Kỹ thuật soạn thảo

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 30 - 34)

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về tham vấn cần được thể hiện về

mặt kỹ thuật theo đúng mẫu của văn bản quy phạm pháp luật.

2.1. Những nguyên tắc chung

Việc trình bày, thể hiện nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật cần đáp ứng các yêu cầu có tính nguyên tắc sau đây:

1) Yêu cầu về tính chính xác của việc diễn đạt, thể hiện và sử dụng ngôn ngữ trong văn bản luật, pháp luật.

2) Yêu cầu về tính rõ ràng (minh bạch) và dễ hiểu (dễ tiếp thu) của ngôn ngữ dùng trong văn bản quy phạm pháp luật.

3) Yêu cầu điều chỉnh đầy đủđối với các đối tượng, lĩnh vực quan hệ xã hội tương ứng

để tránh lổ hổng pháp luật.

4) Yêu cầu cụ thể, khắc phục tối đa tính tuyên ngôn của quy phạm pháp luật.

5) Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ mang tính ổn định cao và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

30

6) Yêu cầu về tính kinh tế tối đa, dung lượng tối ưu của các quy phạm.

7) Yêu cầu về sự nhất thể hoá, sự đồng nhất về hình thức và cơ cấu của văn bản quy phạm pháp luật.

2.2. Cấu trúc của văn bản

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, “văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề...”. Với phạm vi điều chỉnh của mình, Nghị quyết về tham vấn nên được bố cục thành các điều với tên gọi cụ thể (Xem tham khảo mẫu Nghị quyết về

tham vấn ở phần Phụ lục).

Cấu trúc của văn bản cần đảm bảo tính lô-gích, chuyển tải được nội dung của văn bản (đã trình bày ở Mục 1 trong Phần Ba này) một cách hiệu quả nhất.

Mỗi một cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật đều đòi hỏi có chứa những mối quan hệ nhất định. Chẳng hạn, các đơn vị cấu trúc trong văn bản có thểđược kết nối với nhau theo logic của vấn đề, theo trình tự thời gian, theo trình tự về tầm quan trọng của vấn đề, theo trình tự về mặt quy trình thủ tục v.v...

Một cấu trúc tuân thủ sự liên kết về mặt lô-gích sẽ giúp người đọc hình dung một cách nhanh nhất về nội dung của dự án, dự thảo và đặc biệt là có thể tìm được những nội dung cần thiết mà mình quan tâm ở các phần, chương, mục tương ứng.

Cần chú ý đảm bảo mức độ tương ứng giữa nội dung của đơn vị cấu trúc và tiêu đề của cấu trúc đó. Nếu nội dung của đơn vị cấu trúc không phù hợp với tiêu đề, hoặc nếu có một hoặc một vài điều khoản có nội dung khác với tiêu đề của đơn vị cấu trúc thì rõ ràng dự thảo

đã không được soạn thảo tốt.

2.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ

thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì có phần giải thích khái niệm trong văn bản. Các yêu cầu cụ thể của việc sử dụng từ

ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1) Sử dụng câu ngắn gọn. Một câu văn quá dài có thể làm cho nội dung trở nên khó hiểu. Chỉ trong những trường hợp phải thể hiện một ý phức tạp mới đòi hỏi phải sử dụng một câu văn dài.

31

2) Sử dụng từ rõ ràng. Không sử dụng những từ tối nghĩa. Một từ tối nghĩa làm cho câu văn của quy phạm trở nên khó hiểu hoặc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Không sử dụng những từ mơ hồ hoặc đa nghĩa. Việc sử dụng những từ mơ hồ, đa nghĩa như "người có trách nhiệm" (mà không được định vị), “hợp lý”, “thoả đáng”, “đúng

đắn” có thể gây ra những cách hiểu khác nhau và có thể gây ra trường hợp trao cho một chủ

thể một quyền hạn khó xác định hoặc không giới hạn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong một số trường hợp không thể quy định một cách chi tiết hơn thì việc sử dụng những từ ngữ như “hợp lý”, “thoảđáng”, “đúng đắn”... là cần thiết.

4) Sử dụng từ vừa đủ; không sử dụng những từ thừa, những từ có nghĩa tương đương nhau trong một câu như “không còn hiệu lực và vô hiệu”, “tham vấn nhân dân và hỏi ý kiến nhân dân”.... Trong trường hợp này, việc bỏđi các từ thừa sẽ làm cho quy phạm trở nên gọn gàng và dễ hiểu hơn.

5) Sử dụng từ nhất quán.Để đảm bảo tính nhất quán và dễ hiểu của văn bản, nguyên tắc “một từ cho một khái niệm” phải tuyệt đối được tuân thủ. Điều này có nghĩa là trong văn bản, mỗi khái niệm riêng biệt phải được sử dụng một từ riêng biệt và mỗi từ không được dùng

để chỉ nhiều khái niệm.

Ví dụ: Có thể sử dụng cụm từ “tham vấn nhân dân” hoặc “tham vấn công chúng”, nhưng cần lưu ý, nếu đã chọn dùng cụm từ nào thì phải sử dụng cụm từđó từđầu đến cuối.

6) Sử dụng từ đúng phong cách chức năng.

 Văn bản quy phạm pháp luật chỉ dùng những từ thuộc văn viết.

 Không sử dụng những từ cũđã được thay bằng từ mới, đã được chấp thuận.  Tránh dùng từ địa phương; chỉ dùng những từ địa phương khi chỉ những sự

vật, hiện tượng có tính chất địa phương hoặc những từ có nguồn gốc địa phương nhưng đã trở thành từ phổ thông.

 Tuyệt đối không được sử dụng tiếng lóng, từ thông tục nhằm đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc của thể loại văn bản này.

 Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật càng ít dùng thuật ngữ chuyên ngành hẹp càng tốt. Để dễ hiểu và hiểu một cách thống nhất, khi cần thiết phải có định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong văn bản.

 Nhìn chung, không được viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật, vì ngôn ngữ pháp luật phải đọc được, rõ nghĩa.

32

7) Dùng từ đúng ngữ pháp, chính tả tiếng Việt

 Câu phải có đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.  Phải sử dụng chính xác các dấu câu.

 Cần tránh các lỗi về thanh điệu, về vần, về phụ âm đầu, trong phân bổ vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm, về viết hoa.

8) Câu văn trong văn bản quy phạm pháp luật còn phải đáp ứng một số yêu cầu riêng của phong cách văn bản hành chính.

 Không sử dụng 3 kiểu câu: câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu biểu cảm.

 Không sử dụng dấu chấm hỏi, chấm lửng, dấu chấm than trong các văn bản quy phạm pháp luật.

 Câu trong văn bản phải có sự liên kết về nội dung đối với các phần còn lại của văn bản.

 Nên sử dụng các chữ số và để tránh nhầm lẫn thì ghi con số trong ngoặc đơn.  Ghi các số chỉ thời điểm ngày, tháng, năm theo cách: ghi bằng chữ số tất cả các

đơn vị ngày, tháng, năm; trong trường hợp đơn vị này chỉ có một chữ số thì khi trình bày không ghi thêm số 0 vào hàng chục.

 Khi trình bày và thể hiện các đơn vị về thời hạn nên theo quy định của Bộ luật dân sự.

3.3. Kỹ thuật trình bày các quy phạm pháp luật

Cách thức thể hiện nội dung quy phạm cần thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng mệnh lệnh về hành vi mà quy phạm muốn điều chỉnh. Nói cách khác là quy phạm phải chỉ rõ các nội dung ai, cần phải làm gì, trong hoàn cảnh nào. Để thực hiện điều này, Hội đồng nhân dân có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây:

1) Sử dụng động từ thì hiện tại. Các quy phạm pháp luật phần lớn chỉ áp dụng đối với các hành vi xảy ra sau khi quy phạm pháp luật được ban hành, trừ rất ít những quy phạm pháp luật có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, quy phạm pháp luật được thể hiện chủ yếu bằng thì hiện tại và rất ít khi sử dụng các thì quá khứ và tương lai.

2) Sắp xếp các quy phạm pháp luật theo nguyên tắc sau

 Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể trong cùng một vấn đề.

33

 Quy định về trường hợp phổ biến được trình bày trước quy định về trường hợp có tính chất đặc thù.

 Quy định về quyền, nghĩa vụđược trình bày trước quy định về chế tài.

3) Sử dụng câu chủ động. Hạn chế tối đa việc sử dụng các câu dưới dạng bị động. Một câu bị động sẽ không làm rõ chủ thể của hành động, tức là chưa trả lời rõ cho câu hỏi “Ai?”. Những câu dưới dạng bịđộng sẽ dễ bị lạm dụng hoặc tránh né trong quá trình thực hiện vì chủ thể của hành động không được xác định rõ ràng.

Ví dụ: Quy định: “cuộc họp bàn và thống nhất kế hoạch tham vấn cần được tiến hành” sẽ khó thực hiện do không rõ trách nhiệm của ai phải tổ chức cuộc họp với ai. Nên quy định: “Thường trực có trách nhiệm tổ chức cuộc họp bàn và thống nhất kế hoạch tham vấn với Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc, các Ban của Hội đồng nhân dân”.

4) Trao quyền cụ thể. Không quy định về việc trao quyền một cách chung chung. Quy

định như vậy sẽ không đặt ra trách nhiệm thực thi và do vậy sẽ tạo ra sự tuỳ ý trong việc xác

định chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: Quy định “Người dân có quyền tham gia ý kiến vào các quyết định của chính quyền cấp xã” không xác định rõ đối tượng có trách nhiệm thực thi những công việc cụ thể

như đăng tải dự thảo quyết định, cung cấp điểm tiếp nhận các ý kiến góp ý, tiếp thu, xử lý các ý kiến góp ý v.v...

5) Khả năng thực hiện mệnh lệnh. Không quy định những vật vô tri, vô giác hoặc người không đủ năng lực hành vi (như trẻ sơ sinh) phải thực hiện một mệnh lệnh.

Ví dụ: Quy định “Kế hoạch tham vấn phải bao gồm các nội dung A, B, C” là không chặt chẽ, bởi vì không thể yêu cầu một vật như “kế hoạch” phải đảm bảo các nội dung nhưđã nêu. Lúc đó, quy định hợp lý hơn là phải yêu cầu cơ quan chủ trì tham vấn phải đưa vào bản kế hoạch các nội dung đó.

6) Các tiêu chí đánh giá. Ngoài những nội dung cụ thể trên đây, một số nhà nghiên cứu1 còn đề xuất ra những khung đánh giá cụ thểđối với từng tiêu chí một để giúp kiểm soát

được chất lượng của các quy phạm pháp luật. Ưu điểm của khung đánh giá là đưa ra những thang điểm cụ thểđối với từng tiêu chí để xác định mức độ hoàn chỉnh của quy phạm. Theo

đó, mỗi quy phạm sẽđược cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 5 (Xem Phụ lục 6 ở cuối sách). Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành có thể căn cứ vào các tiêu chí đó để soạn thảo, xem xét,

đánh giá dự thảo Nghị quyết hoặc Quy chế về tham vấn của Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)