Các trường thi Hươn gở nước ta từ năm 1807 đến năm 1918.

Một phần của tài liệu Trường thi hương gia định từ năm 1813 đến năm 1858 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các trường thi Hươn gở nước ta từ năm 1807 đến năm 1918.

1.2.2.1 Trường thi Hương - những quy cách chung

Nhà Nguyễn vẫn giữ cách sắp đặt trường thi như triều Hậu Lê. Mỗi lần thi, trường thi được sửa sang lại, các tòa nhà được dùng vào việc khảo thí thường lợp bằng tranh, tre nứa,chung quanh trường thi có hàng rào và được canh phòng cẩn mật. Bên trong hàng rào chia thành 3 khu vực: khu nội liêm là nơi ở của các khảo quan, khu ngoại liêm là nơi ở của các quan giám thị, khu thứ 3 dành cho thí sinh. Cả trường chia làm 8 ô vuông, có đường chạy dọc và ngang để chia 8 ô vuông thành 8 phần bằng nhau gọi là đường thập đạo. Trung tâm đường thập đạo dựng một ngôi nhà gọi là nhà Thập đạo. Trên đường theo hàng ngang, dựng 3 chòi canh để các quan giám thí quan sát thí sinh làm bài. Sau khi thi xong người ta phá bỏ đi, như vậy đa phần trường thi

chỉ được lập nên mỗi khi có kì thi mà thôi. Cách xếp đặt trường thi thời xưa còn đơn giản và sơ sài lắm.

Từ năm 1843, vua Thiệu Trị định lệ xây dựng trường thi Thừa Thiên làm mẫu chuẩn cho các địa phương với quy thức cụ thể. Trường thi ngày xưa gồm nhiều tòa nhà cho các quan trường lo việc chấm thi và ăn ở trong suốt thời gian thi. Nhìn chung, khu vực trường thi gồm bảy tòa nhà, mỗi tòa gồm một gian hai chái dành cho các quan Chánh khảo, Phó khảo, Chánh phó Đề điệu cùng nhà Thập đạo. Chín tòa nhà mỗi tòa ba gian hai chái để cho các quan Giám khảo, Sơ khảo, Phúc khảo, Thể sát, Mật sát và Lại phòng ở. Khu vực Ngoại trường (Ngoại liêm) bao quanh khu vực này gồm ba tòa nhà mổi tòa năm gian hai chái để làm Thí viện đường, công sảnh, nhà quan Đề điệu…

Chung quanh trường, giữa khu vực nhà Thập đạo giáp bốn vi và khu nhà các quan đều có xây tường kín. Trong bốn vi có dựng bảy dãy nhà dài, mỗi dãy gồm mười bảy gian để cho thí sinh ngồi làm bài. Thi hương mỗi gian ngồi bốn người, thi Hội thì cách 2 hoặc 3 gian cho một người ngồi, đều lợp bằng ngói. Cụ thể hơn thì tùy đặc điểm từng trường cũng có chút ít thay đổi. Từ năm 1844 trở đi, các trường thi được xây dựng bên trong là nhà ngói, bên ngoài bao tường gạch.

1.2.2.2 Các trường thi Hương ở thời Nguyễn - Trường Thăng Long (Hà Nội)

Từ năm 1807, khi vua Gia Long ban chiếu dụ cho phép mở trường thi Hương trong cả nước. Từ kinh đô Phú Xuân trở vào triều đình chưa tổ chức thi hương mà chỉ đặt 6 trường trường thi từ Nghệ An trở ra gồm trường Nghệ An, Thanh Hoa, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Dương. Đến năm 1813, cả nước cũng vẫn có 6 trường: đó là trường Nghệ An và Thanh Hoa, mở thêm hai trường Quảng Đức và Gia Định, trường Hải Dương và Sơn Nam hợp lại lấy tên chung là Sơn Nam, trường Sơn Tây và Kinh Bắc hợp lại và dời về địa điểm mới ở thôn Nam Hưng, tổng Hữu Túc huyện Thọ Xương (nay thuộc khu phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), do đó phải chọn tên mới cho phù

hợp: trường Thăng Long. Sĩ tử thi ở Thăng Long bao gồm người ở phủ Hoài Đức và cả 7 trấn quanh đó như Kinh Bắc, Sơn Tây, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng. Trường Thăng Long tồn tại từ năm 1813 đến năm 1831, tổ chức được 6 khoa thi với 130 vị cử nhân trong đó có 54 cử nhân người đất Hà Thành. Đến năm 1831, nhà Nguyễn cải cách lại bộ máy hành chính, lấy ba phủ Lý Nhân, Thường Tín, Ứng Hòa của trấn Sơn Nam và huyện Từ Liêm vào phủ Hoài Đức đặt thành tỉnh Hà Nội nên trường thi Hương cũng đổi thành trường Hà Nội. Trường thi Hà Nội tiếp tục là nơi thi hương của sĩ tử Bắc Kỳ từ khoa Giáp Ngọ (1834). Năm 1845, vua Thiệu Trị sai dựng trường bằng gạch ngói theo mẫu trường Thừa Thiên, xung quanh xây tường gạch. Được phân thành hai khu chính: một khu hoàn toàn tự do, trừ một ngôi nhà nhỏ ở trung tâm gọi là nhà Thập đạo, dành cho các thí sinh; một khu khác gồm các tòa nhà cho giám khảo. Khu giám khảo lại chia thành ba khu nhỏ, mỗi khu nhỏ dành cho giám khảo của một trong ba kỳ thi. Khu học trò thi thông với 9 cổng ra bên ngoài.

Từ năm 1834, tổ chức thêm 22 kỳ thi nữa và số đỗ là 489 cử nhân. Khoa Kỷ Mão (1879) là khoa thi cuối cùng của trường Thăng Long – Hà Nội này, từ khoa thi 1882 sĩ tử Hà Nội phải vào Thanh Hóa thi gọi là Khóa Thanh (1884), sau đó xuống thi chung với sĩ tử Nam Định tại trường Hà Nam, khoa thi cuối cùng của trường Hà Nam là năm 1915. Thực tế lịch sử cho thấy trường Thăng Long và trường Hà Nội chỉ là một. Vị trí Trường Thi nằm ở phía Đông Nam thành Hà Nội và ngoài khu buôn bán, Trường Thi có kích thước 150thước chiều ngang và 200 thước chiều dài. Đó là khu vực phía Bắc trường là phố Tràng Thi, phía Tây là phố Lambert (phố Dã Tượng), phía Đông là phố Jauréguiberry (phố Quang Trung) và phía Nam (phố Hai Bà Trưng – Lý Thường Kiệt) thuộc quận Hoàn Kiếm ngày nay. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí mà Lãnh sự Kergaradec ghi lại, và trong các bản đồ vẽ về Hà Nội những năm 1866, 1882, 1900, 1940.

Trên thực tế, trường thi Hương Nam Định là sự nối tiếp của trường thi dành cho trấn Sơn Nam Hạ có từ thời Lê. Đến Gia Long thứ 18(1819), trường Sơn Nam – gọi tắt là trường Nam hợp thi với các tỉnh Hải Dương, Quảng Yên. Khoa thi này được mở tại đất Vị Hoàng nên trường thi gọi là trường Vị Hoàng (nay thuộc tỉnh Nam Định).

Từ khoa Ất Dậu (1825), triều đình mới theo tên tỉnh để gọi trường thi nên trường thi Nam Định có tên từ đấy. Trường Nam Định dành cho học trò các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Quảng Yên cùng thi vào tháng 9. Từ năm 1837, trường thi vào tháng 10 để sĩ tử đi thi khỏi lầy lội vì vào mùa mưa

Trường thi Nam Định, làm từ năm 1845 ở làng Năng Tĩnh, phủ Thiên Trường, tổng Mỹ Trọng, huyện Mỹ Lộc, trường là một khu đất hình chữ nhật rộng rãi, chu vi khoảng 214 trượng, cao 5 thước, gồm 21 tòa nhà bằng gạch ngói cho quan trường, song chỗ học trò thi thì vẫn để đất trống cắm lều. Trường chia làm 3 ngăn: ngăn trong là nội trường, giữa là ngoại trường, bên ngoài là nơi học trò làm bài thi. Từ năm 1894 đến năm 1915, trường Nam Định được gọi là trường Hà Nam. Dựa vào sự thống kê trong Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục, trong số 47 kỳ thi của triều Nguyễn có 7 khoa thi được tổ chức với tên Sơn Nam, 22 khoa thi tổ chức với tên Nam Định, 8 khoa thi với tên Hà Nam (Hà Nội và Nam Định thi chung). Số Cử nhân trường thi Hương Nam Định lấy đỗ là 1083 vị, chiếm 20,6% tổng số Cử nhân triều Nguyễn. Trường thi hương Nam Định đã đóng vai trò không nhỏ trong việc tổ chức các kỳ thi Hương của triều Nguyễn.

- Trường Thanh Hóa

Từ năm 1807, trường mang tên trường Thanh Hoa, và chỉ tổ chức được 7 khoa thi, đến năm 1834 do số thí sinh ở trường ít, nếu để thi riêng thì chưa hợp lý nên bộ Lễ tâu xin cho Thanh Hoa thi chung với Nghệ An nhưng khoa thi này Nghệ An đã thi xong nên tạm hợp thi với trường Hà Nội, năm sau thi chung với Nghệ An khoảng 7 khoa thi đến năm 1848 trường Thanh Hoa tổ

chức thi trở lại. Theo Đại Nam Nhất thống chí thì đến năm 1852 trường được dựng ở xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phía Đông bắc tỉnh thành, có các nhà, các viện đều lợp bằng ngói và mang tên Thanh Hóa cho đến kỳ thi cuối năm 1918.

- Trường Nghệ An

Trường thi hương Nghệ An được xây dựng thời Lê Thánh Tông, nằm phía tây nam núi Lam Thành (còn gọi là Hùng Sơn). Thuộc xã Nghĩa Liệt huyện Hưng Nguyên. Đây là trấn lỵ Nghệ An thời Lê. Đầu triều Nguyễn, năm 1807, vua Gia Long cho dời trường thi hương từ Lam Thành về Vĩnh Doanh (Vinh). Lúc đầu trường dựng bằng nứa ở phía Đông Nam tỉnh thành. Đến năm 1847, trường được dời đến địa phận thôn Thượng, xã Yên Dũng, huyện Chân Lộc, trường có tường rào xây bằng đá ong, chu vi 193 trượng (1 trượng = 4m), cao 4 thước 5 tấc (khoảng 1.8m), các viên ở trong trường đều lợp ngói. Dưới triều Nguyễn, đây là một trong tám trường thi hương của cả nước, tổ chức được 42 khoa, lấy đậu 879 cử nhân, trong số đó có 571 người Nghệ An. Trường thi hương Nghệ An cũng nổi tiếng là nơi cung cấp nhiều vị đại khoa cho dất nước. Đã có 165 vị đại khoa là người Nghệ An, riêng triều Nguyễn có 81 vị (38 tiến sĩ và 43 phó bảng). Đặc biệt khoa thi Canh Tý (1900) có hai trường hợp hiếm có trong lịch sử khoa cử: Phan Bội Châu được triều đình xóa án vì có tài liệu trong khoa thi 1897, đã đậu đầu (Giải Nguyên) và được yết tên riêng một bảng. Đoàn Tử Quang ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đậu cử nhân vào năm ông 82 tuổi.

- Trường Thừa Thiên

Từ tháng 7.1813, tổ chức thi hương tại trường Quảng Đức (Quảng Đức vốn là trường thi Huế do chúa Trịnh Sâm đặt ra từ năm 1777 được Gia Long đổi tên). Sĩ tử gồm Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thi chung, năm này lấy đỗ 9 người. Năm 1819 lại đổi tên là trường Trực Lệ, đến năm 1825 bắt đầu đổi là trường Thừa Thiên. Tháng 10. 1843, sửa dựng trường thi Thừa Thiên ở trong kinh thành (thuộc phường Ninh

Bắc). Trường thi hương Thừa Thiên trước đặt ở xã Nguyệt Bầu ở bên bờ nam sông Hương. Trường thi Hội thì ở trước của Ngọ Môn, đều đến kỳ thi mới dựng tạm nhà tranh, phên nứa, thi xong thì dỡ đi, sai hai bộ Lễ, Công trù tính quy thức, đổi dựng trường thi theo cách thức chung, bên trong đều lợp ngói, bên ngoài bao tường gạch. Và hạ lệnh cho các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Gia Định đều chiếu quy thức do bộ gởi đến cho làm lại trường thi quy mô, rộng rãi hơn, duy bốn vi Tả Hữu Giáp Ất thì để trống chứ không dựng mái che. Từ năm 1813 đến năm 1918, trường thi Hương Thừa Thiên đã tổ chức 42 khoa thi lấy đỗ 1263 vị Cử nhân. Có thể nói trường thi Thừa Thiên là một trong số ít trường tổ chức các khoa thi hương đều đặn nhất, góp phần rất quan trọng trong việc chọn lựa nhân tài cho triều Nguyễn.

- Trường Bình Định

So với các trường thi khác vào thời Nguyễn thì trường thi Bình Định ra đời muộn hơn. Đến năm 1850 (Tự Đức thứ 3) mới có chỉ dụ thành lập trường thi Bình Định, song vẫn còn tá túc tại trường Thừa Thiên. Cho đến năm 1852, trường thi Bình Định mới được xây dựng với chu vi 193 trượng, cao 4 thước 5 tấc, tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng thuộc thôn Hòa Nghi, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn ngày nay, cách tỉnh lỵ Bình Định lúc đó chừng hơn một dặm về phía tây nam. Từ tỉnh lỵ Bình Định đến trường thi phải qua một con đò ngang, tục gọi là bến đò Trường thi (gọi tắt là bến Trường thi). Trường thi Hương Bình Định từ khi ra đời năm 1852, đến khi kết thúc năm 1915, đã tiến hành 22 khoa thi, chọn được 342 vị cử nhân. Riêng sĩ tử Bình Định chiếm đến 194 vị, còn lại 148 vị thuộc các tỉnh bạn. Đây là trường thi gần trường thi Gia Định nhất.

- Trường Gia Định đã được trình bày ở chương 2 và 3 nên không nêu ở đây.

- Trường An Giang

Sau khi Pháp chiếm Gia Định, kỳ thi Hương năm 1861 theo định kỳ phải tạm hoãn vì có biến. Tháng 8.1863, mới đặt trường thi Hương ở An

Giang, các cử nhân, tú tài ở Nam Kỳ người nào tình nguyện ra làm quan viên trường thi thì do tỉnh Vĩnh Long, Bình Thuận cấp cho đi trạm về kinh. Bắt đầu mở khoa thi năm Giáp Tý (1864) do Bố chánh Hà Tiên Nguyễn Văn Học làm Chủ Khảo, án sát Vĩnh Long Nguyễn Văn Nhã làm Phó Chủ khảo, lấy đỗ 10 cử nhân. Trường thi An Giang chỉ tổ chức được một lần duy nhất bởi vì sau đó các tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp theo các hiệp ước mà triều Nguyễn đã ký kết, ở Nam Bộ không còn trường thi Hương nữa.

Tiểu kết chương 1

Ta có thể thấy, cùng với sự tồn tại của vương triều, nền giáo dục và khoa cử triều Nguyễn đã kéo dài 117 năm (từ năm 1802 đến năm 1919). Mặc dù diễn ra trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố nhưng các khoa thi hương, thi Hội vẫn tiến hành khá đều đặn. Số Cử nhân, Tiến sĩ lấy đỗ qua các kỳ thi là nguồn nhân lực dồi dào cho hệ thống quan lại của triều đình. Các khoa thi được nhà nước tổ chức long trọng với quy chế chặt chẽ, cụ thể và thể lệ thi nhìn chung mang tính công bằng, bình đẳng, chọn đúng người thực tài. Có thể nói chế độ khoa cử phát triển đến triều Nguyễn thì thể chế và cơ cấu tổ chức thi cử đạt tới mức hoàn thiện nhất trong các triều đại Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, có 8 trường thi Hương tồn tại nhưng điều đặc biệt là không có kỳ thi nào tổ chức đồng loạt ở các trường thi, khoa thi cao nhất cũng chỉ có 7 trường, khoa thi có số Cử nhân đỗ đạt nhiều nhất là khoa thi năm 1855 với 199 người. Sự ra đời và hoạt động liên tục, đều đặn của các trường thi Hương đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo và tuyển dụng nhân tài ở triều Nguyễn.

CHƯƠNG 2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THI HƯƠNG GIA ĐỊNH TỪ NĂM 1813 ĐẾN NĂM 1858.

2.1. Khái quát chung về vùng đất Gia Định.

2.1.1. Vị trí địa lý

Khi biên soạn: “ Gia Định thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức có viết về vùng đất Gia Định giai đoạn trước năm 1698 như sau: “Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi xuy (hay Mô xoài) và Đồng Nai (tức nay là đất Biên Hòa trấn) đã có lưu dân của nước ta đến ở chung với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất”. Vào năm 1698 chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Nguyễn Hữu Cảnh đã lấy vùng đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn; mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị. Điều này cũng có nghĩa là lưu dân Việt Nam đã đến lưu vực các sông Đồng Nai, Mê Kông khẩn hoang và làm ăn sinh sống từ trước đó (thế kỷ XVI-XVII). Xứ Sài Gòn, chiếm khoảng một nửa đất Nông Nại, bao gồm cả miền Đông Nam Bộ tức phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Dân số phủ Gia Định năm 1698 ước độ có 40.000 hộ, khoảng 200.000 người”.

Từ năm 1698 cho đến trước năm 1802, vùng đất Gia Định chứng kiến nhiều thăng trầm, biến đổi của lịch sử dân tộc. Tên gọi, địa giới hành chính, dân cư,v.v… ở vùng đất này cũng có nhiều thay đổi, nhưng có một điểm chung là Gia Định thành và vùng phụ cận luôn giữ một vị thế hết sức trọng yếu đối với sự tồn vong, thịnh suy các chúa Nguyễn và Tây Sơn rồi Nguyễn Ánh thì không thay đổi.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế (1802), do vị thế vô cùng quan trọng của vùng đất Gia Định nói chung và trấn thành Gia Định nói riêng, nên

ngay từ đầu thế kỷ XIX, Hoàng đế Gia Long đã huy động binh lính, dân đinh và bỏ ra nhiều công sức, tiền của, xây dựng cả một hệ thống đồn binh, nhà trạm, kho dự trữ lương thực, muối, tiền bạc vũ khí, v.v… ở Gia Định thành cũng như các phiên trấn phía Nam. Gia Long còn xuống chiếu cho các quan đứng đầu các trấn ở Gia Định phải huy động binh lính, dân đinh sữa chữa

Một phần của tài liệu Trường thi hương gia định từ năm 1813 đến năm 1858 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w