ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUN G PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.4.4. Xác định hàm lượng NH3.
Amoniac là thành phần xấu của thực phẩm và nó là sẩn phẩm của quá trình phân hủy thực phẩm acid amin, protein.... Khi kiểm tra xác định hàm lượng NH3 trong thực phẩm là đểđánh giá mức độ hư hỏng của thực phẩm.
Hàm lượng NH3 càng lớn thì thực phẩm bị biến chất hư hỏng, giảm chất lượng. • Cách tiến hành:
Cân chính xác 5 gam mẫu thửđã nghiền nhuyễn cho vào bình cầu của dụng cụ chưng cất, thêm vào đó 50 ml nước cất và vài giọt phenolphtalein 1%, dung dịch Mg(OH)2 bão hòa (pha từ MgO) cho từ từ vào cho đến khi dung dịch trong bình chưng cất chuyển sang màu hồng thì dừng lại.
Lấy chính xác 10 ml dung dịch H2SO4 0.1N và vài giọt metyl đỏ cho vào cốc hứng 500 ml đặt cốc vào đầu ống sinh hàn của thiết bị chưng cất đơn giản sao cho đầu ống sinh hàn ngập hẳn vào dung dịch trong cốc, cho nước lạnh vào ống sinh hàn. Đun sôi bình cầu sinh hơi nước để tiến hành chưng cất liên tục trong 35 phút kể từ khi
dung dịch chưng cất bắt đầu sôi, ta nâng đầu ống sinh hàn lên khỏi cốc hứng, dùng bình tia chứa nước cất rửa đầu ống sinh hàn, tiếp tục chưng cất 1÷ 2 phút nữa. Dùng giấy quỳ tím hoặc giấy đo pH đến khi pH =7 là được.
Hàm lượng amoniac (XNH3 ) được tính theo công thức: XNH3 = ( 1 2)*0.0017*100 P V V − (mg%) Trong đó: V1 : Số ml dung dịch H2SO4 0.1N.
V2 : Số ml dung dịch NaOH 0.1N dùng để chuẩn độ acid còn dư. P : Số gam mẫu.
0.0017 : Số gam NH3 tương ứng với 1ml NaOH 0.1N.