Những hạn chế trong công tác lập dự án

Một phần của tài liệu Hoànthiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứngdụng công nghệ mới (Trang 80 - 82)

IX Tổng vốn đầu tư trước thuế 479,406,067,

1.3.2. Những hạn chế trong công tác lập dự án

Qua phân tích thực trạng công tác lập dự án, chúng ta thấy được một số tồn tại trong nội dung lập dự án. Công tác lập dự án còn có một số hạn chế sau:

- Về nhóm lập dự án: Lập dự án là công việc của toàn thể mọi người trong nhóm. Điều quan trọng nhất khi tổ chức lực lượng lập dự án là thành phần các bộ phận chuyên môn. Mỗi thành viên trong nhóm lập dự án được trưởng phòng trong nhóm phân chia công việc và giám sát làm việc. Tuy nhiên, khối lượng công việc lập dự án quá nhiều, với các con số tính toán phức tạp, công việc của cán bộ lập dự toán là khá nhiều song số lượng cán bộ dự toán đang còn thiếu nên thường xuyên chịu nhiều áp lực trong công việc.

- Về phương pháp lập: Phương pháp lập của công ty chủ yếu là phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp dự báo và so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp dựa vào các dự án tương tự, sử dụng Mỉcrosoft project. Tuy nhiên, các phương pháp này không được đưa vào một hệ thống chung các phương pháp lập, không được phân tích chi tiết cách thức sử dụng chúng khi lập như quy trình lập dự án, cán bộ lập dự án hoàn toàn có thể tự do sử dụng các phương pháp đó dựa vào ý kiến chủ quan của mình khi lập dự án. Do đó, việc sử dụng sai các phương pháp, dựa vào suy đoán chủ quan của mình có thể làm cho chất lượng dự án không tốt. Với cán bộ lâu năm, dày dặn kinh nghiệm có thể hiểu rõ bản chất và sử dụng thuần thục các phương pháp đó. Nhưng nếu là cán bộ trẻ kinh nghiệm chưa có thì việc sử dụng chúng là rất khó khăn.

- Về quy trình lập dự án: Hiện nay, công ty đang tiến hành thuần thục quy trình thực hiện dự án theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng. Quy trình đã được lập sẵn, cán bộ lập dự án chỉ cần theo khuôn mẫu đó tiến hành công việc, nên khả năng sáng tạo trong công việc là khó có thể xảy ra, sẽ xảy ra các dự án sau được lập có một số nội dung được áp dụng tương tự, rập khuôn với các dự án đi trước, điều này là thuận lợi cho công tác lập dự án được nhanh chóng nhưng không thể hiện được tính sáng tạo trong công việc.

- Về nội dung lập dự án: Nội dung lập dự án được phân tích khá đầy đủ với những khía cạnh: kinh tế xã hội, khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính và kinh tế - xã hội. Đặc biệt, về khía cạnh kỹ thuật, phân tích các nội dung ở mặt này khá chi tiết, các giải pháp đưa ra là khá đầy đủ. Vì các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng nên

nghiên cứu các điều kiện kinh tế vĩ mô chủ yếu về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất…, một số vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái của quốc gia,…chưa được đề cập đến. Một số dự án ở khía cạnh thị trường nghiên cứu còn sơ sài như dự án đã được nêu rõ ở phần thực trạng. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chủ yếu là NPV, IRR,T, một số chỉ tiêu quan trọng khác như B/C không được cán bộ soạn thảo tính toán. Về khía cạnh kinh tế - xã hội, cán bộ lập dự án mới chỉ phản ánh đến các chỉ tiêu xã hội, không đề cập đến các chỉ tiêu về kinh tế như giá trị gia tăng thuần NVA, NNVA...

Một phần của tài liệu Hoànthiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứngdụng công nghệ mới (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w