khăn:
Từ những phân tích hiện trạng cung, cầu Logistics đô thị của Hà Nội nêu trên ta thấy được hiện nay, trên địa bàn chất lượng hoạt động Logistics đô thị vẫn còn quá yếu, thể hiện ở mức độ cung ứng cơ sở hạ tầng giao thông thấp, cung ứng hệ thống phân phối quá nhỏ lẻ và rời rạc. Nhu cầu của dân cư cũng như của doanh nghiệp lại quá lớn. Nhu cầu cao không đồng nghĩa với khả năng kinh tế cao. Do khả năng kinh tế của người dân cũng như các doanh nghiệp là tương đối thấp nên họ càng cần có một hệ thống Logistics đô thị hoàn thiện hơn nhằm làm giảm các loại chi phí, đem lại lợi nhuận cao và cải thiện chất lượng môi trường thành phố. Sau đây là những y kiến của các bên liên quan tới hoạt động Logistics đô thị của Hà Nội:
(1) Bên dân cư, người tiêu dùng:
Hoạt động vận tải hàng hóa đem đến rất nhiều những tác động xấu tới đời sống dân cư, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng giao thông thành phố kém gây ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua sắm của họ. Sau đây là những y kiến của họ về hệ thống Logistics đô thị hiện nay của Hà Nội:
+ Hoạt động vận tải hàng hóa của các loại xe tải và xe máy cồng kềnh gây nguy hiểm cho cộng đồng.
+ Điều kiện đường sá chật hẹp khó khăn cho việc tiếp cận giao thông
+ Thiếu kiểm soát các địa điểm phân phối nhỏ gây lộn xộn và cản trở giao thông
+ Chưa có chỗ gửi xe thuận tiện ở các địa điểm phân phối dù lớn hay nhỏ để tránh phải đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường để mua hàng, rất nguy hiểm cho bản thân người mua hàng và những người tham gia giao thông khác.
+ Các khí nhà kính phát thải chủ yếu từ các xe tải lớn
Nguyễn Thị Thùy Linh – K47
Chương 2: Thực trạng Logistics đô thi của thủ đô Hà Nội
+ Thếu các biện pháp để kiểm soát hoạt động vận tải hàng rời, vật liệu xây dựng nhằm tránh rơi vãi trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị nhất là trên các tuyến đường vành đai, truc chính.
+ Giá nhiên liệu quá cao
+ Thiếu những công nghệ phương tiện tiên tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu và phát thải ít chất độc hại ra ngoài môi trường.
(2) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh:
- Vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu:
+ Thời gian hạn chế được phép qua cầu, đường nhỏ hẹp và lệnh cấm xe tải.
+ Chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển dài, đặc biệt là do lệnh cấm xe tải (sử dung hạn chế các phương tiện lớn và phải sử dung các loại xe nhỏ).
- Điều kiện đường sá:
42% đơn vị sản xuất phàn nàn về điều kiện đường xá xấu trên các tuyến Khuất Duy Tiến, Lạc Long Quân, Minh Khai, Đại La, Đê La Thành, Ngã Tư Sở, Thái Hà, Chùa Bộc, Trần Khánh Dư, Kim Ngưu, QL3 và QL32. 33% số đơn vị cho biết hàng hóa và nguyên vật liệu của họ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển do điều kiện đường xá xấu, thời gian vận chuyển dài và do bốc xếp hàng hóa.
- Chi phí và thời gian vận chuyển:
Hầu hết các đơn vị sản xuất cho biết chi phí vận chuyển quá cao do chi phí nhiên liệu tăng, thời gian vận chuyển dài, ùn tắc giao thông, do các cổng kiểm soát/thu phí giao thông. - Lệnh cấm xe tải:
Như đã đề cập ở phần trước, lệnh cấm xe tải được coi là vấn đề chính của hầu hết các công ty vận tải và đơn vị sản xuất. Để tránh lệnh cấm xe tải, một số đơn vị sản xuất phải sử dung xe tải nhỏ đểm giao hàng trong nội thành. Tuy nhiên, khoảng 82% đơn vị cho rằng lệnh cấm xe tải là cản trở lớn nhất đối với công việc sản xuất kinh doanh của họ. Nguyên nhân là do:
+ Cơ sở không thể giao hàng hóa cho khách hàng đúng thời hạn. Khó có thể bố trí thời gian giao hàng hợp ly. Nếu sử dung xe tải nhỏ hơn, họ phải trả chi phí cao hơn.
+ Chậm trễ trong việc bốc xếp hàng hóa dẫn đến tình trạng lưu kho, ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn đơn vị.
+ 58% số đơn vị sản xuất được phỏng vấn cho biết họ phải chuyển tải hàng hóa từ xe tải lớn sang xe tải nhỏ do lệnh cấm xe tải. Một đơn vị thậm chí còn sử dung xe máy để vận chuyển hàng hóa thay vì sử dung xe tải.
- Hàng container:
Nguyên nhân khiến cho các đơn vị trên địa bàn thành phố ít sử dung container:
+ Không thuận tiện trong nội thành, chi phí lớn và họ chỉ có lượng hàng hóa nhỏ
+ Nếu không đủ container, họ phải chờ gom hàng từ các đơn vị khác để gửi đi.
(3) Các hãng vận tải:
- Vấn đề về duy tu bảo dưỡng đội xe:
Nguyễn Thị Thùy Linh – K47
Chương 2: Thực trạng Logistics đô thi của thủ đô Hà Nội
+ Các công ty không có xưởng duy tu bảo dưỡng phương tiện phải sử dung dịch vu của các công ty khác với chi phí lớn do thiếu các trạm bảo dưỡng dọc các tuyến đường liên tỉnh.
+ Khó khăn trong việc mua sắm phu tùng thay thế, thời gian duy tu bảo dưỡng dài, thiếu trang thiết bị và thiếu thợ bảo dưỡng lành nghề.
+ Do có quá nhiều loại phương tiện nên công nhân không thể bảo dưỡng tất cả các loại phương tiện này.
+ Chưa có hệ thống cứu hộ phương tiện, đặc biệt là trên các tuyến đường liên tỉnh. - Hoạt động của xe tải trong nội thành Hà Nội:
+ Thời gian vận tải dài do điều kiện đường sá còn xấu và do thực hiện lệnh cấm xe tải, dẫn đến chi phí vận tải cao.
+ Thời gian cấm xe tải chưa hợp ly, dẫn đến nhiều bất cập về thời gian vận tải.
+ Lệnh cấm xe tải khiến các đơn vị vận tải phải chuyển hàng hóa từ xe tải lớn sang xe tải nhỏ hơn, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển, gây khó khăn trong việc tìm kiếm bến bãi trống để chuyển tải.
- Điều kiện đường xá:
+ Điều kiện đường sá của khu vực nông thôn chưa tốt còn đường ở khu vực đô thị thì nhỏ, hẹp.
+ Các đơn vị gửi hàng thường không mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
+ Công suất vận chuyển hạn chế ở khu vực phía đông bắc và khó khăn khi vận tải qua sông Hồng.
+ Các tuyến quốc lộ có chất lượng tốt nhưng lại bị hạn chế tốc độ - Vấn đề về hàng và bãi container:
+ Phí sử dung đất làm bãi container quá cao.
+ Do một container có nhiều người gửi hàng lẻ gửi cùng lên khó tìm được vị trí phù hợp để bốc xếp hàng hóa.
+ Thời gian xử ly hàng lâu và thủ tuc hải quan phức tạp.
Từ những y kiến nhận định trên, ta thấy hoạt động của hệ thống Logistics đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội còn quá là yếu kém. Cần thiết phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả nhằm mang lại những muc tiêu cơ bản sau: - Tối thiểu hóa chi phí
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Giảm tác động xấu tới môi trường đô thị