1.6.1 Đối với môi trường
Chương trình cấp NST được coi như là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải
thiện môi trường được sử dụng ngày càng rộng rãi để khuyến khích người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
NST là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người tiêu dùng về
các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên v.v... trong sản xuất và tiêu thụ. Liệu NST có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng thẳng về môi trường hay không và giảm được bao nhiêu là việc cần được đặt ra trước khi triển khai chương trình. Các tác động của chương trình cấp NST còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp NST cũng như thị phần của sản phẩm được cấp NST. Nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -44- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Như vậy, NST là công cụ quản lý môi trường được áp dụng thành công ở nhiều
nước trên thế giới và không thể phủ nhận tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và có những sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu được cấp NST để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường của mình. Trong tương lai, nhu cầu công bố các thông tin về môi trường của sản phẩm đối với người tiêu dùng cũng như của các bên liên quan ngày càng tăng. Do vậy việc thiết kế, xây dựng và thực hiện chương trình cấp NST rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp và xã hội.
1.6.2 Đối với con người
Việc dán NST trên sản phẩm có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực và chủ động
đến ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng bằng cách mua những sản phẩm ít tác động đến môi trường. Thông qua việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thì nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến sản phẩm mà họ sử dụng được loại bỏ, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với các nhà sản xuất
Ví dụ NST châu Âu với biểu tượng “ Bông hoa” ra đời vào năm 1992 được áp
dụng rộng rãi tại 27 nước thành viên liên minh châu Âu và một số nước khác, ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của hơn 340 triệu dân châu Âu. Một cuộc khảo sát tại Đan Mạch năm 2004 cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 15% - 17% cho các sản phâm thân thiện với môi trường hoặc một cuộc khảo sát khác tại Mỹ năm 2007 cho thấy khoảng 62% người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm xanh với giá cao hơn các sản phẩm thông thường khác. Điều này cho thấy con người ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà còn quan tâm đến tác động của sản phẩm mình sử dụng tới môi trường sống.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -45- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 1.7Kết luận chương 1
Như đã phân tích ở trên chúng ta thấy rằng nhu cầu sử dụng các sản phẩm an
toàn và thân thiện với môi trường đang được toàn thế giới quan tâm và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn để cải thiện tình trạng trái đất đang ngày càng nóng lên do tác động của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đến môi trường. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và cộng tác của tất cả các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đi tiên phong cho xu hướng “ sinh thái” đối với vật liệu dệt phải kể đến những
cường quốc lớn như Mỹ, Đức, Nhật…Hàng hóa xuất khẩu qua các nước này đều yêu cầu phải đạt các chứng chỉ Oko-tex, Reach…Điều này đòi hỏi các nước xuất khẩu như nước ta phải quan tâm nhiều đến công nghệ sản xuất nhưng một thực tế hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp may ở Việt nam đều đang gia công xuất khẩu nên vấn đề nguyên phụ liệu đầu vào đã có bên khách hàng cung cấp. Còn các doanh nghiệp dệt ở nước ta chưa đủ năng lực về tài chính, công nghệ cũng như con người để đầu tư vào lĩnh vực đang rất nhạy cảm này.
Qua nhiều khảo sát cũng đã chứng minh rằng việc sản xuất vải đảm bảo tính
sinh thái ở nước ta đang còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Một số doanh nghiệp cũng đang dần tiến tới việc đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe hơn để tìm đường xuất khẩu vào những nước lớn nhưng cũng còn rất hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu một quy trình công nghệ sản xuất vải đảm bảo tính sinh thái là rất cần thiết. Hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về tính sinh thái của vải nhưng cũng còn ít nên vẫn còn hạn chế về thông tin cho những người cần nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “ nghiên
cứu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất vải đảm bảo tính sinh thái của vải”
với mục đích tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh thái của vải trong toàn bộ quy trình sản xuất vải tại một doanh nghiệp dệt ở TP. HCM, qua đó đánh giá và đề xuất một quy trình công nghệ mới nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong thực tế.
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -46- Ngành CN Vật liệu Dệt-May Chương 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Mục tiêu và nội dung phần nghiên cứu thực nghiệm
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất vải đảm bảo tính sinh thái nhằm hạn chế tác động lên môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn sức khỏe. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Khảo sát quy trình sản xuất vải tại một công ty dệt ở TP. HCM
Thu thập các mẫu vải ở nhiều công đoạn để kiểm tra các chỉ tiêu sinh thái của vải
Đánh giá sự biến động chất lượng sinh thái của vải và bán thành phẩm theo
quá trình sản xuất theo các tiêu chuẩn sinh thái dệt may quốc tế
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh thái của sản phẩm dệt, kiểm tra
các yếu tố đã nêu theo quan điểm sinh thái sản phẩm
Đánh giá quy trình công nghệ theo yêu cầu sinh thái sản phẩm
Nghiên cứu, đề xuất quy trình công nghệ đảm bảo tính sinh thái sản phẩm
cuối cùng
2.2 Khảo sát quy trình sản xuất vải tại doanh nghiệp dệt ở TP. HCM 2.2.1 Giới thiệu về công ty dệt 2.2.1 Giới thiệu về công ty dệt
Công ty dệt có dây chuyền sản xuất tổng hợp từ khâu kéo sợi, dệt vải mộc, tẩy
trắng, nhuộm màu, in hoa cho đến may các sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là sợi các loại 100% Cotton, 100% polyester, vải mộc các lọai làm từ các loại sợi trên, vải thành phẩm (nhuộm màu, sợi màu, tẩy trắng và in hoa)...
Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường, một phần
được tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Á. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp chứng nhận ISO 9002 và ISO 14001. Đây là công ty dệt đầu tiên trong nước có hệ thống xử lý nước thải qui mô hoàn chỉnh với công suất xử lý 4.800m3/ngày. Công ty cũng là doanh nghiệp trong ngành dệt sớm tham gia thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH)
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -47- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Các loại sản phẩm sợi
Loại sợi CD: 100% cotton chải thô
Loại sợi CM:100% cotton chải kỹ
Loại sợi Visco: 100% visco
Loại sợi TR: 50% PE, 50% Visco
Loại sợi CVC: 40% PE, 60% Cotton
Loại sợi TC: 65% PE, 35% Cotton
Các sản phẩm vải Nhóm vải Cotton Nhóm vải Kate Nhóm vải Polyeste Nhóm vải Rayon,Raytex
Hình 2.1. Các sản phẩm chủ yếu của công ty
2.2.2 Quy trình sản xuất sợi
Trong thời gian này công ty chủ yếu sản xuất 2 loại sợi chính là cotton 100% và
TC do nhu cầu thị trường đang tiêu thụ mạnh
Xơ nguyên liệu được công ty thu mua từ nhiều nguồn: trong nước, các nguồn
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -48- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 2.2.2.1 Quy trình sản xuất sợi TC
Sợi TC là sợi được pha trộn giữa xơ polyeste và xơ bông theo tỷ lệ 65/35.
Có 2 giai đoạn sản xuất được mô tả theo sơ đồ bên dưới
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Hình 2.2. Qui trình sản xuất sợi TC Xơ bông Chải thô Ghép sơ bộ Cuộn Chải kỹ Cúi bông
Đưa ống sợi qua nhà máy dệt Đánh ống
Xơ PE
Cúi PE Chải thô
Ghép băng 1 (5 cúi PE, 3 cúibông)
Ghép băng 2 (8 cúi băng 1) Ghép băng 3 (8 cúi băng 2)
Máy sợi thô Máy sợi con
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -49- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 2.2.2.2 Quy trình sản xuất sợi Cotton 100%
Là loại sợi được sản xuất 100% bằng xơ cotton
Quy trình sản xuất được mô tả theo sơ đồ bên dưới
Hình 2.3. Qui trình sản xuất sợi Cotton Xơ bông Chải thô Ghép sơ bộ Cuộn Chải kỹ Cúi bông
Đưa ống sợi qua nhà máy dệt Ghép băng 1 (8 cúi bông) Ghép băng 2 (8 cúi băng 1) Ghép băng 3 (8 cúi băng 2)
Máy sợi thô Máy sợi con
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -50- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 2.2.3 Quy trình sản xuất vải
2.2.3.1 Khâu chuẩn bị
Ống sợi từ nhà máy sợi được đưa qua khu vực chuẩn bị bao gồm các công đoạn
sau:
Hình 2.4. Qui trình chuẩn bị sản xuất vải
2.2.3.2 Khâu sản xuất vải
Sau khi điều go ở khâu chuẩn bị, các thùng sợi được đưa vào khu vực dệt vải
gồm các công đoạn sau:
Hình 2.5. Qui trình sản xuất vải
2.2.4 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kiểm tra xơ , sợi, vải mộc
* Kiểm tra xơ, sợi
Xơ sau khi nhập về được kiểm tra 3% - 5% các chỉ tiêu sau: độ ẩm, chiều dài,
độ bền, độ mảnh và hàm lượng tạp chất.
Trong quá trình sản xuất sợi tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu sau:
Kiểm tra định lượng: kiểm tra sau khi xơ đã được gia công thành cúi sợi bẳng phương pháp đo chiều dài cúi sợi rồi đem cân
Kiểm tra độ đều: kiểm tra từ cúi sợi thô -> sợi con Kiểm tra độ săn: kiểm tra từ ống sợi thô -> sợi con Chỉ tiêu độ bền: kiểm tra sau khi đã kéo thành sợi con
Dệt
Kiểm tra vải sau dệt Xếp/ cuộn vải Đưa qua nhà máy nhuộm
Vải mộc
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -51- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Kiểm tra hạt kết: kiểm tra ở giai đoạn tạo thành cúi sợi sau khi đã qua các
công đoạn ghép 3 băng
Kiểm tra chi số: kiểm tra sợi con bằng cách đo chiều dài rồi đem cân
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu được sử dụng để kiểm tra xơ, sợi thực tế tại xí nghiệp
Công đoạn Loại sợi Số
máy
Chỉ tiêu CV%
Tiêu chuẩn Thực hiện
Cuộn bông TCD20 1.2 1.2 – 1.3 CD30 1.5 1.4 Chải thô TCD20 1 0, 1, 2, 3 CD30 1 0, 1, 2, 3 Chỉ tiêu U% Chải kỹ TCD20 3.4 3.2 – 3.3 CD30 3.4 3.3 – 3.4 Ghép TCD20 1A 1.35 1.20 – 1.34 2A 1.35 1.18 – 1.30 CD30 2.2 2.19 – 2.28 Sợi thô TCD20 1A 2.4 2.35 – 2.46 2A 2.4 2.3 – 2.40 CD30 3.7 3.61 – 3.91
Chỉ tiêu U%- THIN– THICK – NEPS – H%
Sợi con TCD20 10.9 -7 -55 -100 -4,2 10.2- 3- 38- 91- 3.9
CD30 10.6- 2- 50- 50- 6.2
* Kiểm tra vải mộc
Trong quá trình dệt vải, sau khi dệt được 1 cây vải sẽ chuyển qua bộ phận kiểm
tra vải đầu chuyền để kiểm tra về lỗi sợi, khổ vải, chiều dài. Nếu có gì sai sót sẽ thông báo cho bộ phận dệt điều chỉnh lại thông số cho phù hợp để đảm bảo vải đạt chất lượng trước khi đưa qua nhà máy nhuộm
Bộ phận kiểm vải sẽ kiểm 100% số cây vải được dệt ra, lỗi nào có thể sửa được
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -52- Ngành CN Vật liệu Dệt-May 2.2.5 Quy trình nhuộm, hoàn tất vải
2.2.5.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 2.6 Sơ đồ qui trình công nghệ nhuộm, hoàn tất vải
2.2.5.2 Lựa chọn mẫu vải cho nghiên cứu
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Nội dung nghiên
cứu sẽ đi sâu phân tích 2 nhóm vải chính phổ biến hiện nay của công ty là vải TC và cotton 100%
Một vài thông số cơ bản của 2 mẫu vải bao gồm:
*Cấu trúc vải mộc TC
Loại vải T/C (65% PE 35% CO)
Màu BO 110507 (Đỏ đô) Vải mộc Đốt lông Giải nhiệt Nấu tẩy Làm bóng vải Nhuộm màu Hồ văng Sanfor QA Vải TP phẩm Nước H2O2, NaOH, chất ổn định Dung dịch NaOH Dung dịch thuốc nhuộm, chất trợ Dung dịch hồ (silicone) Nước thải Nước thải chứa hồ tinh
bột, NaOH Nước thải chứa NaOH NNNNaOH
Dung dịch nhuộm thải
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -53- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Cấu trúc vải: 98 x 48 / TCD 20 x 20 / 160 (Mật độ sợi dọc x mật độ sợi ngang/ loại sợi TC chải thô, chi số 20 / khổ vải 160cm)
Trọng lượng 198g -> vải dày sử dụng may đồ mặc bên ngoài
*Cấu trúc vải mộc Cotton
Loại vải Cotton 100%
Màu NV 110819 (Navy)
Cấu trúc vải: 68 x 68 / CD 30 x 30 / 160 (Mật độ sợi dọc x mật độ sợi ngang/
loại sợi cotton chải thô, chi số 30 / khổ vải 160cm)
Trọng lượng 119g -> vải mỏng sử dụng để làm vải lót cho quần áo cao cấp
2.2.5.3 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất vải TC
*Chất mộc
Kiểm tra lỗi dệt, mật độ vải, khổ vải, cường lực
Lấy số mét, số cây theo đơn hàng.
Vải sau khi được kiểm tra sẽ tiến hành may đầu cây, nối vải lại với độ dài cần
thiết để tiến hành tiền xử lý vải được dễ dàng hơn.
Yêu cầu của may đầu cây:
Mối nối phải chắc.
Chỉ nối không được dày, cộm.
Chọn vải phải cùng khổ với nhau, đường may phải thẳng.
Không được bỏ mũi, không được may xéo đuôi cá …
Vải sau khi may đầu cây được chất lên xe và chuyển đến các công đoạn khác.
Chất vải: quy định tối đa 2200 m/xe.
*Đốt lông
Qua máy đốt lông Brugman với các thông số đốt sau:
Chế độ đốt : Radial
Vận tốc : 70 m/ph
Luận văn cao học Khóa 2010
Lê Quang Lâm Thúy -54- Ngành CN Vật liệu Dệt-May
Sau khi qua buồng đốt vải được gia nhiệt qua buồng làm mát bằng nước lạnh
tránh trường hợp vải bị giòn và biến đổi cấu trúc