B Phần nội dung –
3.1.2 Nguyên tắc hệ thống
Việc tìm hiểu bài tập đọc là một hoạt động có tính quá trình. Nó gồm ba hoạt động có quan hệ tuyến tính với nhau. Đó là: Hành động nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, hành động làm rõ nội dung của văn bản và đích tác động của ngời viết gửi vào văn bản, hành động hồi đáp văn bản. để học sinh hiểu đợc bài đọc, giáo viên phải giúp học sinh thực hiện các hành động đó theo một trình tự cụ thể bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi hợp lý. Vì quá trình nhận thức đợc hình thành và phát triển trên cơ sở của sự tiếp cận cái mới, từ nhận thức đơn giản tạo tiền đề cho nhận thức cao hơn, phức tạp hơn. Vì vậy các câu hỏi phải đợc xây dựng theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Các câu hỏi trong bài phải có sự liên hệ với nhau nhằm phát triển nhận thức của học sinh. Có nh vậy mới có tác dụng nâng cao nõ lực trí tuệ của học sinh.
Ví dụ: Hệ thống câu hỏi trong bài (Bạn của nai nhỏ - TV 2 – T1) nh sau: - Nai nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai nhỏ nói gì ?
- Nai nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ? - Khoanh tròn chữ cái trớc câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
-Bạn của Nai nhỏ là ngời nh thế nào?
Nh vậy, với hệ thống câu hỏi này, giáo viên đã dẫn dắt học sinh đi từ những câu hỏi mang tính chất tái hiện, phát hiện (câu1, 2) để thực hiện hành động nhận
diện ngôn ngữ; Rồi đến các câu hỏi làm rõ nội dung văn bản (câu 3, 4). Cuối cùng là câu hỏi thực hiện hành động hồi đáp văn bản (câu 6).