Đối với nội dung chơng trình

Một phần của tài liệu Sử dụng hinh thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 37)

7. Bố cục luận văn

1.2.3. Đối với nội dung chơng trình

Nội dung của các phần trong chơng trình GDCD ở THPT phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời phải kế thừa, phát triển kết quả dạy học, giáo dục của môn Đạo đức ở Tiểu học và môn GDCD ở THCS. Mục tiêu, nội dung môn GDCD ở THPT phải góp phần củng cố, phát triển hệ thống giá trị đạo đức, văn hóa, pháp luật, t tởng chính trị, lối sống mà học sinh đã hình thành ở các bậc học trớc đó. Đồng thời, giúp học sinh nhận rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trang bị cho học sinh phơng pháp luận đúng đắn.

Nội dung chơng trình phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở THPT; góp phần củng cố, phát triển ở học sinh lý tởng sống đúng đắn, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con ngời Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH). Những phẩm chất đạo đức, t tởng chính trị, lối sống phải là những giá trị của con ngời Việt Nam trong thời kì CNH - HĐH thể hiện ở cả nhận thức, hành vi và tình cảm, niềm tin với t cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội. Những năng lực cơ bản nh tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử, tổ chức quản lý, hoạt động chính trị - xã hội, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, định hớng lao động nghề nghiệp sau

khi tốt nghiệp, thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong quá trình phát triển của xã hội.

Môn GDCD phải là một hệ thống kiến thức bao gồm nhiều lĩnh vực, học sinh có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, góp phần giúp học sinh có cơ sở giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống.

Môn GDCD phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh. Mục tiêu, nội dung, phơng pháp, các hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh (15- 18 tuổi), căn cứ vào vốn sống và sự hiểu biết của các em, phải phát huy tối đa tiềm năng và ý thức trách nhiệm của các em trong quá trình học tập và rèn luyện.

Môn GDCD ở THPT phải coi trọng hoạt động. Những mục tiêu của môn học chỉ đợc thực hiện khi việc đổi mới phơng pháp dạy học, sử dụng các HTTCDH đợc thực hiện có hiệu quả. Tức là, dạy học theo hớng phát huy tính tích cực, gắn hoạt động dạy - học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động thực tiễn khác.

Tiểu kết chơng 1

Các hình thức dạy học ở trờng THPT nói chung và môn GDCD nói riêng rất đa dạng. Việc sử dụng các hình thức này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Giáo viên cần có sự nghiên cứu để đa các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy. Khi áp dụng cần căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. áp dụng tốt các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy môn GDCD có hiệu quả sẽ mang lại ý nghĩa to lớn cả về phía nhà trờng, giáo viên, học sinh và đối với toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít

khó khăn cả về mặt chủ quan và khách quan, cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lợng trong xã hội.

Chơng 2: Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy các phần cụ thể

trong chơng trình Giáo dục công dân ở THPT

2.1. Sự cần thiết phải sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy GDCD ở THPT

2.1.1. Đặc điểm nội dung môn GDCD ở THPT

Môn GDCD là một môn khoa học xã hội trong trờng phổ thông, góp phần vào thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trờng phổ thông, hình thành và phát

triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đào tạo ra những công dân tơng lai phát triển hài hòa tất cả các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động; những ngời sẽ xây dựng đất nớc phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tơi đẹp và hạnh phúc.

- Đặc điểm tri thức môn GDCD ở THPT:

+ Chơng trình GDCD ở trờng THPT là một hệ thống tri thức có liên quan đến tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. “ Môn GDCD, khái niệm đó có tính quy ớc. Bởi vì, thực ra thì trong môn học GDCD chứa đựng tri thức không hoàn chỉnh của nhiều môn khoa học: triết học, kinh tế học, chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng, đạo đức học, pháp luật ” [13, 9]. Ngoài ra, môn GDCD còn chứa đựng trong đó những nguyên lí cơ bản đợc rút ra trên cơ sở tri thức của các môn khoa học tự nhiên, ví dụ nh: quy luật “Chuyển hoá từ những sự thay đổi về lợng thành những sự thay đổi về chất và ngợc lại” trong triết học đợc rút ra trên cơ sở kiến thức của các môn Hoá học, Vật lí, Toán học …

+ Về mặt khách quan, tri thức môn GDCD cũng là sự khái quát tri thức của nhân loại, nó vừa là một hệ thống tri thức khoa học vừa là một hệ thống các yêu cầu về hành vi thói quen chính trị đạo đức. Nó trang bị trực tiếp, cơ bản, thiết thực, có hệ thống cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ngời công dân. Làm cơ sở cho việc hình thành những phẩm chất chính trị và kĩ năng vận dụng vào việc xem xét, đánh giá những tình huống chính trị đạo đức có liên quan đến đời sống hàng ngày, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.

+ Hệ thống tri thức môn GDCD ở trờng THPT mang tính trừu tợng, khái quát cao. Bản thân các môn khoa học Mác - Lênin đã mang tính trừu tợng, khái quát, nhng tri trức môn GDCD lại là hệ thống kiến thức khái quát nhất

của các khoa học đó, bởi vậy dù đã đợc phổ thông hoá song nó vẫn mang tính khái quát cao.

+ Tri thức môn GDCD ở trờng THPT là hệ thống tri thức mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Nếu nh các môn khoa học khác nh: Toán, Tin học, Hoá học có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và trong đời sống hàng…

ngày thì hệ thống kiến thức môn GDCD cũng có tính thực tiễn - khả năng ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Nhng tính ứng dụng của tri thức trong môn GDCD không giống ở chỗ ứng dụng vào kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, những thứ mà ta có thể nhìn thấy đợc. Giá trị ứng dụng của tri thức trong môn GDCD là ở chỗ nó cung cấp cho học sinh hiểu đợc bản chất, quy luật vận động của thế giới hiện thực - trong đó con ngời (có chính bản thân học sinh) đang tồn tại. Bằng những kiến thức mà học sinh đã đợc học trong môn GDCD sẽ giúp cho các em giải thích, cắt nghĩa đợc những hiện tợng tự nhiên, xã hội đã, đang xảy ra. Hay nói cách khác nó định hớng cho các em trong cuộc sống hàng ngày - chức năng thế giới quan và phơng pháp luận của môn học.

- Có thể khái quát kiến thức môn GDCD ở trờng THPT thuộc về: Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật Nhà nớc xã hội chủ nghĩa và Đờng lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chơng trình GDCD ở THPT đợc chia thành 5 phần chính, với nội dung tiêu đề nh sau:

•Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phơng pháp luận khoa học (16 tiết lí thuyết)

•Phần thứ hai: Công dân với đạo đức (11 tiết lí thuyết)

•Phần thứ ba: Công dân với kinh tế (13 tiết lí thuyết)

•Phần thứ t: Công dân với các vấn đề chính trị- xã hội (14 tiết lí thuyết)

Năm phần trong chơng trình trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chơng trình GDCD Trung học cơ sở theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm và phát triển.

Phần thứ nhất: Một số nội dung chủ yếu của triết học nhằm trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phơng pháp luận trong cuộc sống và là căn cứ lý luận cho các phần sau.

Phần thứ hai: Một số giá trị đạo đức của con ngời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là sự phát triển nối tiếp phần đạo đức của môn GDCD Trung học cơ sở. Những chuẩn mực đạo đức học sinh đã học ở các lớp dới đợc nâng lên thành những giá trị đạo đức, t tởng, chính trị, lối sống của con ngời Việt Nam thời kì CNH – HĐH, nhằm giúp học sinh qiải quyết hợp lý, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội.

Phần thứ ba: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết tối thiểu, cơ bản về ph- ơng hớng phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, giúp học sinh có thể xác định đợc phơng hớng học tập, lựa chọn ngành nghề hoặc các lĩnh vực hoạt động khác sau khi ra trờng.

Phần thứ t: Giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về chính trị – xã hội để các em có thể xác định đợc trách nhiệm của công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phần thứ năm: Phát triển nối tiếp phần pháp luật môn GDCD Trung học cơ sở, cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và vị trí pháp luật nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá đợc hành vi của ngời khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài những bài học chính trong sách giáo khoa, chơng trình còn giành một số thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khóa, dạy học các vấn đề gắn với tình hình địa phơng.

2.1.2. Ưu thế của việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp trong giảng dạy môn GDCD ở THPT

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà hiện nay chất lợng dạy và học môn GDCD còn thấp. Để nâng cao chất lợng môn học cần phải có sự thay đổi cả về nội dung, phơng pháp và các HTTCDH. Cho đến nay thì việc đổi mới nội dung và phơng pháp dạy học đã đợc quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, nhng HTTCDH vẫn mới chỉ dừng lại ở việc giảng dạy trên lớp mà cha chú ý đến các hình thức dạy học khác. Việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp trong giảng dạy có những u thế:

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học môn GDCD là nguyên tắc tính thực tiễn. Thực chất của nguyên tắc này là giúp cho việc dạy và học môn GDCD gắn liền với cuộc sống sinh động của xã hội, biến tri thức thành cơ sở cho hoạt động của học sinh. Tri thức của môn GDCD liên quan trực tiếp đến các vấn đề diễn ra hàng ngày trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội nên nó tác động thờng xuyên và trực tiếp đến nhận thức và hành động của học sinh. Bởi vậy chỉ với hình thức lên lớp là cha đủ, giáo viên cần phải thực hiện nhiều hình thức bổ trợ khác để đa các em vào hoạt động thực tiễn, biết vận dụng tri thức đã học vào giải quyết vấn đề mà cuộc sống đặt ra, từ đó bổ sung, rèn luyện, nâng cao tri thức cho học sinh.

Xuất phát từ nguyên lý nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Từ trực quan sinh động đến t duy trừu tợng, rồi từ t duy trừu tợng đến thực tiễn”. [11, 345]. Nh vậy quá trình nhận thức, lĩnh hội tri thức theo một qui luật của t duy, quá trình đó gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức thấp, gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tợng. Lý tính là giai đoạn nhận thức cao, gồm các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận. Trong quá trình nhận thức đó, vai trò của thực tiễn rất quan trọng, thực tiễn là cơ sở, động lực, tiêu chuẩn của chân lý. Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở bài giảng trên lớp, “dùng lý luận để giải thích

lý luận”, không đa các em vào thực tiễn thì chỉ làm cho kiến thức của môn học vốn đã trừu tợng lại càng trở nên trừu tợng hơn. Việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em biến tri thức cụ thể đã đợc học thành cái cụ thể trong t duy, từ đó biến cái đã học thành hành động thực tiễn.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (lứa tuổi từ 15- 18 tuổi). ở lứa tuổi này, các em luôn mong muốn đợc nh ngời lớn và đợc thừa nhận mình là ngời lớn. Các em muốn đợc ngời lớn tôn trọng, đối xử bình đẳng với mình. Nỗi khát khao muốn trở thành ngời lớn là một động lực khiến các em học hỏi và bắt chớc. Nhìn chung đa số các em ở độ tuổi này đều có nghị lực và ý chí vơn lên mạnh mẽ, nhờ đó các em có sức mạnh tinh thần để học hỏi cái tốt, kiềm chế những mong muốn cha tốt, thực hiện những điều các em cho là tốt, là đúng. Đồng thời, với sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của các em. Quá trình này diễn ra lâu dài và trải qua nhiều mức độ khác nhau. Các em có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh mình và đánh giá theo quan điểm riêng của bản thân. Các em không chỉ biết đánh giá các sự vật hiện tợng, các thuộc tính riêng biệt mà biết đánh giá toàn bộ thế giới xung quanh theo lăng kính riêng. Tuy nhiên, sự đánh giá khách quan không phải là việc dễ dàng. Các em thờng có xu hớng cờng điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc các em đánh giá cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh giá quá cao nhân cách của mình, tỏ ra tự cao coi thờng ngời khác.

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung của vũ trụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và con ngời. Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học đối với các vấn đề xã hội, t tởng, chính trị, đạo đức. Học sinh THPT quan tâm nhiều đến những vấn đề liên quan đến con ngời, vai trò của con ngời trong lịch sử, quan hệ con ng-

ời với xã hội, mối liên hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của các em. Các em thờng tự hỏi, cuộc sống của mình có ý nghĩa nh thế nào? Tất nhiên việc trả lời câu hỏi trên không phải là đơn giản.

Nhìn chung học sinh THPT đang ở lứa tuổi ham học hỏi, ham hiểu biết, nếu sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy ch- ơng trình GDCD ở THPT sẽ giúp cho các em phát triển năng lực t duy, tìm tòi, khám phá, tự làm việc.

Thực tiễn của đất nớc hiện nay cũng đòi hỏi và tạo ra u thế cho việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng. Bối cảnh đất nớc đang thay đổi, nhất là từ khi nớc ta tiến hành công cuộc đổi mới và giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Sử dụng hinh thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w