1.5.2.1Ô nhiễm không khí
Hầu hết các quá trình được thực hiện trong nhà máy dệt đều phát thải ra các chất ô nhiễm không khí như các hợp chất oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, cacbon oxit, amoniac, các phân tử chất bẩn từ các khâu tổng hợp nhựa nhân tạo, hồ sợi, sấy khô, in, nhuộm, chuẩn bị vải và nhà máy xử lý nước thải. Các khí hydrocacbon được thải ra từ các lò sấy khô và từ khâu sấy các khoáng chất có trong dầu ở nhiệt độ. Các quá trình này có thể phát thải khí formandehyde, axit, chất làm mềm và các hợp chất hữu cơ khác. Các chất thải dư thừa từ khâu chuẩn bị sợi đôi khi phát thải ra chất ô nhiễm trong quá trình xử lý gia nhiệt
Bảng 1.6. Tổng kết về các chất thải sinh ra trong quá trình dệt may
Quá trình Nguồn Các chất ô nhiễm
Sản xuất ra năng lượng
Phát thải từ lò hơi Các hạt, oxit nitơ (NOx),
khí sunphua (SO2) Tạo lớp phủ,
sấy khô và cắt
Phát tán từ lò ở nhiệt độ cao Các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi Hoạt động sản
xuất vải
Phát thải từ khâu chuẩn bị, chải thô, chải kỹ và sản xuất vải
Các phân tử chất bẩn
Hồ sợi Phát thải do sử dụng các hợp chất
hồ vải (keo hồ, PVA)
Oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, CO
Tẩy trắng Phát thải do sử dụng hợp chất của
clo
Clo, oxit clo
Nhuộm Thuốc nhuộm phân tán sử dụng
chất tải thuốc nhuộm sunphua và anilin
Chất tải H2S, hơi analin
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -38- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Hoàn tất Nhựa từ khâu hoàn tất
Nhiệt do khâu sản xuất sợi tổng hợp
Formandehyde
Các chất tải – khối lượng phân tử thấp Polymer – dầu bôi trơn Lưu giữ các
hóa chất
Phát thải ra từ các thùng chứa hàng hóa và hóa chất
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Xử lý nước thải Phát thải ra từ quá trình xử lý các thùng chứa Hợp chất hữu cơ độc dễ bay hơi, các chất độc 1.5.2.2Ô nhiễm nước
Các nhà máy dệt sử dụng một lượng lớn nước trong suốt quá trình sản xuất từ khâu giặt sợi, nhuộm, giặt hoàn tất sản phẩm. Trung bình cứ sản xuất ra 1kg vải thì dùng hết 200 lít nước. Một lượng lớn nước thải sinh ra có chứa các loại hóa chất sử dụng trong suốt các quá trình mà quá trình dệt ướt sinh ra lượng nước thải lớn nhất
Bảng 1.7 Các nguồn gây ô nhiễm nước thải trong quá trình nhuộm Công
đoạn
Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl cellulo, PVA, nhựa, chất béo và sáp
BOD cao chiếm 34%-50% tổng sản lượng BOD
Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,
soda, silicat natri, xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao chiếm 30% tổng BOD Tẩy
trắng
Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit
Độ kiềm cao chiếm 5%BOD Làm
bóng
NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD khá cao
chiếm 6% tổng BOD
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét,
muối, kim loại, axit
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -39- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ngành dệt nhuộm có thể tóm tắt như sau:
pH của nước thải có giá trị từ 9-12 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại
và phát triển của các loài thủy sinh
Tổng lượng chất rắn lơ lửng và hòa tan đều cao hơn qui định. Trong đó có
nhiều chất độc hại: thuốc nhuộm khó phân giải, các chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là các muối hòa tan với nồng độ cao đủ khả năng tiêu diệt các loài vi sinh vật
Các ion kim loại nặng ở dạng tự do và dạng phức cũng gây ra những ảnh hưởng rất bất lợi
Các chất khử có trong nước thải làm giảm đáng kể DO trong nước
Màu nước thải với nồng độ cao làm giảm tính thẩm mỹ và ngăn cản các quá
trình quang hợp của các sinh vật trong nước
Ảnh hưởng đến nước ngầm, gây hậu quả lâu dài
1.5.2.3Ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải dư thừa sinh ra trong sản xuất dệt may là chất thải không độc hại,
chúng bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa, phần thải bỏ của sợi và vải. Cũng như các chất thải liên quan đến phần lưu trữ như thùng đựng hóa chất, thuốc nhuộm, các ống cuộn chỉ bằng cacton, các ống sợi, giấy, bìa cacton, các tấm plastic, dây buộc…
Bảng 1.8. Nguồn gốc của các loại chất thải rắn trong ngành dệt may
Nguồn gốc Loại chất thải
Vận hành thiết bị trong sản xuất vải cotton và vải tổng hợp Chuẩn bị sợi Dệt kim May Sợi và vải Sợi và vải
Sợi, chỉ và các đầu vải thừa Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -40- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Hồ vải, rũ hồ, ngâm kiềm, tẩy
Hoàn tất cơ học
Nhuộm và/ hoặc in
Nhuộm và/ hoặc in (dùng trong
khâu hoàn tất)
Các đầu vải thừa Len phế phẩm
Các thùng chứa thuốc nhuộm Các thùng chứa hóa chất
Nhuộm và hoàn tất vải dệt kim Các đầu vải thừa, các thùng chứa hóa
chất và thuốc nhuộm Nhuộm và hoàn tất vải thảm
Xơ sợi
Cắt rìa
Bông và len lông cừu
Nhuộm, in và hoàn tất
Sợi và các chất bông quét thu gom Rìa
Len bị xén đi
Thùng chứa thuốc nhuộm và hóa chất
Nhuộm và hoàn tất sợi và lưu kho Sợi, thùng chứa thuốc nhuộm và hóa
chất Vải len
Nấu len
Nhuộm và hoàn tất vải len
Bụi, len, vật liệu thực vật, sáp
Len bị xén, chỗ nối, vải, sợi, thùng chứa thuốc nhuộm và hóa chất
Đóng gói Giấy, bìa cacton, các tấm plastic, dây
buộc
Phân xưởng Các mẫu kim loại, giẻ dính dầu
Chất thải sinh hoạt Giấy, bìa, các chất thải sinh hoạt nói
chung
Xử lý nước thải Sợi, bùn thải và các thùng chứa bùn
1.5.3 Tác động đến sức khỏe con người 1.5.3.1 Các chất hóa học 1.5.3.1 Các chất hóa học
Các hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất xơ tổng hợp thường có trong
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -41- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
công nhân thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm, hàng loạt các axit như axit formic, sunfuric, acetic, chất làm trắng florua, dung môi hữu cơ, thuốc hãm màu, chất tẩy… Công nhân ở khâu hoàn tất sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân chống màu, chống cháy và một loạt các dung môi độc hại để tẩy dầu mỡ và tẩy ố. Cần phải chú ý khi sử dụng các loại hợp chất này để ngăn chặn tiếp xúc với da và cần có biện pháp thích hợp bảo đảm không làm thoát các chất hoặc hơi của chúng ra môi trường. Các chứng viêm da thường hay bị mắc phải khi làm việc ở các công đoạn tẩy trắng, nhuộm và hoàn tất, trong khâu chuẩn bị sợi lanh và các dung môi cho sản xuất sợi tổng hợp. Những hóa chất này có thể gây dị ứng cho da, mắt, cơ quan hô hấp hoặc nặng hơn có thể gây ưng thư
1.5.3.2Bụi và khói
Các nhà máy dệt thường phát thải khí chứa nhiều bụi vào khí quyển cũng như
ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây phá hủy da, gây hoa mắt, đau đầu, ho dẫn đến tê liệt đường hô hấp, viêm mũi…Sự phát thải các dung môi hữu cơ (do thêm dầu vào trong quá trình xe sợi và từ các dung môi) là rất lớn và không kiểm soát được.
Bảng 1.9. Tác động của bụi và khói đến sức khỏe con người
Chất Hoạt động Ảnh hưởng độc hại
Carbon disulphide
Narcotic hemolytic, neurotoxic
Tiếp xúc với da gây đau nặng và phá hủy da Tiếp xúc lâu hơn vài phút có thể gây bỏng độ 2. Bị nhiễm 100-1000ppm gây mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và táo bón. Liều lượng khoảng 10ml có thể gây chết người, 150ml trong không khí là nguy hiểm
Carbon monoxide
Giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu
Gây hoa mắt, yếu đi, đau đầu. Nồng độ khoảng 1000ppm có thể gây tử vong trong vòng 1 giờ
Hydrogen sulphide
Kích thích và gây buồn ngủ
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -42- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Kerosene Buồn nôn, ho, dẫn đến tê liệt hô hấp
Nitrogen oxides
Gây kích ứng nặng ở mắt và đường hô hấp
Nồng độ cao có thể gây ngạt ngay lập tức
Sulphur oxides
Kích thích Bị xông với nồng độ thấp gây viêm mũi và
đau rát ở ngực
Hạt Kích thích Kích thích hệ hô hấp, sốt và ho là các triệu
chứng thông thường
1.5.3.3Tiếng ồn
Có thể làm suy yếu chức năng nghe, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, đến giấc ngủ, gây ra tác động đến tim và tâm sinh lý, giảm khả năng hoạt động, kích động và làm thay đổi hành vi cư xử. Tác động xã hội chính của suy yếu chức năng nghe là sự mất khả năng hiểu được tiếng nói ở các điều kiện thường, điều đó được coi là một bất lợi xã hội nặng nề
Đa dạng và có nhiều các nguồn tiếng ồn phát ra từ máy móc thiết bị và quá trình
sản xuất bao gồm: động cơ, truyền động bánh răng, các quá trình va đập, thiết bị điện, động cơ đốt trong, thiết bị chạy bằng khí nén, khoan, bơm, máy nén…. Thêm vào đó tiếng ồn phát ra lại phản xạ lại do đập vào sàn, trần nhà và các thiết bị. Tiếng ồn là một mối nguy hại nghề nghiệp thông thường tại nhiều nơi làm việc Sau khi chịu tác động của mức âm công nghiệp nguy hại điển hình khoảng 90dB trong vòng 8 giờ mỗi ngày làm việc, tai sẽ mệt mỏi và khả năng nghe bị suy yếu tạm thời
Làm cho quá trình sản xuất yên tĩnh hơn thì rẻ hơn gấp 10 lần (chi phí đơn vị
tính cho mỗi deciben được giảm đi) so với việc đầu tư các rào cản để ngăn chặn tiếng ồn
1.5.4 Tác động tới sản phẩm
Vải, quần áo là sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may. Để tạo ra được những
sản phẩm này, ngành dệt may phải sử dụng rất nhiều loại hóa chất hỗ trợ. Một phần hóa chất còn dư thừa qua các công đoạn sẽ thải ra môi trường, phần còn lại
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -43- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
sẽ đi sâu vào sản phẩm để tăng tính năng sử dụng nhưng đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏa con người nếu như không xử lý tốt
Các chất vi lượng có hại trên sản phẩm dệt may được tìm thấy như sau:
Formandehyde : nguyên nhân tồn tại phát sinh từ các quá trình xử lý hoàn tất
hàng dệt như hoàn tất chống nhàu, xử lý nâng cao độ bền màu ướt, in pigment
Kim loại nặng chiết được: nguyên nhân tồn tại trên sản phẩm may là từ các
thuốc nhuộm phức kim loại
Thuốc nhuộm azo bị cấm: có mặt trong 6 loại thuốc nhuộm dùng trong ngành
dệt là thuốc nhuộm axit, trực tiếp, azo không tan, phân tán, bazo, cầm màu Các chất có thể gây dị ứng: phát sinh từ thuốc nhuộm trong trường hợp không gắn kết sâu vào xơ sợi
Các chất hữu cơ dẫn xuất clo, flo có hại, thuốc trừ sâu: dùng để chống vi khuẩn, tránh mục, rữa, chống mốc cho nguyên liệu xơ sợi thô và hàng dệt trong quá trình bảo quản lưu kho và vận chuyển
1.6Ý nghĩa tính sinh thái của vật liệu dệt 1.6.1 Đối với môi trường 1.6.1 Đối với môi trường
Chương trình cấp NST được coi như là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải
thiện môi trường được sử dụng ngày càng rộng rãi để khuyến khích người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
NST là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người tiêu dùng về
các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên v.v... trong sản xuất và tiêu thụ. Liệu NST có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng thẳng về môi trường hay không và giảm được bao nhiêu là việc cần được đặt ra trước khi triển khai chương trình. Các tác động của chương trình cấp NST còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp NST cũng như thị phần của sản phẩm được cấp NST. Nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -44- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Như vậy, NST là công cụ quản lý môi trường được áp dụng thành công ở nhiều
nước trên thế giới và không thể phủ nhận tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và có những sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu được cấp NST để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường của mình. Trong tương lai, nhu cầu công bố các thông tin về môi trường của sản phẩm đối với người tiêu dùng cũng như của các bên liên quan ngày càng tăng. Do vậy việc thiết kế, xây dựng và thực hiện chương trình cấp NST rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp và xã hội.
1.6.2 Đối với con người
Việc dán NST trên sản phẩm có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực và chủ động
đến ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng bằng cách mua những sản phẩm ít tác động đến môi trường. Thông qua việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thì nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến sản phẩm mà họ sử dụng được loại bỏ, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với các nhà sản xuất
Ví dụ NST châu Âu với biểu tượng “ Bông hoa” ra đời vào năm 1992 được áp
dụng rộng rãi tại 27 nước thành viên liên minh châu Âu và một số nước khác, ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của hơn 340 triệu dân châu Âu. Một cuộc khảo sát tại Đan Mạch năm 2004 cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 15% - 17% cho các sản phâm thân thiện với môi trường hoặc một cuộc khảo sát khác tại Mỹ năm 2007 cho thấy khoảng 62% người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm xanh với giá cao hơn các sản phẩm thông thường khác. Điều này cho thấy con người ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà còn quan tâm đến tác động của sản phẩm mình sử dụng tới môi trường sống.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -45- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 1.7Kết luận chương 1
Như đã phân tích ở trên chúng ta thấy rằng nhu cầu sử dụng các sản phẩm an
toàn và thân thiện với môi trường đang được toàn thế giới quan tâm và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn để cải thiện tình trạng trái đất đang ngày càng nóng lên do tác động của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đến môi trường. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và cộng tác của tất cả các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đi tiên phong cho xu hướng “ sinh thái” đối với vật liệu dệt phải kể đến những
cường quốc lớn như Mỹ, Đức, Nhật…Hàng hóa xuất khẩu qua các nước này đều