Đề tài chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất giống cá tra ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về tình hình chung, tình hình nuôi trồng thủy sản và tình hình ương giống cá Tra trên địa bàn nghiên cứu.
Các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện trước đây.
Báo và tạp chí chuyên ngành thủy sản, các website chuyên ngành, Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu LN/DT = Tổng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận= TC
Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất cá tra giống bằng bảng phỏng vấn đã được soạn thảo trước. Với số mẫu dự
kiến. Bảng 3.1: Bảng phân bố số mẫu khảo sát Số mẫu Địa Bàn Trại sản xuất Cơ sở ương Tổng Đồng Tháp 10 14 24 An Giang 5 15 20 Cần Thơ 0 7 7 Tổng 15 36 51
Theo bảng phân bố mẫu trên thì tổng số mẫu khảo sát là 51 mẫu. Trong
đó, cơ sở sản xuất giống là 15 mẫu, cơ sở ương giống 36 mẫu.
3.4.2. Phương pháp phân tích và xứ lý số liệu
Số liệu được tổng hợp sau đó nhập vào máy tính và phân tích thông qua phần mềm SPSS bằng những phương pháp phân tích sau:
Đối với mục tiêu 1 và 2:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các chỉ tiêu về tần số, tần suất,
độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất…dùng để mô tả hiện trạng của sản xuất giống cá tra.
Sử dụng phương pháp thống kê tần suất và thống kê so sánh đưa ra
các tần số, tần suất, tần suất tích lũy, trị trung bình, độ lệch chuẩn, tổng giá trị
của biến phương sai, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất… dùng để so sánh và
đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, năng suất, lợi nhuận, chi phí, thu nhập.
Đối với mục tiêu 3:Phân tích tương quan đa biến dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, được áp dụng nhằm tìm ra các biến độc lập (Xi) tác động có ý nghĩa đồng thời lên năng suất cá giống (Y) và qua đó phân
tích ảnh hưởng đối với lợi nhuận thu được. Mô hình tương quan được viết theo dạng sau:
Y = a + b1X1 + b2X2 + … + bnXn + ε Trong đó:
Y: là năng suất cá tra giống. a: là hằng số.
bi: là hệ số tương quan tương ứng giữa Xi với Y.
ε: là sai số ước lượng.
Đối với mục tiêu 4: Sử dụng ma trận SWOT phân tích thuận lợi (S),
khó khăn (W), cơ hội (O), thách thức (T) của nghề SXKD ởđịa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD giống cá tra. Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT SWOT Liệt kê các điểm mạnh (S) 1. 2. 3. Liệt kê các điểm yếu (W) 1. 2. 3. Liệt kê các cơ hội (O) 1. 2. 3. CHIẾN LƯỢC SO PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC WO TẬN DỤNG, KHẮC PHỤC
Liệt kê các đe doạ
(T) 1. 2. 3. CHIẾN LƯỢC ST DUY TRÌ, KHỐNG CHẾ CHIẾN LƯỢC WT KHẮC PHỤC, NÉ TRÁNH 3.4.3. Danh sách các biến của bảng phỏng vấn
Một số biến tham gia vào bảng phỏng vấn:
Thông tin chung về nông hộ Tuổi, giới tính.
Trình độ văn hóa.
Số năm kinh nghiệm tham gia ngành.
Số thành viên trong gia đình.
Số người tham gia lao động trong gia đình.
Chi phí sinh hoạt của hộ.
Số lao động thuê mướn.
Chi phí cố định, chi phí biến đổi.
Loại hình sở hữu.
Tổng thu nhập từ hoạt động ngành nghề/năm. Thu hoạch: năng suất và sản lượng.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra ở địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Độ tuổi và trình độ tham gia sản xuất kinh doanh giống cá tra
Nhìn chung, qua khảo sát về tuổi chủ cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giống cá tra có độ tuổi dao động từ khoảng 25 đến 64 tuổi, trung bình khoảng 45 tuổi. Trong đó độ tuổi từ 41 – 60 tuổi là nhiều nhất chiếm 58,82%, tiếp đến là từ 20 đến 40 tuổi chiếm 37,25%, còn lại là trên 60 tuổi.
Bảng 4.1: Tuổi của chủ cơ sở SXKD giống cá tra
Trại sản xuất Cơ sở ương Tổng
Diễn giải N % N % N % 20 đến 40 tuổi 5 33,33 14 38,89 19 37,25 41 đến 60 tuổi 9 60,00 21 58,33 30 58,82 trên 60 tuổi 1 6,67 1 2,78 2 3,92 Tổng 15 100 36 100 51 100
Nếu nói riêng về trại sản xuất giống thì độ tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm
33,33%, từ 41 – 60 tuổi chiếm 60% còn lại trên 60 tuổi chiếm 6,67%. Còn về cơ sở ương giống cá tra thì chiếm nhiều nhất vẫn là độ tuổi từ 41- 60 tuổi
chiếm 58,33%, tiếp đến là từ 20 – 40 tuổi chiếm 38,89% và còn lại là trên 60 tuổi.
Trình độ học vấn của trại sản xuất giống cá tra nhiều nhất là cấp 3 có 5
người trong tổng số 15 người chiếm 33,33%, cấp 2 và trung cấp cùng chiếm 20%, còn lại là cấp 1 và cao đẳng/ đại học cùng chiếm 13,33%. Còn về cơ sở ương giống thì trình độ chủ yếu là cấp 2, có 17 người trong số 36 người khảo sát về cơ sở ương, chiếm 47,22%, tiếp theo là cấp 3 chiếm 27,45% (14 người),
8 người là cấp 1 chiếm 15,69% và còn lại là cao đẳng/ đại học chiếm 9,8% (Phụ lục 1).
Nhìn chung trình độ của các cơ sở chủ yếu vẫn là cấp 2, cấp 3. Trong
đó cấp 2 chiếm 39,22% và cấp 3 chiếm 27,45%, cấp 1 chếm 15,69%. Trình độ
chuyên trung cấp và cao đẳng/ đại học còn quá ít nên chuyên môn về SXKD giống cá tra vẫn còn phần nào hạn chế về kỹ thuật, trung cấp chiếm 7,84% còn lại là cao đẳng/ đại học chiếm 9,8%.
Cấp 2 39% Cấp 1 16% Cao đẳng/ Đại học 10% Trung cấp 8% Cấp 3 27%
Hình 4.1: Trình độ học vấn của các cơ sở SXKD giống cá tra
Trình độ học vấn của các cơ sở SXKD giống cá tra còn quá thấp nên vấn đề về quản lý và phát hiện bệnh còn gặp nhiều khó khăn, không tiếp cận
được với tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành và tăng năng suất, sử
dụng thuốc thủy sản đúng mục đích… điều này làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như thu nhập và lợi nhuận của người dân.
4.1.2. Kinh nghiệm và chuyên môn về sản xuất kinh doanh giống cá tra của các cơ sở của các cơ sở
Nói chung kinh nghiệm của cơ sở cũng đã đúc kết được khá lâu trung bình khoảng 9 năm. Kinh nghiệm của các cơ sở nhỏ nhất là 2 năm và lớn nhất
là 30 năm. Riêng về trại SXG thì An Giang và Đồng Tháp có thể nói là 2 tỉnh có nghề SXG và ương cá tra được hình thành khá lâu và có thể nói hai tỉnh này là hai tỉnh chủ lực và SXKD giống cá tra của ĐBSCL. Đối với SXG kinh nghiệm dao động từ 2 – 20 năm kinh nghiệm trung bình là khoảng hơn 7 năm
kinh nghiệm. Còn về các cơ sở ương vèo kinh nghiệm nhiều hơn các trại sản xuất khoảng 2 năm trung bình khoảng hơn 9 năm kinh nghiệm. Theo Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền (2008) thì kinh nghiệm với sản xuất cá tra bình quân khoảng 7,6 năm, 10,6 năm là số năm kinh nghiệm trung bình của các cơ sở ương giống cá tra. Kết quả nghiên cứu của bài thì số năm kinh nghiệm nhỏ hơn so với kết quả nghiên cứu so với 2 năm trước đây của Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền (2008).
Bảng 4.3: Kinh nghiệm của các chủ cơ sở SXKD giống cá tra
Kinh nghiệm Trung
bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trại sản xuất 7,27 4,68 3 20 Cơ sở ương 9,92 7,69 2 30 Tổng các cơ sở SXKD giống 9,14 7,00 2 30
Trong đó nhóm kinh nghiệm từ 2-5 năm là chiếm nhiều nhất: SXG có 8 trong tổng số 15 mẫu điều tra chiếm 53,33%, 6 mẫu có kinh nghiệm từ 6-10
năm chiếm 40%. Còn lại là một mẫu có kinh nghiệm trên 16 năm. Còn về cơ
sở ương thì trong tổng số 36 mẫu điều tra có 21 mẫu kinh nghiệm từ 2-5 năm
chiếm 36,11%, tiếp theo là 33,33% là từ 6-10 năm, từ 11-15 chiếm 8,33%, còn lại 22,22% là trên 16 năm kinh nghiệm.
Trình độ chuyên môn mà cá cơ sở có được chủ yếu là do kinh nghiệm và tập huấn mà có: trại SXG thì kinh nghiệm và tập huấn lần lượt chiếm 66,67% và 60% trong tổng số 166,67% của chuyên môn về SXKD giống còn lại trung cấp TS và cao đẳng/ đại học TS lần lượt đồng chiếm 20%. Cơ sở ương chuyên môn mà họ có được chủ yếu là có từ kinh nghiệm chiếm 77,78% trong tổng số 139,22%, tiếp theo là tập huấn chiếm 41,67% còn lại các nhân tố
khác chiếm rất ít ta có thể thấy rỏở bảng 4.4
Bảng 4.4: Chuyên môn của chủ cơ sở về sản xuất kinh doanh giống cá tra
Trại sản xuất Cơ sở ương Tổng
Diễn giải N % N % N % Kinh nghiệm 10 66,67 28 77,78 38 74,51 Tập huấn 9 60,00 15 41,67 24 47,06 Trung cấp thủy sản 3 20,00 3 5,88 Cao đẳng/ đại học TS 3 20,00 2 5,56 5 9,80 Khác 1 2,78 1 1,96 Tổng 15 166,67 36 127,78 51 139,22
Nhìn chung nhóm kinh nghiệm từ 2-5 năm là chiếm nhiều nhất trong
các cơ sở SXKD giống cá tra chiếm 41,18% trong tổng số 51 mẫu. Điều này cho thấy các cơ sở này đa số đều thành lập vào khoảng thời điểm thị trường cá
tra đang rất phát triển thành lập khoảng từ năm 2005 – 2008. Bên cạnh đó các cơ sở chưa có trình độ chuyên môn về thủy sản nhiều chủ yếu đều hình thành một cách tự phát sau đó đúc kết nên kinh nghiệm và chiếm 74,51% trong tổng số 139,22%. Hiện nay thị trường cá tra có nhiều biến động, nên đa số các cơ
trường và một phần là do thiếu chuyên môn về SXKD giống cá tra nên đã ảnh
hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người kinh doanh giống.
4.1.3. Lao động tham gia sản xuất cá bột và ương cá tra giống
Qua khảo sát số lao động trong gia đình tham gia vào SXKD cá tra trung bình khoảng 2,91 người, ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 6 người.
trong đó lao dộng nữ tham gia rất ít chỉ có khoảng từ 1-2 người tham gia vào hoạt động này.
Bảng 4.5: Lao động gia đình tham gia SXKD giống cá tra
ĐVT: người Diễn giải Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1. Số lao động gia đình 2,91 1,09 1 6
2. Lao động gia đình tham
gia SXKD giống cá tra 2,43 1,2 1 6
3. Số lao động nữ 1,23 0,43 1 2
Phần lớn hầu hết các cơ sở đều sử dụng lao động trong gia đình, rất ít thuê mướn lao động nhằm để làm giảm chi phí thuê mướn lao động để giảm
giá thành sản phẩm. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất mà các cơ sở thuê mướn
số lao động thường xuyên khác nhau nhưng trung bình là khoảng 3 người. Số lao động thuê mướn thường xuyên của các trại sản xuất cá bột dao động từ
khoảng 1-5 người, còn cơ sở ương từ 1-4 người.
Bảng 4.6: Lao động thuê mướn thường xuyên của các cơ sở SXKD giống ĐVT: người
Nguồn Trại sản xuất Cơ sở ương
Lao động thuê thường xuyên
- Trung bình 2,78 2,60
- Độ lệch chuẩn 1,39 1,14
- Nhỏ nhất 1 1
- Lớn nhất 5 4
Các cơ sở ương có một số không thuê lao động thường xuyên nguyên nhân là do quy mô diện tích cơ sở nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình là chính. Đôi khi họ thuê mướn là lao động thời vụ. Các cơ sở thường mướn lao động thời vụ vào lúc cải tạo ao hay lúc thu hoạch.
4.1.4. Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất kinh doanh
giống cá tra
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở khác cũng như nâng cao được hiệu quả sản xuất và giảm được giá thành sản xuất của cơ sở thì các
cơ sở này đã thu thập rất nhiều thông tin kinh tế-kỹ thuật từ rất nhiều nguồn khác nhau như tập huấn, học hỏi từ các cơ sở SXKD khác, xem các tài liệu
khuyến nông, khuyến ngư… Kết quả thu thập thông tin từ các cơ sở về thì cho thấy rằng các trại SXG và ương cá tra thì nguồn thông tin kỹ thuật chủ yếu mà họ có được là do kinh nghiệm của họ tự đúc kết được trong quá trình sản xuất
của cơ sở, trong đó trại SXG chiếm 93,33%, cơ sở ương chiếm 94,44%.
Nguồn thông tin thứ hai mà họ cho rằng cũng đóng vai trò khá quan trọng để
nâng cao hiệu quả sản xuất của mình đó là tham gia các lớp tập huấn chiếm
66,67% (nói riêng về trại SXG có 80% và cơ sở ương có 61,11% cho rằng nguồn thông tin mà họ có được là do tập huấn). Nguồn thông tin thứ ba mà họ có được đó là học hỏi từ các cơ sở SXKD khác (trại SXG chiếm 33,33%, cơ
sở ương chiếm 41,67%). Bên cạnh đó thì thông tin từ các tài liệu khuyến nông,
khuyến ngư và từ phòng nông nghiệp/ thủy sản cũng đóng vai trò không kém trong việc nâng cao năng suất sản xuất của mình (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật từ nông hộ
Trại sản xuất Cơ sở ương Tổng
Nguồn N % N % N % Kinh nghiệm 14 93,33 34 94,44 48 94,12 Nông dân khác 5 33,33 15 41,67 20 39,22 Truyền thông 4 26,67 5 13,89 9 17,65 Tập huấn 12 80,00 22 61,11 34 66,67
Tài liệu khuyến nông, khuyến ngư 7 46,67 9 25,00 16 31,37 Phòng nông nghiệp/ thủy sản 8 53,33 5 13,89 13 25,49 Người cung cấp giống 1 6,67 1 2,78 2 3,92
Khác 2 13,33 1 2,78 3 5,88
Tổng 15 353,33 36 255,56 51 284,31
Theo nghiên cứu trước đây của Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền (2008) thì các chủ cơ sở có kiến thức kết hợp từ kinh nghiệm bản thân với các lớp tập
huấn chiếm 56,3% số trại SXG, 31,6% cơ sở ương. Theo nghiên cứu của bài thì nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật của các cơ sở SXKD giống cá tra chủ
4.2. Thông tin chung về quy mô thiết kế và kỹ thuật của trại sản xuất
giống và cơ sở ương cá tra
4.2.1. Quy mô thiết kế và kỹ thuật của trại sản xuất giống cá tra
4.2.1.1. Quy mô thiết kế của trại sản xuất
Bảng 4.8: Quy mô thiết kế của trại sản xuất giống
Nguồn ĐVT Trung bình ĐLC Nhỏ nhất Lớn nhất 1. Tổng diện tích đất cơ sở m2 13913,33 8314,26 3000 30000 - DT dùng cho sản xuất giống
cá tra m2 7393,33 5501,23 2000 20000 - Số ao nuôi vỗ ca bố mẹ Ao 5,47 3,66 1 12 - DT bình quân mỗi ao m2 1180,00 657,05 400 3000 - Độ sâu ao nuôi vỗ m2 2,47 0,54 1,5 3,5 2. Số bình ấp trứng Cái 8,93 2,66 6 15 - Thể tích bình ấp trứng m3 0,04 0,01 0,012 0,06 3. Công suất thiết kế trại Tr.con 29,33 21,03 10 75 Quy mô thiết kế của trại cũng tương đối, công suất thiết kế trung bình khoảng 29.33 tr.con, thấp nhất là 10 tr.con và cao nhất là 75 tr.con. Với tổng
diện tích của cơ sở trung bình là 13913,33 m2, bao gồm nhà trại, ao nuôi vỗ, ao ương… Trong đó diện tích dùng cho sản xuất cá tra là 7393,33 m2 chiếm
khoảng 53,14% tổng diện tích cơ sở, ao có diên tích nuôi vỗ cá bố mẹ nhỏ
nhất là khoảng 400 m2, lớn nhất là khoảng 3000m2, độ lệch chuẩn tương đối
lớn vì do quy mô thiết kế của các trại khác nhau. Kết quả khảo sát của Nguyễn