Các hình thức tham vấn

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 27 - 28)

1. Các nội dung chính của văn bản về tham vấn

2.6. Các hình thức tham vấn

Qua thực tiễn tham vấn của Hội đồng nhân dân gần 20 tỉnh/thành, trên cơ sở của Điều 23, Nghịđịnh số 91/2006/NĐ-CP, văn bản thế chế hóa tham vấn của Hội đồng nhân dân tỉnh cần mở rộng quy định về các hình thức tham vấn đa dạng như dưới đây. Cần giải thích ngắn gọn các hình thức đó.

 Hội nghị tham vấn ý kiến nhân dân ở huyện, xã: Hội nghị nghe ý kiến của những người dân sống trên địa bàn huyện hoặc xã về các nội dung của nghị quyết được đưa ra tham vấn; cơ quan chủ trì hội nghị quyết định danh sách những người dân được mời. Hội nghịđược tiến hành theo trình tự, thủ tục do cơ quan chủ trì quyết định.

 Họp các hộ dân ở nơi cư trú: Cuộc họp nghe ý kiến của đại diện các hộ dân sống ở cụm dân cư (thôn, bản, tổ dân phố) về các nội dung của nghị quyết được đưa ra tham vấn; Hội nghịđược tiến hành theo trình tự, thủ tục do cơ quan chủ trì quyết định.

 Điều tra xã hội học: Hội đồng nhân dân tự mình hoặc thuê cơ quan, tổ chức khác tìm hiểu dư luận xã hội về các nội dung của nghị quyết bằng các hình thức sau: phát, điền và thu phiếu hỏi của những người đã được chọn trước hoặc tại các hội nghị; phỏng vấn

27 sâu cá nhân.

 Khảo sát thực địa: Hội đồng nhân dân thành lập đoàn khảo sát đến các địa điểm chọn trước để hỏi và nghe ý kiến của những người theo danh sách được xác định trước về

các nội dung trong nghị quyết đưa ra tham vấn. Những người được chọn khảo sát có thể là hộ dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý.

 Hội nghị, hội thảo, tọa đàm với các tổ chức, cơ quan: Tùy theo mục đích, yêu cầu,

điều kiện, Thường trực hoặc các Ban của Hội đồng nhân dân quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, hay tọa đàm hẹp để nghe ý kiến về các nội dung của nghị quyết từ các nhóm hay từng nhóm đối tượng tham vấn (cơ quan quản lý, đại diện doanh nghiệp, tổ

chức, đoàn thể, các chuyên gia, nhà khoa học, viện, trường). Từđó xác định danh sách những người được mời. Hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tiến hành theo trình tự, thủ

tục do cơ quan chủ trì quyết định.

 Hội nghị các bên liên quan (điều trần): Lãnh đạo Hội đồng nhân dân quyết định tổ

chức điều trần khi còn có nhiều thông tin khác nhau về cùng những nội dung trong nghị quyết để làm rõ vấn đề. Những người được mời đến trình bày là tất cả các bên có những thông tin khác nhau đó. Hội nghịđiều trần được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do cơ quan chủ trì quyết định.

 Tiếp nhận ý kiến qua mạng Internet, các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện liên lạc: Lãnh đạo Hội đồng nhân dân chỉ đạo thông báo rộng rãi nội dung nghị

quyết, địa chỉ tiếp nhận, thời gian tiếp nhận để tất cả những ai quan tâm gửi ý kiến

đóng góp. Các phương tiện tiếp nhận ý kiến gồm: trang web của Hội đồng nhân dân; báo viết, báo điện tử, đài truyền hình, đài phát thanh địa phương; địa chỉ bưu điện, số điện thoại, số fax, e-mail của Hội đồng nhân dân để người dân dễ liên hệ.

Cần quy định, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn áp dụng các hình thức tham vấn phù hợp trong số các hình thức trên đây. Căn cứ để lựa chọn là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân; điều kiện thực tếởđịa phương và điều kiện, năng lực của Hội

đồng nhân dân.

Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm quy định cụ thể thủ tục tiến hành các hình thức tham vấn nhân dân nếu thấy cần thiết, đặc biệt là các hình thức mới nhưđiều trần, điều tra xã hội học…

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)