và tiền bạc cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Công ty cũng đã xây dựng một nhà máy xử lý chất thải riêng nhằm loại bỏ những hóa chất nguy hiểm trước khi xả ra môi trường, tuy nhiên những sản phẩm sau khi xử lý vẫn chưa có kế hoạch tận dụng và việc bảo quản những sản phẩm này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -83- Ngành CN Vật liệu Dệt-May KẾT LUẬN CHUNG
Qua tìm hiểu thấy rằng nhu cầu về vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái hiện
nay là rất lớn. Các nước trên thế giới rất nghiêm ngặt trong việc lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm dệt may thông qua việc yêu cầu phải đạt được các chứng chỉ an toàn cho sản phẩm trước khi nhập khẩu. Chính vì vậy việc quan tâm, tìm hiểu về tính sinh thái đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
Để đánh giá chất lượng sinh thái của sản phẩm dệt may hiện nay có nhiều tiêu
chuẩn quốc gia, quốc tế và khu vực như Oeko-tex100, GOTS, Thaigreen...
Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm dệt may từ nguyên liệu xơ dệt cho tới sản
phẩm cuối cùng ta thấy công đoạn có thể phát sinh nhiều nguyên nhân dẫn tới không đảm bảo chất lượng sinh thái của vải dệt là công đoạn nhuộm và hoàn tất vải.
Việc tiến hành khảo sát quy trình nhuộm hoàn tất 2 đơn hàng tại một doanh nghiệp dệt đã cho thấy:
Nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch, không sử dụng các hóa chất và thuốc
nhuộm bị cấm nên các chỉ tiêu sinh thái của 2 mẫu vải thành phẩm được kiểm tra tương đối tốt đáp ứng các tiêu chí của NST thế giới. Kết quả cho thấy rằng tuy sản phẩm cuối cùng tương đối an toàn theo tiêu chuẩn Oeko-tex nhưng vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt. Vì vậy các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm soát để hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sinh thái theo các nhãn sinh thái quốc tế. Các công ty đã áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để sản phẩm đạt chất lượng sinh thái như công ty được khảo sát cần có chiến lược quảng bá rộng rãi chất lượng sản phẩm của mình như công bố nhãn chất lượng ... để người tiêu dùng được biết và cũng để phân biệt chất lượng sản phẩm của mình với các sản phẩm không được kiểm soát nhãn sinh thái trên thị trường
Các công ty cũng cần phải áp dụng triệt để hơn quy trình sản xuất sạch như
áp dụng các biện pháp tái sử dụng hóa chất , nước, cũng như các chất thải rắn thu hồi được..., Biện pháp này sẽ giúp cho công ty thu hồi lại được một phần
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -84- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
chi phí do việc áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng sinh thái.
Do thời gian và kiến thức về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung đề tài
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên tác giả cũng hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để các doanh nghiệp dệt may cũng như các nhà nghiên cứu tham khảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những quy trình công nghệ mới về: các loại hóa chất mới an toàn và kinh tế, công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, đơn công nghệ phù hợp cho từng loại vải… Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu từ phía thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các doanh nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -85- Ngành CN Vật liệu Dệt-May TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Đặng Trấn Phòng (2003), “Sinh thái và môi trường trong dệt nhuộm”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
bản”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
[2] Nguyễn Trung Thu (1990), “Vật liệu dệt”, Đại học Bách Khoa Hà Nội. [3] Lê Thị Thu Nguyệt (2007), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái của vải may mặc sản xuất tại Việt nam”, Luận văn thạc sỹ - ĐHBKHN
[4] Lê Văn Chiến – Bùi Văn Huấn ( B2008-01-168) “Khảo sát một số tính chất sinh thái”- Đề tài cấp bộ giáo dục
[5] Ngô Hà Thanh (2010), “Phương pháp xác định hàm lượng formandehyde”, Luận văn thạc sĩ trường ĐHBKHN
[6]Viện Kinh tế- Kỹ thuật Dệt may và Nhóm tác giả (2004), “Kỹ thuật nhuộm, in hoa và hoàn tất vật liệu dệt”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội [7] Trung tâm sản xuất sạch Việt nam, Viện khoa học và công nghệ môi trường,
Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “ Tài liệu hướng
dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm”
[8] Tổng cục môi trường Hà Nội (2008), “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án dệt nhuộm”
[9] TCVN 7422: 2004: Tiêu chuẩn xác định độ pH
[10] NF EN ISO 14184 – 1 : Tiêu chuẩn xác định hàm lượng formandehyde
[11] TCVN 4538: 2007: Tiêu chuẩn xác định độ bền màu ma sát
[12] TCVN 7835 – C10: 2007 : Tiêu chuẩn xác định độ bền màu giặt
[13] TCVN ISO/TR 14024: 2005: Nhãn môi trường và công bố môi trường- công bố môi trường kiểu I
[14] TCVN ISO/TR 14021: 2003: Nhãn môi trường và công bố môi trường- công bố môi trường kiểu II
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -86- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
[15] TCVN ISO/TR 14025: 2003: Nhãn môi trường và công bố môi trường- công bố môi trường kiểu III
[16] Brian Robinson (1998), “ Environmental Guidelines for the Textile Dyeing and Finishing Industry” Enviroment Protection Authority State Government of Victotia [17] Egyptian Environmental Affairs Agency, Technical Cooperation Office for the Environment and Entec UK Limited (1999), “Guidance Manual Eco-labelling for Textiles”
[18] Ecotextilenews, (2010), “ Eco-textile labeling Guide”
[19] International Working Group on Global Organic Textile Standard (01 March 2011) “GOTS – Version 3.0 Standard”
[20] Oko-tex Standard 100
[21] http://www.e-textile.org/Process analysis of textile manufacturing [22] http://www.viendetmay.com
[23] http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhan _sinh_ thai
[24] http://vano.vn/tin-chi-tiet/nhan-sinh-thai-va-nhung-yeu-cau-co-ban/188.html [25]http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nhan sinh thai la gi
[26]http://thietbiphantichmoitruong.wordpress.com/2011/03/30/nhan-sinh-thai- quan-trac-moi-truong-lien-tuc-phan-tich-moi-truong-lien-tuc/ [27]http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Bo-quen-nhan-sinh-thai/345181.antd [28]http://www.vinatex.com.vn/vi/det-may-the-gioi/khoa-hoc--cong- nghe/11573/thu-nghiem-sinh-thai-cho-vat-lieu-det-de-dat-tinh-ben-vung/ [29] vietnamscout.com/textile [30] http://www.oeko-tex.com [31] http://www.tei.or.th/greenlabel/