Thời gian tham vấn

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 26 - 27)

1. Các nội dung chính của văn bản về tham vấn

2.5. Thời gian tham vấn

Theo quy định, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân để thẩm tra. Nên lấy mốc này làm căn cứ tính toánđể quy định về các mốc thời gian cần tiến hành các hoạt động tham vấn.

Cần quy định tham vấn bắt đầu sớm.Điều này nhằm tăng quỹ thời gian của Hội đồng nhân dân để tiến hành tham vấn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Qua thực tiễn ở các địa phương, quy định như vậy cũng khả thi, vì Ủy ban nhân dân, cơ quan soạn thảo cùng tham gia ngay từđầu, không bịđộng, và vẫn chuẩn bị kịp.

Các mốc thời gian cần quy định gồm

 Thời điểm thống nhất các chính sách cần tham vấn;  Thời điểm thống nhất kế hoạch;

 Thời điểm bắt đầu; kết thúc;

 Thời điểm tổng hợp, xây dựng báo cáo tham vấn;

 Họp bàn lần cuối giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các bên.

Cần quy định khoảng thời gian đủ dàiđể Hội đồng nhân dân trực tiếp tiến hành tham vấn (tính từ khi Thường trực Hội đồng nhân dân nhận được dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân gửi cho đến khi gửi báo cáo kết quả tham vấn). Ở Bình Thuận, khoảng thời gian đó ít

26

nhất là 40 ngày (Xem thêm trong hộp dưới đây). Tuy nhiên, có thể quy định để tăng khoảng thời gian này thêm 5-10 ngày.

Hộp: Các mốc thời gian tham vấn ở Bình Thuận

 Đầu tháng 11 năm trước: Chọn nghị quyết để tham vấn năm sau.

 Chậm nhất là 90 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp: Ủy ban nhân dân tỉnh gửi đề

nghị về kế hoạch tham vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

 Thường trực quyết định kế hoạch tham vấn; cơ quan soạn thảo tiến hành tham vấn.  Chậm nhất là 75 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp: Ủy ban nhân dân tỉnh gửitờ

trình, dự thảo nghị quyết đã chỉnh lý sau khi cơ quan soạn thảo tham vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Bắt đầu quá trình tham vấn của Hội đồng nhân dân.

 Chậm nhất là 35 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gửi báo cáo kết quả tham vấn đến Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Kết thúc quá trình tham vấn của Hội đồng nhân dân.

 Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp: Ủy ban nhân dân tỉnh họp với các bên bàn về chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi trình Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cư ở Việt Nam - Hướng dẫn thể chế hóa hoạt động tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)