Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tham vấn

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 29 - 30)

1. Các nội dung chính của văn bản về tham vấn

2.7.2. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tham vấn

Đến thời điểm cuối năm 2011, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hiện tại

đang được điều chỉnh bởi Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC liên Bộ Tài chính - Tư pháp. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, những quy định của Thông tư liên tịch này đã không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho các cơ quan ởđịa phương.

Vào thời điểm tháng 10/2011, Liên Bộ Tài chính - Tư pháp đã hoàn chỉnh dự thảo Thông tư liên tịch mới hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân các tỉnh có thể lấy đó làm căn cứđể quy định về kinh phí dành cho tham vấn như sau:

 Kinh phí xây dựng và hoàn thiện văn bản (bao gồm các hoạt động tham vấn) do ngân sách nhà nước bảo đảm, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Hội đồng nhân dân, theo phân cấp ngân sách hiện hành được quy

định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Nhiều nội dung chi cho các hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có thể vận dụng cho hoạt động tham vấn như: Chi cho việc tổ chức đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản; Chi tổ chức họp, tọa đàm, hội thảo, hội nghị

29

phục vụ trực tiếp cho các hoạt động xây dựng, hoàn thiện văn bản và thi hành pháp luật; Chi trả thù lao cho những người tham gia nghiên cứu, thực hiện tư vấn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản; Tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo văn bản, lấy ý kiến của nhân dân, cơ quan, tổ chức và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; chi dịch tài liệu.

Mức chi cho các nội dung trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cao hơn khá nhiều so với các mức chi của Thông tư

liên tịch cũ. Dự thảo Thông tư liên tịch mới cũng quy định, mức chi cho những nội dung khác được thực hiện và áp dụng theo các chếđộ chi tiêu tài chính hiện hành. Đây sẽ là cơ sở thuận lợi cho Hội đồng nhân dân các địa phương ban hành quy định về

mức chi cho các hoạt động tham vấn.

 Trên cơ sở các mức chi cụ thể có tính chất hỗ trợcho một số nội dung đặc thù quy định tại Thông tư liên tịch mới, căn cứ vào khả năng ngân sách, tính chất phức tạp của mỗi loại văn bản, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về mức chi cho các nội dung xây dựng và hoàn thiện đối với từng loại văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)