Dịch ngược và dịch xuôi

Một phần của tài liệu phương pháp dạy câu chữ “ba” trong tiếng hán hiện đại (Trang 42 - 43)

7. Bố cục của đề tài

2.1.5. Dịch ngược và dịch xuôi

Khi giảng về phần câu chữ “Ba”, chúng ta cũng có thể vận dụng kiểu bài yêu cầu học sinh dịch xuôi trước. Chúng ta đưa ra một câu tiếng Việt, sau đó yêu cầu học sinh dịch câu đó sang tiếng Trung Quốc. Ví dụ, giáo viên đưa ra câu sau “Tôi đã đọc xong cuốn tiểu thuyết này rồi.”, yêu cầu học sinh dịch câu này sang tiếng Trung Quốc. Khi đó, học sinh có thể có nhiều cách dịch khác nhau. Sau đây là một vài cách dịch của học sinh đúng cho câu trên:

1. 我看完了这本小说。 2. 这本小说我看完了。 3. 我把这本小说看完了。

Tuy nhiên, cũng có thể có các cách dịch không chính xác của học sinh về câu trên. Trong các cách dịch của học sinh, chúng ta cũng cần nhìn nhận những cách dịch sai của học sinh để sửa sai giúp học sinh, nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của vấn đề. Khi dịch xong, giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy được cách dịch phù hợp, mang màu sắc ngôn ngữ tiếng Trung Quốc. Nó khác so với cách dịch thông thường, vì nó nhấn mạnh đến sự xử lí, ảnh hưởng của động từ tới tân ngữ trước động từ đó. Còn những cách dịch thông thường chỉ mang tính trần thuật lại sự việc.

Ngoài việc giáo viên yêu cầu học sinh dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc ra, cũng có thể đưa ra câu tiếng Trung Quốc yêu cầu học sinh

dịch sang tiếng Việt. Ví dụ, giáo viên đưa ra câu tiếng Trung Quốc như sau: “我把你的自行车弄坏了。”, yêu cầu học sinh dịch sang tiếng Việt. Học sinh có thể đưa ra một vài cách dịch khác nhau, nhưng giáo viên cần đưa ra cách dịch chính xác nhất của câu tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt, để học sinh biết khi gặp câu dạng có sử dụng câu chữ “Ba” thì phải dịch như thế nào. Do đó, cách dịch chính xác của câu tiếng Trung Quốc trên sang tiếng Việt là: “Tôi đã làm hỏng chiếc xe đạp của bạn rồi.” Trong những câu dịch sai của học sinh, cũng có thể nảy sinh một vài phần ngữ pháp khác, nhưng có thể để lại những tiết sau giải thích cho học sinh. Làm như vậy, vừa đạt hiệu quả cao, lại vừa không gây nhiễu cho học sinh, học sinh cũng sẽ tập trung nắm lấy kiến thức trọng tâm hơn.

Từ đó cho thầy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp dịch ngược và dịch xuổi để đưa học sinh đến một phần ngữ pháp mới, có hiệu quả và nắm được kiến thức một cách vững vàng, nhằm đáp ứng yêu cầu bài học, mục đích của bài, và vận dụng chúng trong quá trình làm bài tập, làm bài kiểm tra và trong giao tiếp hàng ngày.

2.1.6. 其他教学方法

Một phần của tài liệu phương pháp dạy câu chữ “ba” trong tiếng hán hiện đại (Trang 42 - 43)

w