Hiệu quả sản xuất của trại sản xuất giống ở An Giang và

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cấp giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở cần thơ, an giang, đồng tháp (Trang 40)

Tháp

Qua khảo sát thì tình hình của các trại SXG hiện nay không còn đứng

vững nữa hầu như các trại đều rơi vào tình trạng khó khăn: đơn đặt hàng ngày càng ít, một năm họ chỉ sản xuất trung bình khoảng 26 đợt, có hộ một năm chỉ

sản xuất khoảng 3 đợt; bên cạnh đó giá cá bột ngày càng rẻ… Trong khi phải

tốn tiền mua thức ăn để cung cấp cho cá bố mẹ hằng ngày, tiền lãi vay hằng

ngày (nếu có vay mượn ngân hàng)… nhưng số đơn nhận đặt hàng thì lại rất ít

chính vì những nguyên nhân trên đã làm cho một số trại sản xuất giống hoạt động không hiệu quả. Qua 15 trại khảo sát ở An Giang và Đồng Tháp thì chỉ

có 10 trại hoạt động có hiệu quả còn 5 trại còn lại thì rơi vào tình trạng thua lỗ, qua đó chúng ta thấy rằng số trại hoạt động bị thua lỗ chiếm 1/3 tổng số trại điều tra. Điều này cũng đã nói lên phần nào về tình hình khó khăn hiện nay

của các trại SXG ở An Giang và Đồng Tháp.

Để có được một con cá bột thì cá trại SXG cũng phải tốn rất nhiều chi

phí: chi phí sử dụng cá bố mẹ, chi phí vận chuyển thức ăn, chi phí thuốc – hóa chất và một số chi phí khác. Hiện nay, do lượng tiêu thụ cá bột giảm nên

lượng đơn đặt hàng ít và số lượng đặt cho mỗi đợt sản xuất cũng giảm nên tổng chi phí sản xuất một đợt của các cơ sở trung bình khoảng 5,9 tr.đồng (trong đó chi phí cho sử dụng cá bố mẹ chiếm 1,77 tr.đồng và thuốc hormon chiếm 1,41 triệu đồng và nhiên liệu, bao bì oxy 1,09 tr.đồng có thể nói là những chi phí cơ bản nhất trong chi phí sản xuất giống) (Phụ lục 16). Với chi

phí sản xuất như vậy thì sản lượng thu hoạch khoảng 11,19 triệu bột, tỷ lệ nở

Bảng 4.12: Chi phí sản xuất cho 1 triệu cá bột ĐVT: 1000 đồng. Nguồn TB ĐLC NN LN Tổng chi phí sản xuất 652,65 357,59 266 1404 -Chi phí sử dụng cá bố mẹ 204,48 151,53 30,00 600,00 -Chi phí thuốc, kích dục tố 163,17 124,96 30,00 476,19 -Chi phí sên vét 27,41 20,59 5,00 75,00 -Chi phí vận chuyển cá bố mẹ 26,67 40,12 0,00 100,00 -Chi phí nhiên liệu và oxy 122,79 101,74 20,00 380,00 -Chi phí khác 122,80 107,84 0,00 336,70 + chi phí nhân công 56,00 56,50 0,00 167,00 + chi phí lãi vay 39,12 79,65 0,00 233,00 + chi phí các loại (kiễm dịch…) 11,67 38,50 0,00 150,00 + chi phí lặt vặt khác 1,33 5,16 0,00 20,00 Ghi chú: chi phí khác bao gồm chi phí nhân công, tiền lãi vay, chi phí các loại (kiểm dịch…), chi phí lặt vặt khác

Để đảm bảo chất lượng cá bột và uy tín của cơ sở sau khi chăm sóc

tuyển chọn ra những con cá bố mẹ có chất lượng tốt để cho đẻ. Với thời gian

sản xuất dao dộng từ khoảng 5-10 ngày thì để có được 1kg trứng (1 triệu bột)

thì chi phí sản xuất trung bình tốn khoảng 652,65 ngàn đồng. Trong đó chi phí

sử dụng cá bố mẹ chiếm 189,81 ngàn đồng, chi phí thuốc – hóa chất chiếm 163,71 ngàn đồng, chi phí nhiên liệu và oxy chiếm 122,79 ngàn đồng, chi phí

sên vét và vận chuyển cá bố mẹ lần lượt chiếm 27,42 và 26,67 ngàn đồng, còn lại là các chi phí khác chiếm 122,8 ngàn đồng (trong đó chi phí lãi vay trung bình khoảng 39,12 ngàn đồng, chi phí nhân công chiếm 56 ngàn đồng, chi phí

các loại và chi phí lặt vặt khác lần lượt là 11,67 và 1,33 ngàn đồng).

Tùy thuộc vào từng thời điểm sản xuất và cách nuôi vỗ, liều thuốc

quyết định cho cá đẻ… mà các trại sản có thể có được năng suất khác nhau và chi phí sản xuất cũng khác nhau. Với chi phí sản xuất cho 1 triệu bột như trên

thì giá thành sản xuất trung bình cho một con cá bột tốn khoảng 0,65 đồng, nếu có kỹ thuật tốt thì giá thành một con bột chỉ tốn khoảng 0,27 đồng và giá thành sản xuất cao nhất là khoảng 1,4 đồng. Từ bảng 4.10 mà ta tính được

phần trăm cơ cấu tỉ lệ của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất: chi phí

sử dụng cá bố mẹ chiếm 29,07%, chi phí thuốc hormon chiếm 23,17%, chi phí

nhiên liệu và bao bì oxy chiếm 19,82%, chi phí sên vét cải tạo ao chiếm

4,47%, chi phí vận chuyển cá bố mẹ chiếm 5,84%, chi phí khác chiếm 17,63%

(Phụ lục 9). Như vậy có nghĩa là để sản xuất ra một con cá bột có giá là 0,65

đồng thì phải chi cho chi phí sử dụng cá bố mẹ 0,19 đồng, thuốc hóa chất 0,15 đồng và chi cho nguyên liệu, bao bì oxy 0,13 đồng, chi phí sên vét cải tạo ao

chi cho chi phí nhân công, chi phí các loại (kiễm dịch,…) và một số chi phí lặt

vặt khác.

Vậy với cơ cấu chi phí sản xuất như vừa phân tích thì nhân tố chiếm

chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm đó chình là chi phí sử dụng cá bố

mẹ, chi phí hóa chất, chi phí oxy, nhiên liệu là 3 nhân tố chủ yếu quyết định

chi phí sản xuất chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất.

Hình 4.4: Cơ cấu phần trăm chi phí sản xuất cho 1 triệu bột

Qua điều tra thấy được giá bán trung bình của các trại giống là 0,71

đồng và giá bán nhỏ nhất là 0,3 đồng, lớn nhất là 2 đồng. Từ đó ta tính được

thì lợi nhuận trung bình cho một cá bột là 0,06 đồng, dao động từ -0,79 đến 0,6 đồng. Nguyên nhân hoạt động sản xuất của các trại giống bị thua lỗ (5 trại

trong số 15 trại giống điều tra) là do:

 Giá cá bột trên thị trường rẻ hơn so với giá thành sản xuất.

 Phải trả lãi vay ngân hàng hay nhân công lao động khá cao làm cho

chi phí khác tăng lên đến 17,63%, trong khi các hộ sản xuất khác thì có khi chi phí khác bằng 0 hay có khi chỉ chiếm rất ít là do họ tận dụng nhân công trong

gia đình và sử dụng vốn tự có.

 Có thể là do kỹ thuật sản xuất không tốt hay chất lượng cá bố mẹ và

năng suất thu hoạch thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thành tăng cao.

Nhìn chung qua khảo sát thì các trại nhận định rằng chất lượng cá bột

rằng chất lượng cá bột mà họ sản xuất là khá (chiếm 6,67%) còn lại thì cho rằng rất tốt chiếm 93,33%.

Hiện đang đứng trước nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên qua điều tra về dự định về hướng kinh doanh về qui mô sản xuất

sắp tới của 15 trại SXG có 66,67% không đổi (tức có 10 trại) và có 2 trại có dự định giảm qui mô sản xuất chiếm 13,33%, còn lại 20% là các trại dự định tăng

qui mô sản xuất (Phụ lục 17).

4.3.2.2. Hiệu quả tài chính của các cơ sở ương giống cá tra

Để bắt đầu một mua vụ sản xuất đạt mùa bội thu thì phài chuẩn bị rất

kỹ ngay từ khâu ban đầu từ khâu chuẩn bị ao ương đến con giống. Sau sên vét và cải tạo ao thì các cơ sở bắt đầu tuyển chọn những con giống thật tốt bằng

cách chọn mua từ những trại SXG có uy tín để khi thu hoạch đạt năng suất

cao. Có 2 loại sản phẩm cá giống để thu hoạch đó là cá hương và cá phân.

Nếu sản phẩm kinh doanh là cá hương thì thời gian ương dao động từ

20-30 ngày thì thu hoạch (tính luôn thời gian cải tạo ao), nếu sản phẩm là cá phân tùy thuộc vào kích cỡ cá giống mà có thời gian nuôi khác nhau nhưng

nhìn chung thời gian nuôi dao động từ khoảng 45-180 ngày. Với thời gian

nuôi khác nhau và kích cỡ thu hoạch, kỹ thuật nuôi, loại thức ăn… của mỗi người đều khác nhau nên mức chi phí đầu tư sản xuất cũng khác nhau, dẫn đền

giá thành sản xuất cũng khác nhau. Nhằm để hiểu rỏ hơn vấn đề này chúng ta cùng phân tích hiệu quả sản xuất của 7 cơ sở ương cá hương và 29 cơ sở ương

cá giống.

a). Hiệu quả sản xuất của cơ sở ương cá hương

Thời gian sản xuất ngắn nên chi phí đầu tư cho sản xuất cá hương ít hơn nhiều so với cá giống. Qua khảo sát thì quy mô của 7 trại đều là quy mô vừa và nhỏ nên chi phí sản xuất tương đối thấp dao động 3,73 - 21,75 tr.đồng

với sản lượng thu hoạch từ 3 – 12 triệu bột.

Nhìn chung qua khảo sát không có hộ sản xuất cá hương nào bị lỗ. Bởi

vì giá thành sản xuất 1 con trung bình là 13,53 đồng trong khi đó giá bán trung

bình là 25,36 đồng cao hơn so với giá thành 11,83 đồng. Chính vì thế đã đem

lại lợi nhuận cho họ sản xuất một con là 11,83 đồng. Như vậy với sản lượng

thu hoạch trung bình của các cơ sở trung bình là 0,82 tr.con thì mức lợi nhuận

bình quân trên một đợt của các cơ sở ương cá hương trung bình đạt được 9,72 tr.đồng (dao động 3,55 – 15,83 tr.đồng).

Bảng 4.13: Chi phí sản xuất (giá thành) – lợi nhuận cho 1 con cá hương ĐVT: Đồng/con. Nguồn TB ĐLC NN LN 1. Giá thành 13,53 6,25 5,29 20,53 - CP con giống 0,47 0,16 0,31 0,80 - Tổng CPSX chung 13,06 6,29 4,89 20,03 2. Giá bán 25,36 3,99 22,00 33,00 3. Lợi nhuận 11,83 8,32 2,47 22,71

Để có được giá thành là 13,53 đồng/con cá hương thì trong đó chi cho

con giống là 0,47 đồng/con tức là chiếm 4,76% còn lại 95,24% là chi cho tổng

CPSX chung bao gồm chi phí sên vét, cải tạo ao, chi phí thức ăn, chi phí thuốc

– hóa chất, chi phí nhân công, chi phí NVL (điện, nước, xăng, dầu…)… Trong

đó chi phí thức ăn chiếm 42,62 % trong tổng CPSX chung, chi phí thuốc – hóa chất chiếm 8,46%, sên vét cải tạo ao chiếm 16,95%, chi phí nhiên liệu chiếm

4,3% , còn lại 27,67% là chi phí khác (chi phí bao bì oxy, chi phí nhân công, tiền lãi vay, phí các loại và một số chi phí lặt vặt khác) (phụ lục10). Điều này có nghĩa là để chi cho chi phí sản xuất chung tốn khoảng 13,06 đồng/con thì tốn tiền thức ăn cho 1 con cá hương là 5,57 đồng, thuốc hóa chất là 1,1

đồng/con, sên vét cải tạo ao là 2,21 đồng/con, chi phí NVL là 0,56 đồng/con, còn lại là 3,6 đồng cho một số chi phí khác (Phụ lục 11).

Giá thành sản xuất dao động từ khoảng 5,29 - 20,53 đồng/con. Nguyên nhân giá thành của hô tăng lên đến 20,53 đồng/con trong khi giá bán cao nhất là 33 đồng/con và thấp nhất là 22 đồng là do:

 Đầu ra khan hiếm, cá đến thời gian thu hoạch nhưng không bán được do đó phải kéo dài thêm thời gian nuôi.

 Một số hộ phải chi thêm cho tiền lãi vay dẫn đến giá thành tăng.

 Kỹ thuật sản xuất chưa tốt.

 Tùy vào từng thời điểm mà giá cá bột khác nhau. Đó cũng là một

trong những nguyên nhân dẫn đến giá thành cao hay thấp.

Tỷ lệ sống trung bình một đợt khoảng 15,05%, dao động từ khoảng 10- 25% với năng suất thu hoạch trung bình 136,58 con/m2 (Phụ lục 9). Qua khảo

sát thì sản lượng thu hoạch trung bình trên một đợt của 7 hộ cung cấp được 0,82 tr.con cá hương, như vậy doanh thu trung bình là 20,79 tr.đồng, lợi nhuận

Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Diễn giải TB ĐLC

Lợi nhuận/TC 1,44 1,54

TR/TC 2,44 1,54

Lợi nhuận/ doanh thu 0,45 0,29

Với mức chi phí khoảng 13,53 đồng/con thì lợi nhuận mang về khoảng 11,18 đồng/con cho thấy mức lợi nhuận mang về cho hoạt động nay là khá cao. Tỷ suất lợi nhuận bằng 1,44, tức là bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,44

đồng lợi nhuận.

Tỷ số TR/TC trung bình ch u n g củ a các hộ là 2,44, điều này cho thấy cứ mỗi đồng chi phí đầu tư cho sản xuất sẽ mang về 2,44 đồng doanh thu.

Lợi nhuận/ doanh thu bằng 0,45 có nghĩa là 1 đồng doanh thu sẽ

mang về 0,45 đồng lợi nhuận.

b). Hiệu quả sản xuất của các cơ sở ương cá giống

Nhìn chung qua phỏng vấn 29 cơ sở ương cá giống thì trung bình một đợt thả là 4,44 tr.con, mật độ ương dao động từ 42 – 1449 con/m2 và với tỷ lệ

sống dao động từ 10-90% trung bình 29,65%. Mỗi đợt thu hoạch trung bình 29 hộ cung cấp được khoảng 0,75 tr.con với năng suất thu hoạch 100,15 con/m2

(Phụ luc 9), quy mô thiết kế trại nhỏ nhất thì mỗi đợt sản xuất giống cũng

cung cấp được khoảng 100 ngàn con cá giống và trại có công suất lớn nhất thì cung cấp được 4 tr.con.

Qua khảo sát thì cơ cấu chi phí sản xuất giống gồm chi phí con giống

chiếm 4,3% và chi phí sản xuất chung (95,7%): trong đó chi phí thức ăn chiếm

76,49% trong chi phí sản xuất chung; chi phí thuốc chiếm 10,69%; chi phí cải

tạo ao chiếm 5,49%, chi phí NVL chiếm 2,42%; tổng các chi phí nhân công,

Chi phi thức ăn 76.49% Thuốc- hóa chất 10.69% Sê n vé t, cải tạo ao 5.49% Chi phí NVL 2.42% Chi phí khác 4.92%

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí sản xuất chung của các hộ ương cá tra giống

Giá thành sản xuất trung bình của một con cá giống khoảng 318,64 đồng/con trong đó chi phí cho một con giống trung bình 11,64 đồng dao động

từ 0,2 – 50 đồng con. Giá mua giống cá vào có sự chênh lệch khá lớn là do tùy vào từng thời điểm thà giống và loại con giống thả nên giá mua vào có sự

chênh lệch khá cao. Nếu cơ sở ương giống lên từ cá bột thì giá cá dao động từ

0,2 – 2 đồng/con, còn nếu ương từ cá hương lên giống thì giá cá hương mua

vào phải trên 20 đồng/con (Phụ lục 12).

Để chi cho chi phí sản xuất chung trung bình khoảng 307 đồng/con cá

giống thì cơ sở phải chi cho chi phí thức ăn 234,82 đồng, chi phí thuốc tốn 32,8 đồng, sên vét cải tạo ao tốn 16,84 đồng, chi cho NVL (điện, nước, xăng…) chiếm 7,44 đồng trong 307 đồng và cuối cùng là chi phí khác chiếm 15,09 đồng.

Giá bán cá giống trung bình 389,93 đồng/con (145- 787,5 đồng/con), cá

1,2 phân giá bán khoảng 145-300 đồng/con, giá cá 1,5 phân khoảng 300-400,

1,7 phân dao động từ 400-500 đồng/con, cá 2 phân trên 500 đồng/con. Như

vậy thì mức lợi nhuận mang về cho cơ sở khoảng 71,29 đồng/con, thấp nhất là -612,25 đồng/con và cao nhất là 469,64 đồng/con (Phụ lục 12).

Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cũa hoạt động ương cá giống

Diễn giải TB ĐLC

Lợi nhuận/ TC 0,49 0,93

TR/ TC 1,49 0,93

Lợi nhuận/ doanh thu 0,05 0,87

Qua bảng trên ta thấy:

 Tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/ TC) bằng 0,49, tức là bỏ ra 1 đồng chi

phí thì thu được 0,49 đồng lợi nhuận.

 Tỷ số TR/ TC (hiệu quả chi phí) bằn g 1,49, điều này cho thấy cứ

mỗi đồng chi phí đầu tư cho sản xuất sẽ mang về 1,49 đồng doanh thu.

 Lợi nhuận/ doanh thu của cơ sở là 0,05, có nghĩa là 1 đồng doanh thu sẽ mang về 0,05 đồng lợi nhuận.

Qua khảo sát 29 cơ sở ương cá giống thì có 9 cơ sở sản xuất bị lỗ

(chiếm 31,03%) mức lỗ dao động từ 5,5 – 612,25 đồng/con, trung bình 9 cơ sở

lỗ khoảng 112,93 đồng/con. Nguyên nhân cơ sở kinh doanh không hiệu quả là:

 Đầu ra khan hiếm làm kéo dài thời gian nuôi làm tăng chi phí sản

xuất.

 Giá thức ăn tăng cao làm chi phí sản xuất tăng trong khi đó giá bán

cá giống lại giảm.

 Tỷ lệ sống thấp làm cho năng suất thu hoạch giảm.

 Cơ sở chưa có kỹ thuật sản xuất tốt do có một số cơ sở mọc lên một

cách tự phát.

Tóm lại, thì qua khảo sát thì chỉ có các cơ sở ương cá bột lên thành cá

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cấp giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở cần thơ, an giang, đồng tháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)