Điều chỉnh tỷ lệ khấu hao hợp lý hơn:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty vật tư vận tải xi măng (Trang 79 - 81)

IV- Kết quả thanh lý TSCĐ:

Điều chỉnh tỷ lệ khấu hao hợp lý hơn:

Thứ nhất, mức khấu hao một số TSCĐ hữu hình của công ty hiện nay

chưa hợp lý.

Ví dụ, Văn phòng công ty mua 02 chiếc điều hoà, một chiếc bắt đầu sử

dụng năm 1998 - khấu hao 12 năm, một chiếc bắt đầu sử dụng năm 2000 -

khấu hao 5 năm. Hai chiếc điều hoà này cùng một hãng sản xuất, cùng mục

đích hoạt động và địa điểm sử dụng, năng lực hoạt động tương đương nhau, 79

song thời gian được sử dụng để khấu hao lại chênh lệch quá lớn (2,4 lần). Điều này tạo bất lợi cho công ty trong việc tránh hao mòn vô hình, cản trở

khả năng thu hồi vốn nhanh và mục đích tái đầu tư vào TSCĐ của đơn vị. Ngoài ra, số lớn TSCĐ tại chỉ nhánh Phả Lại chỉ làm việc khoảng 20%

công suất, giá trị còn lại tương đối lớn nhưng khấu hao ở mức thấp. Do đó, công ty khó tiến hành cải thiện được tình trạng kỹ thuật đã quá lạc hậu này.

Chính vì vậy, một hiện tượng phổ biến hiện nay ở nhiều doanh nghiệp

là: nhiều TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng và nhiều TSCĐ khấu hao hết vẫn còn sử dụng được. Muốn thanh lý nhanh, người ta tráo đổi mức khấu hao năm của một số TSCĐ cho nhau để giá trị ghỉ số của TSCĐ hỏng bằng

không.

Số TSCĐ: ghi đúng Số TSCĐ: không ghi trung thực

TSCĐ (...| NG| GTCL | MKH TSCĐ |... NG| GTCL | MKH 01/01/N | nămN 01/01/N | nămN A 100 | 20 10 A 100 | 20 20 C 200 | 110 20 C 200 | 110 10 Cộng 300 Cộng 300

Mặt khác, khi kiểm tra, các cơ quan chức năng không kiểm soát được

hết mà chỉ kiểm tra tổng mức khấu hao năm của TSCĐ trên số chỉ tiết. Thứ hai: Trong điều kiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp được phép xác định thời gian sử dụng cho TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu theo quy định của TSCĐ đó. Thực tế, thời gian trong khế ước vay thường nhỏ hơn nhiều so với thời gian được sử dụng để trích khấu hao, ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ.

Chẳng hạn, doanh nghiệp vay tiền một tổ chức tín dụng trong 5 năm để đầu tư một TSCĐ. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản đó là 20 năm. Tính ra, thời gian tối thiểu được sử dụng để trích khấu hao là:

20 x (100% - 30%) = 14 năm

tương đương với tỷ lệ khấu hao 7,14%. Trong khi theo quyết định cũ (quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC), TSCĐ này được trích khấu hao trong 5 năm (tương đương tỷ lệ khấu hao là: 20%). Sự chênh lệch đáng kế đó về tỷ lệ khấu hao gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn trả vốn vay.

Có thể thấy, quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 và nay là QĐ 206/2003/QĐ-BTC vừa tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong việc thu hồi QĐ 206/2003/QĐ-BTC vừa tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong việc thu hồi

vốn vừa hạn chế doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay. Vì vậy, các ngân hàng và Bộ Tài chính nên có những chính sách nới lỏng thời hạn vay, lãi suất tiền vay cũng như thời gian khấu hao cho TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay. Phía công ty cần cân đối tỷ lệ

khấu hao cho các TSCĐ cùng loại, lựa chọn tỷ lệ khấu hao hợp lý vì mục

tiêu tái đầu tư TSCĐ, tăng năng suất lao động, tăng khả năng sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

* Xác định đúng đối tượng trích khẩu hao:

Thực tế hiện nay tại công ty, toàn bộ TSCĐ hữu hình tại công ty (trừ những TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, hoạt động công cộng, những

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty vật tư vận tải xi măng (Trang 79 - 81)