Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty TNHH Hồng Quân (Trang 25 - 33)

1. Trả lương theo sản phẩm

1.1. Khái niệm và ý nghĩa trả lương theo sản phẩm

- Khái niệm : “ hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm ( hoặc dịch vụ mà họ đã hoàn thành )”(1,274)

- Ý nghĩa :

+ Quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động vì TL mà lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành

+ Trả lương sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm…để nâng cao khả năng làm việc và NSLĐ

+ Trả lương sản phẩm có vai trò đóng góp vào việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động

1.2. Đối tượng và điều kiện áp dụng 1.2.1. Đối tượng

- Hình thức trả lương sản phẩm áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động trực tiếp sản xuất

1.2.2. Điều kiện áp dụng

- Phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác + Công thức tính đơn giá trả lương sản phẩm

Hoặc:

ĐG =(Lcbcv +Pc)/Msl Trong đó: ĐG :đơn giá

Lcbcv: Lương cấp bậc công việc Pc: phụ cấp

Msl: mức sản lượng Mtg: mức thời gian

+ Điều kiện xác định đơn giá trả lương chính xác

●Phải có hệ thống mức lao động tiên tiến: Là hệ thống mức lao động chủ yếu được xây dựng bằng phương pháp định mức kỹ thuật lao động có mức sai lệch trong phạm vi cho phép

● Thực hiện chính xác việc xác dịnh cấp bậc kỹ thuật đối với các khâu công việc trong doanh nghiệp

● Các khoản phụ cấp trong đơn giá phải xác định dúng đắn

- Phải tổ chức phục vụ tốt cho nơi làm việc: cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động

- Phải tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ nhằm đánh giá đúng số lượng và chất lượng sản phẩm do công nhân làm ra để trả lương

- Phải có đội ngũ cán bộ nghiệm vụ, chuyên sâu về tiền lương để triển khai công tác tổ chức tiền lương đạt hiệu quả, xác định đúng đắn, chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá sản phẩm , tính toán xác định hệ thống đơn giá sản phẩm cho các công việc trên các dây chuyền sản xuất

1.3. Các chế độ trả lương sản phẩm

- Khái niệm: “Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân là trả lương cho người lao động , căn cứ trực tiếp vào số lượng , chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra .” (1,278)

- Áp dụng: đối với những người trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.

- Công thức: TLspi=ĐG x Qi Trong đó:

TLspi: Là tiền lương sản phẩm công nhân i

Qi : sản lượng hoặc doanh thu của công nhân i trong một thời gian xác định ĐG: đơn giá

- Ưu điểm :

+ Đơn giản dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính tiền lương của mình + Gắn tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động, khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động.

- Nhược điểm:

+ Nếu thiếu quy định chặt chẽ, hợp lý công nhân ít quan tâm việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất …

+ Trong một số trường hợp thì công nhân chỉ quan tâm tới số lượng mà ít chú ý tới chất lượng sản phẩm.

1.3.2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể

- Khái niệm: “Là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể” (1,279)

- Áp dụng: Đối với những công việc hoặc sản phẩm do đặc điểm tính chất công việc (Sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết, từng phần việc để

giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của cả nhóm công nhân cùng thực hiện

- Để tính lương tiến hành hai bước:

Bước1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương cho tập thể: ĐGtt=∑ (Lcbcv + PC)/Msl

Hoặc

ĐGtt =∑ (Lcbcv + PC) x Mtg Trong đó:

ĐGtt: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tập thể

∑ (Lcbcv + PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả tổ

TLsptt=ĐGtt x Qtt Trong đó :

Qtt : Là sản lượng hoặc doanh thu đạt được của cả đội Bước2:Tínhlươngchotừngngười

Sứ dụng 3 phương pháp

*Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh Công thức : TLspcni=Hđc x TLtgtt Trong đó :

TLspcni: Tiền lương sản phẩm của công nhân i Hđc: Hệ số điều chỉnh

TLtgtt :Tiền lương thời gian thực tế *Phương pháp thời gian hệ số

Công thức : TLspi = TLsp / 1 đơn vị Tqđ x Tqđcni Tqđcni : thời gian quy đổi công nhân i

* Phương pháp chia lương bình điểm và hệ số lương: TLspcni= TLsp1đ x Đqđcni

Trong đó :

TLsp1đ: tiền lương sản phẩm 1 điểm quy đổi Đqđcni : điểm quy đổi công nhân i

- Ưu điểm :

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm , tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, nhóm để cả tổ, nhóm làm việc có hiệu quả hơn.

+ Khuyến khích các tổ, nhóm lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản

- Nhược điểm : Nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm động lực lao động

1.3.3. Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp

-Khái niệm : “là chế độ trả lương công nhân làm các công việc phụ , phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị phuc vụ vận chuyển, kho tang , kiểm tra chất lượng sản phẩm…căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính” (1,286)

Công thức: ĐGpi=(Lcbcnp + Pcp) x Mtgi x Hpvi TLspcnp=∑(ĐGpi x Qi)

Trong đó :

ĐGpi : đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân thứ i

Lcbcnp: Lương cấp bậc công nhân phụ Pcp : phụ cấp của công nhân phụ

Hpvi : hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i TLspcnp: tiền lương sản phẩm công nhân phụ

Qi : sản lượng hoàn thành của công nhân chính thứ i

- Ưu điểm :Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính

- Nhược điểm: TL công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất lao động của công nhân chính năng suất của công nhân chính cao thì tiền lương của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy TL của công nhân phụ nhiều khi phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ

1.3.4. Chế độ trả lương sản phẩm khoán

- Khái niệm: “Là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán” (1,288)

- Áp dụng : Sản phẩm hoặc công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc hay nhiều công việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thờ gian xác định, với chất lượng nhất định

- Công thức: TLspk=ĐGk xQk

Trong đó TLspk : tiền lương sản phẩm khoán

ĐGk : đơn giá khoán cho 1 sản phẩm hay công việc hoặc có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình

Qk : khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành - Ưu điểm:

+ Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động

+ Khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán

+ Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp + Nếu công tác kiểm tra nghiệm thu thực hiện thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.3.5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng

- Khái niệm : “Là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt các tiêu chuẩn thường quy định” (1,290)

Công thức: TLspt =L+(m x h x l)/100

Trong đó TLspt: tiền lương sản phẩm thưởng L: Tiền lương theo đơn giá cố định

m: Tỷ lệ thưởng cho 1%vượt mức chỉ tiêu thưởng h:% vượt mức chỉ tiêu thưởng

- Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực làm việc, khuyến khích họ tích cực học hỏi tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng - Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỉ lệ thưởng nếu không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương

1.3.6. Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến

- Khái niệm: “Là hình thức trả lương sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến(sản phẩm ở mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường( đơn giá cố định) còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến.” (1,291) - Công thức: TLsp= ∑Qi x(Ki +1) x ĐGcđ

Trong đó: TLsp: tiền lương sản phẩm lũy tiến

Qi : Số lượng sản phẩm được trả ở mức đơn giá tăng thêm Ki: Tỷ lệ %tăng đơn giá ở khoảng thứ i

ĐGcđ: đơn giá cố định

- Ưu điểm: khuyến khích công nhân tăng NSLĐ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch

- Nhược điểm: Việc quản lý, tổ chức tương đối phức tạp. Nếu xác định biểu tir lệ lũy tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

2. Trả lương theo thời gian

2.1. Khái niệm và điều kiện áp dụng

- Khái niệm là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức

- Công thức tính:

TLtg =ML xTlvtt

Trong đó: TLtg: tiền lương thờigian

ML : Mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương. Tlvtt : thời gian làm việc thực tế

- Điều kiện áp dụng:

+ Phải chấm công cho người lao động chính xác

+ Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc + Phải bố trí đúng người dung việc

2.2. Các chế độ trả lương thời gian

2.2.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản

- Khái niệm: “là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ” (1.298)

- Có 2 chế độ trả lương theo thời gian đơn giản + Hình thức trả lương tháng

Công thức tính : ML tháng =MLcbcv +PC=Hsl xTmin +PC TLtg thang = ML ngày x Ntt

ML ngày =(MLthang +PC)/Ncđ - Ưu điểm đơn giản, dễ tính

- Nhược điểm còn mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người

2.2.2. Chế độ trả lương thời gian có thưởng

- Khái niệm: “là hình thức trả lương theo thời gian đơn giản kết hợp việc áp dụng các hình thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt các chỉ tiêu và điều kiện thưởng” (1,301)

- Công thức: TLtg= ML x Tlvtt+ thưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty TNHH Hồng Quân (Trang 25 - 33)