Những biểu hiện của thiên nhiên trong thơ.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán nguyễn bỉnh khiêm (Trang 42 - 44)

Chơng 3: Hình tợng tác giả qua việc viết về thiên nhiên.

3.1. Những biểu hiện của thiên nhiên trong thơ.

Trong bài tựa "Bạch Vân an thi tập". Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: "Mỗi khi đợc th thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thuỷ hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ". Với một đề tài phong phú và đa dạng, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giành một vị trí lớn

Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có đến già một nửa là những bài vịnh sự vật".

Trớc kia các tác giả nh Nguyễn Trãi trong "Quốc Âm thi tập" hoặc hội Tao Đàn trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" hồi cuối thế kỷ XV đều có nhiều bài vịnh sự vật và chia thành các môn loại: Thiên văn môn, địa lý môn, cầm thú môn, phẩm vật môn.

Theo thống kê của giáo s Đinh Gia Khánh, "Bạch Vân am thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những chùm thơ vịnh vật sau:

- Chùm thơ về bầu trời: Nhật, Nguyệt, Tinh, Phong, Vũ, Hà, Sơng, Lộ...

- Về thời tiết, khí hậu: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Thu dạ, Thanh minh, Hàn thực, Trung thu...

- Về mặt đất: Sơn, Thuỷ, Hải, Hà, Điền...

- Về nơi ở của ngời: Thôn, Tỉnh, Thị, Lầu, Đình...

- Về cầm thú: Phợng, Hạc, Nhạn, Yến, Oanh, Cò, Gà, Vịt, Trâu, Bò, Ngựa, Ong, Kiến, Ve...

- Về cây cối hoa quả: Mai ,Lan, Cúc, Trúc, Liễu, Đào, Tùng, Mận, Cam, Vải, Khế, Chuối, Xoan, Mía, Ngô...

- Về các loại sự vật và đồ dùng: Nhà, Cửa, Chuông, Mõ, giờng chiếu, Cân, Dao, Bút, Mực...

Qua những biểu hiện trên, chúng ta thấy nhà thơ thờng vợt ra ngoài phong cách cao quý của văn chơng bác học để miêu tả thiên nhiên một cách phong phú và đa dạng. Tả cây thì bên cạnh những: Mai, Lan, Cúc, Trúc, Tùng, Liễu... Thì còn có Cam, Chanh, Mía, dừa... Tả vật thì ít viết về Long, Ly, Quy, Phợng, Hạc... Mà chú ý nhiều đến Trâu, Bò, Chó, Gà... Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cung cấp cho ngời đọc một hệ thống khái niệm về cảnh vật hết sức đa dạng. điều này Ông đã tiến hơn một bớc so với Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Bởi theo Nguyễn Huệ Chi thì: "Trong

thơ chữ Hán của mình, Nguyễn Trãi mới chỉ đa vào hình ảnh một cây xoan" [9,423] .

Nh vậy, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đợc biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng, vợt ra khỏi khuôn khổ ớc lệ tợng trng trong thơ chữ Hán mà mang tính chất gần gủi thân thuộc của cuộc sống nơi thôn dã.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán nguyễn bỉnh khiêm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w