Ý kiến đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của các bên liên quan:

Một phần của tài liệu phương pháp quản lý hiệu quả logistics đô thị hà nội (Trang 61 - 63)

Đây là những y kiến đóng góp hết sức khách quan từ các bên liên quan với mong muốn có thể khắc phuc những khó khăn hiện nay ảnh hưởng tới hoạt động Logistics đô thị và đem lại cho họ những lợi ích mà họ mong muốn đó là: tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, giảm tác động tới môi trường.

a. Bên dân cư, người tiêu dùng:

+ Hạn chế xe tải lớn và chở hàng cồng kềnh.

+ Cấm xe chạy ở các khu dân cư và giảm thời gian chạy xe tải.

Nguyễn Thị Thùy Linh – K47

Chương 2: Thực trạng Logistics đô thi của thủ đô Hà Nội

+ Cấm các xe tải quá cũ chạy trong đô thị.

+ Tăng cung hàng hóa cả về số lượng và chất lượng.

+ Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cần thiết phải có những tuyến đường dành riêng cho xe tải vận chuyển hàng hóa trong đô thị.

+ Kết hợp vận tải giữa xe tải và xe máy trong hoạt động phân phối tới tận nhà cho người dân để thích nghi với những con ngõ, hẻm nhỏ hẹp.

+ Xử ly nghiêm ngặt cho những hành vi vi phạm môi trường của hoạt động xe tải.

+ Nâng cao công nghệ phương tiện. b. Bên doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:

+ Dành riêng làn xe tải cho vận tải hàng hóa liên tỉnh.

+ Các công ty vận tải cần có kho bãi riêng.

+ Quy định mức phí vận tải chung

+ Đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cảng và nhà ga, bến bãi nhằm giảm chi phí vận tải

+ Đảm bảo điều kiện an toàn giao thông cho hàng hóa và sự an toàn cho người tham gia giao thông.

+ Kiểm soát số lượng xe máy và phương tiện cơ giới

+ Phát triển các loại hình dịch vu vận tải công cộng như xe buyt, xe điện và UMRT.

+ Giảm thời gian cấm xe tải, kiểm soát tình trạng sử dung vỉa hè trái phép và lắp đặt thêm đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao.

+ Xây dựng các trạm duy tu bảo dưỡng công cộng.

+ Cấp phép ra vào các khu vực cấm.

+ Hoàn thành hệ thống đường vành đai và xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt trên cao trên hành lang Yên Viên – Ngọc Hồi và Cát Linh – Ba La.

+ Xây dựng các công trình bãi đỗ ngầm và cảng container dọc sông Đuống và sông Hồng.

+ Xây dựng thêm cầu vượt sông Hồng.

+ Xây dựng chiến lược quy hoạch đô thị dài hạn, di dời các cơ quan, nàh máy và trường học ra khỏi khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng giao thông.

+ Xây dựng thêm cầu vượt trong thành phố và mở rộng đường.

+ Thiết lập môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

+ Bãi bỏ lệnh cấm xe tải qua cầu Chương Dương. c. Các hãng vận tải:

+ Điều chỉnh thời gian cấm xe tải nhằm giảm thiệt hại cho các đơn vị.

+ Xây dựng hệ thống đường vành đai càng sớm càng tốt nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác loại xe tải lớn.

+ Mở rộng đường sá và phát triển các loại dịch vu vận tải hàng rời, cồng kềnh.

+ Sử dung các phương thức vận tải công suất lớn hơn để giảm chi phí.

+ Xây dựng làn dành riêng cho xe tải.

+ Giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên cầu Chương Dương.

+ Đơn giản hóa thủ tuc hành chính và thủ tuc dịch vu vận tải.

+ Giảm số trạm thu phí cầu đường.

+ Xây dựng bến bãi tại các vị trí thích hợp nhằm giảm thời gian chờ đợi.

Nguyễn Thị Thùy Linh – K47

Chương 2: Thực trạng Logistics đô thi của thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu phương pháp quản lý hiệu quả logistics đô thị hà nội (Trang 61 - 63)

w