Quy mô thiết kế của trại sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cấp giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở cần thơ, an giang, đồng tháp (Trang 34)

Bảng 4.8: Quy mô thiết kế của trại sản xuất giống

Nguồn ĐVT Trung bình ĐLC Nhỏ nhất Lớn nhất 1. Tổng diện tích đất cơ sở m2 13913,33 8314,26 3000 30000 - DT dùng cho sản xuất giống

cá tra m2 7393,33 5501,23 2000 20000 - Số ao nuôi vỗ ca bố mẹ Ao 5,47 3,66 1 12 - DT bình quân mỗi ao m2 1180,00 657,05 400 3000 - Độ sâu ao nuôi vỗ m2 2,47 0,54 1,5 3,5 2. Số bình ấp trứng Cái 8,93 2,66 6 15 - Thể tích bình ấp trứng m3 0,04 0,01 0,012 0,06 3. Công suất thiết kế trại Tr.con 29,33 21,03 10 75 Quy mô thiết kế của trại cũng tương đối, công suất thiết kế trung bình khoảng 29.33 tr.con, thấp nhất là 10 tr.con và cao nhất là 75 tr.con. Với tổng

diện tích của cơ sở trung bình là 13913,33 m2, bao gồm nhà trại, ao nuôi vỗ, ao ương… Trong đó diện tích dùng cho sản xuất cá tra là 7393,33 m2 chiếm

khoảng 53,14% tổng diện tích cơ sở, ao có diên tích nuôi vỗ cá bố mẹ nhỏ

nhất là khoảng 400 m2, lớn nhất là khoảng 3000m2, độ lệch chuẩn tương đối

lớn vì do quy mô thiết kế của các trại khác nhau. Kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ dao động từ 500-5000 m2 và kết quả của Lê Lệ Hiền (2008) thì diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ dao dộng

từ 300-4000 m2. Kết quả khảo sát của bài thì từ 400-3000m2 điều này chênh lệch không lớn so với hai nghiên cứu trước đó của Nguyễn Văn Kiểm (2005)

và Lê Lệ Hiền (2008).

Qua khảo sát thì trung bình có khoảng 5 ao nuôi vỗ cá bố mẹ (dao động

từ 1-12 ao), độ sâu trung bình của mỗi ao 2,47 m. Số bình ấp trứng trung bình có khoảng 9 bình, cơ sở có ít nhất là 6 bình wei và nhiều nhất là 15 bình, với

thể tích mỗi bình wei dao động từ 0,012-0,06 m3 (12- 60 lít).

Nhìn chung diện tích ao nuôi vỗ của 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng tương đối giống nhau không có sự chênh lệch quá lớn về diện tích (Phụ

Hình 4.2: Hình ảnh bình ấp trứng của một trại sản xuất giống ở Đồng Tháp

4.2.1.2. Nguồn gốc cá bố mẹ và khối lượng cá bố mẹ trong trại sản xuất

Để có được chất lượng cá bột tốt và năng suất tốt thì có thể nói cá bố

mẹ quyết định những yếu tố này. Do vậy trước khi đưa vào sản xuất thì những

con cá bố mẹ đã được tuyển chọn rất tốt. Chính vì thế nguồn cá bố mẹ được

mua vào cũng rất đa dạng, họ có thể mua từ trại sản xuất khác, cá từ biển hồ

Tole Sap, từ hộ nuôi… Tuy nhiên đa phần ở đây các hộ đều mua từ các hộ nuôi cá tra thương phẩm trung bình khoảng 90% là mua từ đây, tiếp đến tự

nuôi vỗ trung bình 78,33%, đôi khi họ lai mua từ thương lái cá tra… Bảng 4.9: Nguồn gốc cá tra bố mẹ

Nguồn Số mẫu Trung bình

(%)

Độ lệch chuẩn

(%)

Tự nuôi vỗ 6 78,33 34,88

Trại SXG 1 30,00

Hộ nuôi cá tra thương phẩm 8 90,00 18,52

Thương lái cá tra thương phẩm 2 60,00 56,57

Khác 3 53,33 41,63

Chất lượng nguồn cá bố mẹ mà các cơ sở mua về đánh giá rằng rất tốt

chiếm 13%, khá chiếm 20%, trung bình chiếm 7% trong tổng số 15 trại khảo

sát ở An Giang và Đồng Tháp (Phụ lục 3).

Khối lượng mà cá bố mẹ đang cho đẻ lả trung bình khoảng 3,4 kg, nhỏ

nhất là 3kg và lớn nhất là 5kg. Theo khảo sát của Lê Lệ Hiền (2008) thì cá bố

kết quả nghiên cứu của bài thì khối lượng cá tra bố mẹ đang cho đẻ chênh lêch không lớn so với khối lượng cá bố mẹ cho đẻ lền đầu theo nghiên cứu của Lê Lệ Hiền (2008). Điều này cho thấy các trại SXG rất quan tâm tới chất lượng

cá tra bố mẹ, họ đã tuyển chọn và loại bỏ cá không đạt chất lượng mỗi năm

hoặc thay đổi cá bố mẹ khi đến tuổi loại bỏ.

Để đảm bảo được uy tín và chất lượng của cá bột thì trước khi cho sinh

sản các trại luôn tuyển chọn các con cá bố mẹ tốt để cho đẻ. Bên cạnh đó hằng năm họ đều tuyển chọn ra những con cá tốt và loại bỏ những con bố mẹ xấu,

kém chất lượng và bổ sung thêm lượng cá mới cho cơ sở tùy thuộc vào cách sử dụng cá bố mẹ của từng cơ sở.

4.2.1.3. Thời gian và số lượng cá bố mẹ sinh sản

a. Số đợt và số lượng cá bố mẹ cho đẻ

Hiện nay do thị trường cá tra biến động rất phức tạp: đầu ra không ổn định, giá cá giảm… Tình hình chung hiện nay là các trại SXG đếu tạm ngưng

hoạt động sản xuất. Các trại hoạt động còn lại hầu như hiện nay các trại nhận dược đơn đặt hàng rất ít. Hiện nay trung bình số tháng sản xuất trên năm của các trại khoảng 8,13 tháng. Chính vì thế số đợt sản xuất trên năm trung bình khoảng 26,4 đợt (dao động từ 3-50 đợt). Chính vì thế số lượng cá bố mẹ cho đẻ rất ít trung bình khoảng 40 con cá bố mẹ cho một lần đẻ. Thời gian bình quân một lần cho đẻ dao động từ khoảng 5-10 ngày (Phụ lục 4). Kết quả

nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2006) trung bình hằng năm các trại cho đà từ 17-19 đợt, nhiều nhất là 60 đợt/năm. Theo Lê Xuân Sinh (2008) thì số đợt cho đẻ trung bình hằng năm là 29,8 đợt/năm thời gian cho đẻ 7 ngày/đợt. Theo

kết quả nghiên cứu của bài thì số lần cho đẻ tăng hơn so với nghiên cứu trước đây của Dương Thúy Yên (2006), nhưng giảm so với 2 năm trước đó trong

nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2008).

b. Mùa vụ sản xuất

Mùa vụ cho cá đẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất thu hoạch và chất lượng trứng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nghề cá Việt Nam thì mùa thành thục của cá bố mẹ và bắt đầu đẻ từ 2-3 ÂL và kéo dài đến tháng 10 ÂL.

Nhìn chung qua khảo sát thì các trại sản xuất đều cho rằng các tháng sản xuất

tốt nhất đều nằm trong thời gian khuyến cáo. Có 11 trại cho rằng tháng 2 – tháng 5 là tháng sản xuất tốt nhất chiếm 73,33%, còn lại là từ tháng 6 – tháng 10 chiếm 26,67%. Lý do mà họ cho rằng những tháng này sản xuất tốt nhất là do cá chính vụ (chiếm 33,33%) và thời tiết tốt chiếm 26,67% và một số lý do

Cá chính vụ 33% Cá dễ đẻ , nhiều trứng 7% Cá thành thục tốt 13% Tỷ lệ đạt tốt 7% Thời tiế t tốt 27% Giá cao 13% Hình 4.3: Lý do tháng cho cá tra bố mẹ đẻ tốt nhất

4.2.2. Quy mô thiết kế và kỹ thuật của cơ sở ương giống cá tra

Qua khảo sát cho thấy cơ ương giống cá tra có diện tích dùng cho sản

xuất giống cá tra cũng tương đối lớn trung bình khoảng 11.514,44 m2 với số ao ương là 4,08 ao, diện tích bình quân mỗi ao là 2.985,22 m2.

Nhìn chung, công suất thiết kế của trại cũng tương đối lớn. Trung bình sản xuất được khoảng 4 triệu giống một đợt với số ao nuôi vỗ trung bình khoảng 4 ao, hộ nhỏ nhất có khoảng 1 ao nhiều nhất có 12 ao, độ sâu trung

bình khoảng 2 m (Phụ lục 5).

Nhìn chung các hộ cho rằng tháng ương giống tốt nhất là từ tháng 1 đến

tháng 3 chiếm 50,98%, từ tháng 4 – tháng 6 chiếm 15,69% còn lại là từ tháng

10 đến tháng 12, không có họ nào cho rằng từ tháng 6 – tháng 9 là tháng sản

xuất tốt vì những tháng này nằm trong mùa mưa nên họ cho rằng tháng này

ương giống không tốt. Lý do chính mà họ cho rằng các tháng trên sản xuất tốt

là do thời tiết tốt có 22 người trong số 36 người nhận xét như vậy chiếm

61,11%, lý do thứ hai là do cá ít bệnh vào những tháng đó chiếm 22,22%, lý

do thứ 3 là trời nắng chiếm 11,11% và một số lý do khác (Phụ lục 6).

Qua điều tra thì hiện nay số tháng sản xuất trên năm của các cơ sở ương dao động từ 5 đến 12 tháng, trung bình một năm sản xuất khoảng 5,53 đợt

(±3,26). Với thời gian sản xuất trung bình khoảng 75 ngày (đối với các hộ ương lên cá hương thời gian ương ngắn nhất khoảng 20 ngày dài nhất là 30 ngày thì cá lên hương, còn về các hộ ương lên cá phân thời gian ương khoảng

Nguồn gốc cá bột hoặc cá hương được mua về để ương thì đa số cá hộ đều mua từ các trại sản xuất giống trong 36 mẫu đều tra thì có 29 người mua

cá giống đầu vào từ các trại sản xuất trung bình chiếm 98,79%, với mức dao động từ 75 – 100 %/ đợt, mua từ cơ sở ương có chiếm 75% số lượng cá đầu

vào trong tổng số 2 hộ, có 5 hộ mua từ thương lái và 3 hộ mua từ nguồn khác

(trung tâm giống) với tỷ lệ phần trăm mua trung bình một đợt lần lượt là 90% và 45%.

Bảng 4.10: Nguồn gốc cá giống được mua vào

ĐVT: %

Diễn giải N TB ĐLC NN LN

Tự sản xuất 0

Hộ nuôi cá tra thương phẩm 0

Cơ sở ương 2 75,00 35,36 50,00 100,00

Mua từ nguồn khác 3 45,00 48,22 10,00 100,00

Thương lái cá tra 5 90,00 22,36 50,00 100,00

Trại sản xuất giống 29 98,79 4,94 75,00 100,00

4.3. Thông tin chung về thiết kế kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của

các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra

4.3.1. Thông tin thiết kế kinh tế - kỹ thuật của cơ sở sản xuất kinh doanh

giống cá tra

Quy mô thiết kế của các cơ sở khác nhau nên chi phí đầu tư cũng khác.

Tùy thuộc vào cách đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị mà các cơ

cở nên chi phí đầu tư cũng trở nên khác nhau. Chi phí đầu tư cố định của các trại gồm 3 khoảng mục đó là chi phí đào ao, chi phí mua máy móc trang thiết

bị, tiền thuế, thuê đất hằng năm của các trại.

Qua khảo sát nhìn chung quy mô thiết kế của các trại là vừa và nhỏ nên

chi phí đầu tư cố định không lớn. Đối với trại sản xuất giống trung bình đầu tư

khoảng 178,75 triệu đồng, trại SXG nhỏ nhất đầu tư khoảng 44 triệu đồng và lớn nhất khoảng 410 triệu đồng. Kết cấu đầu tư của trại như sau: chi phí đào

ao trung bình chiếm 72,37%, máy móc, trang thiết bị ( bình wei, máy bơm nước, máy oxy…) chiếm 20,51%, còn lại là tiền thuế đất (thuê đất) chiếm

7,11%. Với mức đầu tư hợp lý và đầu tư khá tốt nên số năm dự kiến có thể sử

dụng của việc đầu tưcơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các trại cũng khá lâu. Cụ

thể số năm dự kiến có thể sử dụng được cho ao hồ trung bình khoảng 21,33 năm, số năm sử dụng của máy móc, trang thiết bị trung bình 9,13 năm (Phụ

Đối với các cơ sở ương thì tổng chi phí đầu tư cố định ban đầu trung bình khoảng 76,58 triệu đồng, với mức đầu tư dao động từ 21,7 đến 248 triệu đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình tốn khoảng 54,46 triệu đồng, cho

máy móc trang thiết bị khoảng 13,19 tr.đồng còn lại là tiền thuế (thuê đất).

Trong đó, chi phí xây dựng công trình trung bình chiếm khoảng 75,27%, chi phí máy móc trang thiết bị chiếm 19,48%, tiến thuế (thuê đất) chiếm 5,26%. Chi phí xây dựng công trình dao động từ 0% đến 100%, chi phí đào ao của

một số cơ sở ương có 0% là vì các hộ ương ở đây thuê đất của người khác đã có ao nuôi nên cơ sở này không phải chi thêm cho chi phí đào ao, nhưng ngược lại các cơ sở này lại chi cho tiền thuế đất của các hộ thuê đất để sản

xuất là chi phí đầu tư chính, tối đa chiếm khoảng 84,16%. Số năm mà các cơ

sở này dự kiến có thể sử dụng cho ao ương của mình là khoảng 23,33 năm,

máy móc, trang thiết bị khoảng 7 năm (phụ lục 7 và 8).

Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra đang đứng trước

rất nhiều khó khăn: giá thức ăn tăng liên tục, giá con giống giảm… đều này dẫn đến các hoạt động sản xuất một vài năm gần đây của các cơ sở đều thua lỗ

hay có lời nhưng rất ít. Chính vì thế qua khảo sát thấy được hiện nay để

khuyến khích các cơ sở tiếp tục sản xuất hay để giảm bớt một phần chi phí nào

cho các cơ sở nên chính sách của nhà nước đã miễn thuế đất phần nào cho

người dân và qua khảo sát thì hầu hết các cơ sở SXKD giống đều được miễn

thuế đất hoàn toàn.

Bảng 4.11: Mức khấu hao hằng năm của chi phí cố định

ĐVT: Triệu đồng/năm

Diễn giải TB ĐLC

1. Trại SXG

- Xây dựng công trình 6,73 4,72

- Máy móc trang thiết bị 5,2 4,19

- Tiền thuế (thuê đất) 16,88 51,32

- Tổng 28,81 51,1

2. Cơ sở ương

- Xây dựng công trình 2,15 1,63

- Máy móc trang thiết bị 2,05 2,17

- Tiền thuế (thuê đất) 8,93 36,15

- Tổng 13,13 36,65

Như vậy với mức đầu tư cố định có chi phí không lớn nhưng thời gian

sử dụng tương đối lâu nên mức khấu hao chi phí cố định hằng năm tương đối không cao. Đối với trại SXG với mức khấu hao trung bình lần lượt: chi phí

5,2 triệu đồng/năm, tiền thuế đất trung bình hằng năm khoảng 16,88 triệu. Vậy

tổng chi phí khấu hao hằng năm của trại trung bình khoảng 28,81 tr.đồng/năm.

Còn đối với các cơ sở ương giống thì mức khấu hao hằng năm lần lượt

cho chi phí xây dựng công trình và máy móc thiết bị lần lượt là 2,15 và 2,05

tr.đồng/năm, chi phí tiền thuế (thuê đất) đất hằng năm là 8,93 tr.đồng/năm.

Vậy tổng chi phí khấu hao hằng năm của cơ sở ương giống là 13,13

tr.đồng/năm.

4.3.2. Hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra

4.3.2.1. Hiệu quả sản xuất của trại sản xuất giống ở An Giang và Đồng

Tháp

Qua khảo sát thì tình hình của các trại SXG hiện nay không còn đứng

vững nữa hầu như các trại đều rơi vào tình trạng khó khăn: đơn đặt hàng ngày càng ít, một năm họ chỉ sản xuất trung bình khoảng 26 đợt, có hộ một năm chỉ

sản xuất khoảng 3 đợt; bên cạnh đó giá cá bột ngày càng rẻ… Trong khi phải

tốn tiền mua thức ăn để cung cấp cho cá bố mẹ hằng ngày, tiền lãi vay hằng

ngày (nếu có vay mượn ngân hàng)… nhưng số đơn nhận đặt hàng thì lại rất ít

chính vì những nguyên nhân trên đã làm cho một số trại sản xuất giống hoạt động không hiệu quả. Qua 15 trại khảo sát ở An Giang và Đồng Tháp thì chỉ

có 10 trại hoạt động có hiệu quả còn 5 trại còn lại thì rơi vào tình trạng thua lỗ, qua đó chúng ta thấy rằng số trại hoạt động bị thua lỗ chiếm 1/3 tổng số trại điều tra. Điều này cũng đã nói lên phần nào về tình hình khó khăn hiện nay

của các trại SXG ở An Giang và Đồng Tháp.

Để có được một con cá bột thì cá trại SXG cũng phải tốn rất nhiều chi

phí: chi phí sử dụng cá bố mẹ, chi phí vận chuyển thức ăn, chi phí thuốc – hóa chất và một số chi phí khác. Hiện nay, do lượng tiêu thụ cá bột giảm nên

lượng đơn đặt hàng ít và số lượng đặt cho mỗi đợt sản xuất cũng giảm nên tổng chi phí sản xuất một đợt của các cơ sở trung bình khoảng 5,9 tr.đồng (trong đó chi phí cho sử dụng cá bố mẹ chiếm 1,77 tr.đồng và thuốc hormon chiếm 1,41 triệu đồng và nhiên liệu, bao bì oxy 1,09 tr.đồng có thể nói là những chi phí cơ bản nhất trong chi phí sản xuất giống) (Phụ lục 16). Với chi

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cấp giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở cần thơ, an giang, đồng tháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)