6. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số nho sĩ tiêu biểu của trường thi Hương Gia Định
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin phép trình bày một số nhân vật tiêu biểu trưởng thành từ trường thi Hương Gia Định.
Lê Văn Đức (1793 - 1842)
Ông người huyện Bảo Hựu, đậu cử nhân khoa thi năm Quý Dậu (1813) năm thi đầu tiên của trường thi Hương Gia Định, được bổ làm tri huyện Tri Viễn. Năm 1822, được triệu về Huế làm Lang trung bộ Công, sau đó trãi qua các chức như: Thiêm sự, Ký lục trấn Bình Hòa sung Giám thi trường Nam Định, Hữu thị lang bộ Công, bộ Binh…. Lê Văn Đức là một võ tướng nổi tiếng dưới triều Nguyễn, có công tiễu trừ nhóm Nông Văn Vân quấy phá vùng thượng du Bắc Kỳ (1835), với công lao này ông được phong là Ân Quang tử . Ít lâu sau, Lê Văn Đức được đổi là tổng đốc Định Yên rồi triệu về kinh sung Cơ mật viện đại thần, lĩnh chức thượng thư Bộ công, kiêm bộ Lại và công việc ở Quốc Tử. Do những chiến công hiển hách, tên ông được khắc vào bia đá đặt ở trước sân Võ miếu Huế. Năm 1840, ông được phong hàm Thượng Thư sung làm Trấn Tây khâm sai đại thần. Tháng 8.1940, ông cùng Trương Minh Giảng dẫn quân đi đánh đuổi quân Xiêm La và trấn áp các cuộc nổi dậy của người Chân Lạp. Năm 1842, quân Xiêm La lại sang xâm lấn vùng biên giới Châu Đốc, Hà Tiên, Lê Văn Đức liền được thăng Hiệp biện Đại học sĩ để cùng các tướng ở các quân thứ cùng lo việc chống ngăn. Sau khi đánh đuổi được quân xâm lược và quân nổi dậy ở đâ, Lê Văn Đức được triệu về Huế nhận thưởng. Tháng 11.1842, vua cử ông làm Kinh lược đại thần để đi xem xét việc quân ở 6 tỉnh Nam Kỳ, ông mất tại Quảng Nam trên đường đi làm Kinh lược ở Nam Kỳ vào đầu niên hiệu Thiệu Trị. Là một võ quan, nhưng Lê Văn Đức cũng rất am hiểu và yêu thích thơ văn. Ông có tập thơ Chu nguyên
tạp vịnh, đồng thời cũng là người viết lời bạt của tập Kinh hải tục ngâm của Lý Văn Phức.
Phan Thanh Giản (1796 -1867)
Phan Thanh Giản , hiệu là Lương Khê và Ước phụ, quê làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngay từ thuở thiếu thời, Phan Thanh Giản đã nổi tiếng là rất thông minh. Đỗ Cử nhân năm 1825 tại trường Gia Định, năm sau (1826) đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân. Khoa này triều đình lấy đỗ hai Hoàng Giáp và tám Tiến sĩ. Nếu tính riêng hàng Tiến sĩ thì Phan Thanh Giản đỗ đầu nếu tính chung tổng số người đỗ của kỳ đại khoa này, ông đỗ hàng thứ ba, ông là người đạt học vị cao nhất đầu tiên ở đất Nam Kỳ. Phan Thanh Giản làm quan nhà Nguyễn qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Hàn lâm viện Biên tu, sau được thăng làm Lang trung ở bộ Hình, Tham Hiệp ở Quảng Bình, Phủ Doãn của phủ Thừa Thiên (1829), Thị Lang các bộ, Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại thần (1847)…được chuyển đi phụ trách ở nhiều nơi: Nghệ An, Thừa Thiên, Ninh Bình, Quảng Nam, Gia Định…Ông cũng đã từng sang sứ nhà Thanh (1835), làm Chánh sứ phái bộ sang Pháp để thương thuyết (1863)
Phan Thanh Giản sáng tác khá nhiều, ông để lại chừng 10 bộ sách, phần nhiều viết bằng chữ Hán. Những năm đi thi hội, ông có làm tập thơDu kinh. Thời gian đi sứ sang Trung Quốc, có tậpKim đài(1832). Khi đi sứ sang Pháp để thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông, ông viếtSứ trình nhật ký(1863). Hầu hết các sáng tác của Phan Thanh Giản sau này được tập hợp lại trong bộ sáchLương Khê thi thảo(in 1876) có 103 bài, bao gồm nhiều thể loại văn học. Về thơ, có thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ tả cảnh và vịnh người, vịnh vật trên đường đi sứ. Về văn, có các thể loại tấu, sớ, biểu, luận, thuyết, tựa... làm trong suốt thời gian ông làm quan, trong số đó có bài sớgửi vua Tự Đức trước khi chết. Ngoài ra ông còn soạn chung các quyển Minh Mệnh chính yếu (1837) và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (1853)…Xem
ra không phải vị Tiến sĩ nào cùng thời của ông, bận rộn như ông mà có thể để lại được sự nghiệp thơ văn đáng khâm phục như vậy!
Từ điển Văn họcnhận xét về Phan Thanh Giản như sau: "Nhìn chung, con người Phan Thanh Giản trong thơ là con người giàu tình cảm... Ở lĩnh vực khác, thơ văn Phan Thanh Giản cho thấy một nhà nho chính thống "an bần lạc đạo", sống có tình với bạn bè, anh em, biết coi "trí quân trạch dân" là mục đích chân chính của đời mình…”
Cuộc đời và sự nghiệp của ông diễn ra trong bối cảnh phức tạp và đầy biến động của lịch sử dân tộc. Vì vậy những đánh giá về ông cần có sự chính xác và khách quan hơn . Trên thực tế, Phan Thanh Giản là người trí thức tiêu biểu nhất của Nam Kỳ trong khoa cử và cũng là vị quan cao nhất trong triều đình Huế xuất thân từ trường thi Hương Gia Định. Phan Thanh Giản là người khai khoa và đạt học vị Tiến sĩ trong số 259 sĩ tử Nam Kỳ đậu Cử nhân dưới thời nhà Nguyễn. Từ lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, An Giang vẫn coi ông là một vị Thành Hoàng, ông cũng được thờ tại Văn Miếu Vĩnh Long. Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nguyễn Thông (1827 -1884)
Nguyễn Thông , tự Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên lão nhân, quê ở thôn Bình Thạch, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định nay thuộc xã Phú Ngãi Tri, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 22 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân ở Gia Định năm 1849 và từng giữ nhiều chức vụ. Ông từng làm Huấn đạo huyện Phong Phú, An Giang năm 1851. Năm 1859, khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông được cử làm tham mưu cho Tôn
Thất Hiệp, sau đó giữ chức Phó đề đốc cùng Trương Định chống giặc. Từ
năm 1863, ông trở về Vĩnh Long giữ chức Đốc học. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long và đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp. Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác, nên
đã tị địa ra tại Bình Thuận. Tại đây,ông tiếp tục vận động nhân dân tích cực sản xuất, xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến
Từ năm 1869 đến 1871, ông giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi. Sau đó là các chức vụ như Hàn Lâm Viện Tu soạn, Hàn Lâm Viện trước tác và Tư nghiệp Quốc Tử Giám vào năm 1876. Dù ở cương vị nào, ông luôn thể hiện tài năng và đức độ của mình và có cống hiến trên nhiều lĩnh vực như lịch sử, giáo dục, thủy lợi, hành chính, văn học…Nguyễn Thông được nhắc đến nhiều qua những đóng góp của ông với việc biên soạn địa chí Quảng Ngãi. Bằng các tác phẩm của mình như Tập sách nhỏ về thủy lợi ở Quảng Ngãi (Nghĩa Châu thủy lợi tiểu sách tự) hay Bài ký về kinh Vĩnh Lợi (Vĩnh Lợi cừ ký), Sớ trình bày về thủy lợi và việc trồng cây (Trần thủy lợi tài thụ nghi sớ)…đều thể hiện kiến thức sâu sắc và khả năng nhạy bén trong từng vấn đề. Ông tham gia chấm thi ở trường Thừa Thiên năm 1870. Thơ văn Nguyễn Thông toàn bằng chữ Hán, được thu thập trong các sách: Ngọa du sào thi tập, Đôn Am thi tập, Kỳ Xuyên văn sao… Các nhà trí thức đương thời đánh giá cao văn chương của ông về nghệ thuật cũng như về tư tưởng. Đặc biệt là các áng văn xuôi viết về các nhân vật lịch sử nổi tiếng như truyện Phan Văn Đạt, truyện Trương Định, truyện Hồ Huấn Nghiệp…đều là của Nguyễn Thông. Ông còn là nhà sử học có tài, năm 1876, ông tham gia phúc kiểm bộ Khâm định Việt sử Thông Giámcương mục, soạn Việt sử cương giám khảo lược, viết tác phẩm văn xuôi
Lãnh binh Trương Định truyện. Năm 1877, ông về làm Doanh điền sứ Bình Thuận. Năm 1881, Nguyễn Thông được bổ làm Phó sứ điển nông kiêm Đốc học tỉnh Bình Thuận.Với nhiều đóng góp đáng kể trên nhiều lĩnh vực, ông là một nho sĩ trí thức đáng trân trọng.
Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884, mộ phần của ông đặt ở đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chăm Pôshanư, Lầu ông
Hoàng và Bửu Sơn Tự thuộc phường Phú Hài, trên con đường từ Phan
Thiết đi Mũi Né.
Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân) sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang). Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là thông minh, học giỏi. Năm 1852 (Tự Đức thứ 5), Nguyễn Hữu Huân đã đậu Thủ khoa trong kỳ thi Hương tại trường thi Gia Định và được bổ làm chức Giáo thụ tại huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đã liên kết với các sĩ phu yêu nước như Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương), Trương Định, Âu Dương Lân… khởi nghĩa. Lập căn cứ chống Pháp ở Mỹ Tho và mở rộng địa bàn hoạt động ở Hà Tiên, Châu Đốc. Khí thế cuộc khởi nghĩa ngày càng mạnh, địa bàn hoạt động rộng lớn, thường xuyên phục kích gây cho Pháp nhiều thất bại, thực dân Pháp hoảng sợ và tìm cách đối phó. Ba lần mộ binh chống Pháp nhưng thất bại, ông từng bị Pháp bắt và kết án 10 năm khổ sai, đày ra đảo Cayenne (Nam Mỹ), rồi bị chúng quản thúc và với hy vọng lôi kéo, mua chuộc chúng cử ông làm Giáo thụ ở Chợ Lớn. Nguyễn Hữu Huân đã tận dụng điều kiện thuận lợi đó để tiếp tục gây dựng lực lượng cho các cuộc khởi nghĩa. Cùng với Âu Dương Lân và nhiều lãnh đạo khác, ông tích trữ lương thực, tập trung lực lượng, mua vũ khí…. Hoảng sợ trước sức mạnh của phong trào, thông qua bộ máy của chính quyền tay sai, thực dân Pháp tìm mọi cách để đàn áp phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo.Năm 1875, trong một trận chiến đấu, Nguyễn Hữu Huân bị bắt, biết không thể làm lung lay ý chí và tinh thần đấu tranh của ông. Ngày 19.5.1875, giặc đem ông về hành quyết tại Mỹ Tịnh An- quê hương ông. Năm ấy ông 45 tuổi. Nguyễn Hữu Huân được đánh giá là một trong những lãnh tụ lớn của phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kỳ của giai đoạn này.
Hậu thế luôn dành cho các nho sĩ như ông sự biết ơn sâu sắc vì những đóng góp cho lịch sử dân tộc. Sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử tử khoảng 100m. Năm 1995, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, đền thờ được dời về cạnh mộ ông tại Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Đền thờ mang dòng
chữ “Đền thờ anh hùng dân tộc Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân” đây cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng tại Tiền Giang. Ở đây còn lưu lại hai câu đối do Nguyễn Hữu Huân làm trước khi bị thụ hình với nội dung:
Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị Tuy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân
Tạm dịch: Có chí khôn bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng Tuy công chưa thành, cũng đành một thác báo ơn vua.
Hàng năm, tỉnh Tiền Giang đều long trọng tổ chức ngày lễ giỗ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân vào trung tuần tháng 4 (rằm tháng tư ÂL) tại đền thờ. Đây là dịp để nhân dân địa phương đến thể hiện sự tôn kính của mình đối với vị anh hùng dân tộc. Tại quê hương Chợ Gạo, Tiền Giang, một ngôi trường phổ thông trung học vinh dự mang tên Thủ khoa Huân. Để nhớ về người anh hùng tiêu biểu của quê hương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng đã dựng một tượng đài Thủ khoa Huân cao đến 10m, nặng hơn 8 tấn bằng đá hoa cương, bức tượng đứng sừng sững bên ngã ba sông Tiền và dòng kênh Bảo Định như để chứng kiến cho bao đổi thay ngày càng đẹp hơn của quê hương. Ngay cạnh đó trong công viên lớn nhất tại trung tâm thành phố Mỹ Tho (thuộc phường 1, thành phố Mỹ Tho) cũng đã chính thức mang tên công viên Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân.
Nhiều tỉnh thành lớn khác trong cả nước cũng có nhiều ngôi trường, tên đường, tên phố mang tên Nguyễn Hữu Huân như tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng …Tại Hà Nội có một con phố mang tên Nguyễn Hữu Huân từ năm 1964, là con phố dài khoảng 448 m, ngày nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố này chuyên bán gỗ và những sản phẩm đồ gỗ rất sầm uất. Tại phường Bến Thành, quận 1- một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh cũng có một con đường mang tên Thủ Khoa Huân từ rất lâu (khoảng năm 1955)… Vậy mới biết hậu thế luôn dành cho những người như ông sự tôn kính và tự hào. Cuộc đời chiến đấu kiên cường, bất khuất của ông là một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, về ý chí chiến đấu,
hy sinh vì sự sống còn của dân tộc, của nhân dân. Mãi lưu truyền cho hậu thế là những dòng thơ đầy khí khái của ông
“Hai bên thiên hạ thấy hay không Một gánh can trường há phải gông…”
Âu Dương Lân ( ? – 1875)
Âu Dương Lân sinh trưởng ở vùng Phú Kiết huyện Kiến Hòa, tỉnh Định
Tường nay là xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Cha ông là Âu Dương Xuân, đỗ cử nhân thứ 9 khoa Nhâm Dần (1842). Theo truyền thống gia đình, Âu Dương Lân cố gắng học tập. Khoa thi
Hương năm Mậu Ngọ (1858), ông đỗ cử nhân hạng 5, được cử ra làm quan
đến chức tri huyện ở tỉnh nhà.
Năm 1872, Âu Dương Lân cùng Nguyễn Hữu Huân lại tiếp tục mưu cuộc chống Pháp. Dân chúng theo về rất đông, trong số đó có cả một số hương chức, hội tề, địa chủ...Hay tin, thực dân Pháp bèn sai Trần Bá Lộc mang quân đi, vừa đàn áp vừa khuyến dụ. Đến giữa năm 1874 do thiếu thốn vũ khí, lương thực, nên lực lượng nghĩa quân suy yếu dần.
Cuối năm 1874, sau khi thất trận ở Bình Cách (Mỹ Tho), Thủ Khoa Huân bị bắt rồi bị chém chết năm 1875 tại Mỹ Tịnh An. Trước sự truy lùng ráo riết của đối phương, sau đó Âu Dương Lân cũng bị Trần Bá Lộc bắt sống. Hết dùng danh lợi rồi đến đe dọa, Trần Bá Lộc và Tôn Thọ Tường thay nhau vào nhà lao dụ hàng, nhưng trước sau ông vẫn không đổi chí, năm 1875, Âu Dương Lân cũng bị hành quyết bên bờ sông Bảo Định. Ngày 27/5/ 2010 cùng với lễ kỷ niệm 135 năm ngày hy sinh của Nguyễn Hữu Huân là lễ khánh thành mộ Âu Dương Lân ở ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, được xây cao với ba lớp đá ong. Ghi nhớ công lao của người con yêu nước, tên ông hiện được dùng để đặt tên cho một con đường, một ngôi trường thuộc quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão (1807), quê ở Long Tuyền, phủ Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh; nay thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang. Ông mất năm 1872 (năm Tự Đức thứ 26), thọ 65 tuổi, an táng tại địa phận phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ hiện nay… Ông là một thi sĩ có tài, được liệt vào một trong bốn con rồng vàng ở Đồng Nai qua lời truyền tụng trong dân gian:
“Đồng Nai có bốn rồng vàng, Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi”
Bùi Hữu Nghĩa là con ông Bùi Hữu Vị, sinh sống bằng nghề chài lưới. Ngay thời nghèo khó, ông đã nổi tiếng hiếu học, có chí cao. Thuở trai trẻ, ông được gia đình cho lên ở trọ nhà ông thủ hộ Nguyễn Văn Lý, làng Mỹ Chánh, tổng Chánh Mỹ Thượng, Biên Hòa, thọ giáo với thầy Nguyễn Phạm Hàm, tục gọi là Đồ Hoành. Tháng 2 năm Ất Vị (1835) Bùi Hữu Nghĩa đậu giải nguyên