Vị trí, quy mô và kiến trúc trường thi Hương Gia Định

Một phần của tài liệu Trường thi hương gia định từ năm 1813 đến năm 1858 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Vị trí, quy mô và kiến trúc trường thi Hương Gia Định

Theo ý kiến của PGS. TS Ngô Minh Oanh: “ Triều Nguyễn rất quan tâm đến đào tạo đội ngũ quan lại ở Nam Kỳ để làm chỗ dựa tinh thần thông qua việc tổ chức học hành, thi cử… Từ năm 1813, Gia Long mở kì thi Hương đầu tiên, trong đó Nam Kỳ có trường thi Gia Định. Trường thi Gia Định là một trong những trường thi lớn đã tuyển chọn được nhiều nhân tài đất Nam Kỳ cho triều đình Huế”.(“Sự du nhập giáo dục phương Tây vào Nam Kỳ Việt Nam thời thuộc Pháp 1861 – 1945”. Trích từ Tạp chí Khoa học xã hội, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh)

Theo ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn, trong: “ Đại Nam thực lục chính biên” như sau: “ Tháng 11 năm Giáp Dần (1794) dựng tuyển trường ở Đồng Tập Trận, sai bốn dinh ở Gia Định đều theo số người trong dinh, thu lấy tiền thuê khoán để làm (mỗi người nộp mười đồng tiền)”. Căn cứ vào tài liệu này có thể thấy từ thời Gia Long đến năm 1836 (khi xây thành Phụng) thì trường thi Hương được dựng ở Đồng Tập Trận. Mặc dầu, Gia Long đã có ý định xây dựng trường thi Hương ở đây, nhưng cho đến trước năm 1812, trường thi Hương Gia Định chưa được xây dựng. Trên thực tế, kể cả trường thi Hương Nghệ An, trường thi hương Thanh Hóa, hay trường Sơn Nam,… suốt thời Gia Long và cả trong những khoa thi đầu dưới thời Minh Mạng, vị trí trường thi thường là một bãi đất rộng, cao ráo, ở phía Đông Nam hay phía Nam trấn thành. Trước khi kỳ thi diễn ra chừng một tháng, nhà Nguyễn cho phép quan đầu trấn huy động binh lính, dân đinh, san lấp chỗ đất trũng, dùng tre rào bao quanh khu vực trường thi và dựng tạm một số nhà bằng tranh tre, nứa lá cho quan trường ở và làm việc trong suốt thời gian (khoảng 2 - 3 tháng). Sau khi thi xong hàng rào bao quanh và cả số nhà tranh tre tạm bợ kia bị dỡ bỏ, bởi vì thời Gia Long phải 6 năm mới tổ chức một kỳ thi Hương. Sang thời Minh Mạng (1820 -1840), nhà Nguyễn quy định ba năm tổ chức một kỳ thi Hương, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, chưa kể các Ân khoa nhưng tình trạng trường thi tạm bợ như thời Gia Long vẫn được duy trì trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, sau cải cách hành chính của Minh Mạng (1830 -1831), ngoài việc xây dựng lại các tỉnh thành kiên cố, Minh

Mạng và các vị vua tiếp nối bắt tay xây dựng các trường thi Hương một cách quy củ. Đầu tiên là trường thi Thừa Thiên có chu vi 173 trượng, nhà cửa trong trường thi được xây bằng đất đá, lợp ngói kiên cố, làm nơi làm việc cho quan trường trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. Tường hào bao quanh cũng được xây bằng gạch, đá, kiên cố, có các cửa, sĩ tử chỉ được mang lều chõng vào trường thi khi được gọi tên và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Khi vào trường thi phải ngồi đúng vi, giáp của mình để làm bài, không được đi lại lộn xộn. Sau trường thi hương Thừa Thiên, đến trường thi hương Nghệ An, trường thi hương Thanh Hóa, trường thi Hương Nam Định,v.v… cũng được xây dựng bằng gạch ngói kiên cố vào những thời điểm khác nhau và có chu vi khác nhau.

Giống như các trường thi Hương khác trong cả nước, năm 1813, khoa thi Hương đầu tiên ở Gia Định được tổ chức trên vùng đất cao ráo, bằng phẳng ở Đồng Tập Trận xưa. Tổng trấn Gia Định huy động binh lính dùng tre, nứa, rào hẳn cả một vòng rào bao quanh. Lực lượng quân đội tuần tiểu quanh trường thi trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. Sau kỳ thi, vùng đất diễn ra kỳ thi lại bỏ trống và phải đến kỳ thi sau nó mới được rào lại như trước.

Sau năm 1835, khi phá thành Quy để xây thành Phụng nhỏ hơn nằm về phía Đông Bắc thành Quy, phần mặt bằng thành cũ dư ra, được dùng phần góc tây nam để xây dựng trường thi Gia Định. Dựa trên bản đồ của Trần Văn Học vẽ năm 1815, có bổ sung và ghi thêm các địa danh dùng trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, ta sẽ thấy rõ hơn về vị trí của trường thi Hương Gia Định (Phụ Lục số3). Mặc dù là một trong hai trung tâm đào tạo nhân tài ở vùng đất phía Nam, nhưng trường thi Hương Gia Định suốt từ khoa thi năm đầu tiên cho đến hết đời vua Thiệu Trị (1840 - 1847) vẫn ở trong tình trạng tranh tre, nứa lá tạm bợ. Trước khi kỳ thi diễn ra người ta rào bao quanh, sau khi thi xong lại dỡ bỏ. Tình trạng đó chỉ được chấm dứt khi vua Tự Đức lên ngôi và bắt đầu tổ chức các kỳ thi Hương trên phạm vi cả nước.

Năm Tự Đức nguyên niên (1848) trường thi Gia Định được nhà vua cho xây dựng trên địa bàn thôn Hòa Nghĩa, ở phía Tây tỉnh thành (thành Phụng). Chu vi trường thi 193 trượng 6 thước, tường rào bao quanh cao 4 thước 5 tấc. Các kiến trúc phía trong cũng theo quy định chung của các trường thi Hương mà nhà Nguyễn đã cho xây dựng từ trước đó, bao gồm: nhà cho Chánh, Phó chủ khảo, Chánh, Phó Đề điệu, Phân khảo và Thập đạo. Toàn bộ có bảy căn, mỗi căn một gian, hai chái. Nhà dành cho các quan Giám khảo, Sơ khảo, Thể sát, Mật sát, Lại phòng. Ngoại trường gồm chín căn, mỗi căn ba gian hai chái. Nội trường gồm ba căn, mỗi căn năm gian hai chái. Bốn vi Giáp, Ất, Tả, Hữu đều để lộ thiên, không có mái che. Học trò vào thi phải dựng lều riêng từng người và dùng chõng mang theo. Tất cả kiến trúc trên đều làm bằng gỗ chắc, lợp ngói kiên cố.

Trường thi Hương Gia Định được xây dựng khang trang, kiên cố là một ân điển của vua Tự Đức đối với các thế hệ học trò ở vùng đất Gia Định. Tiếc rằng, chỉ một thời gian sau đó, trường thi Hương Gia Định buộc phải đóng cửa vì cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Học trò Gia Định không còn có điều kiện để lều chõng đến vùng đất này dự thi. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thất bại trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền ở ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rồi đến lượt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ cũng rơi vào tay pháp. Chiếm được Nam kỳ, người Pháp chấm dứt luôn việc tổ chức các kỳ thi Hán học ở đây. Để phục vụ cho công cuộc thống trị lâu dài vùng đất này, chính quyền thực dân từng bước áp dụng một nền giáo dục mới ở Nam Kỳ lục tỉnh. Giáo dục Hán học nói chung và trường thi Hương Gia Định nói riêng không còn có cơ sở để tồn tại như một số trường thi Hương ở các tỉnh thành khác. Sĩ tử ở vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh muốn thi thố tài năng phải khăn gói ra các trường thi gần nhất như Bình Định, Thừa Thiên…và không ít người cũng rất thành công tại các trường này. Có thể nói sự chấm dứt hoạt động của trường thi Hương Gia định là một thiệt thòi rất lớn của sĩ tử Nam Kỳ.

Từ năm 1807 đến năm 1918, nhà Nguyễn tổ chức 47 khoa thi hương ngạch văn (cả chính khoa và ân khoa) tuyển chọn được 5397 Cử nhân và trên

1 vạn Tú tài ( Phụ lục 3). Riêng trường thi Hương Gia Định tổ chức được 19 khoa thi. Nhưng trong số đó, có 14 khoa thi được tổ chức ở khu vực Đồng Tập Trận và 5 khoa thi tại trường thi thôn Nghĩa Hòa, xây dựng dưới thời vua Tự Đức. Trong sách: “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức viết vào cuối đời Gia Long, ông không ghi chép về trường thi Hương Gia Định. Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn: “Đại Nam thực lục” suốt cả triều vua Gia Long đến triều Minh Mạng và Thiệu Trị cũng không ghi chép nhiều về việc xây dựng trường thi Gia Định và các kỳ thi hương được tổ chức tại đây.

Đối chiếu với bản đồ thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, khu vực Đồng Tập Trận thuộc khu vực đường 3 tháng 2 và góc đường Nguyễn Tri Phương thuộc địa bàn quận 10. Còn trường thi thôn Nghĩa Hòa ở vào khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên, số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1.

Cũng như các trường thi Hương khác trong cả nước, dưới thời vua Gia Long các kỳ thi Hương ở Gia Định được tổ chức 6 năm một lần. Sang thời Minh Mạng cứ 3 năm thi một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Thông thường thi Hương có 4 kỳ (4 trường), người đỗ qua kỳ thi đầu gọi là nhất trường, mới dự thi nhị trường…Trúng 4 kỳ thi đỗ Hương Cống, trúng 3 kỳ thi đỗ Sinh Đồ. Mỗi kỳ thi Hương kéo dài trong một tháng đến tháng rưỡi để các khảo quan đủ thì giờ chấm bài cho các trường thi. Năm 1834, đổi phép thi 3 kỳ, cũng trong năm này định lệ sĩ tử các tỉnh từ Khánh Hòa vào Nam thi chung ở trường Gia Định đều thi vào tháng 7.

Từ năm 1850 trường thi Hương Gia Định thi vào tháng 9, ngày mồng 1 vào kỳ thi thứ nhất, ngày mồng 6 vào kỳ thi thứ hai, ngày 12 vào kỳ thi thứ ba, ngày 22 ra bảng. Quan trường từ khoa thi Hương năm 1807, ngoại trường đặt chức đề Điệu giám thí, Nội trường có chức Giám khảo, Sơ khảo, Phúc khảo. Các Giám khảo chỉ được cử trước kỳ thi 5 ngày. Người giữ trật tự phải là người không biết chữ…Nhìn chung trường quy ở trường thi Hương Gia

Định cũng tương tự như các trường thi khác trong cả nước, không có thay đổi gì nhiều.

Ở Gia Định có lệ khi sĩ tử trường Hương học 3 năm ra trường, phải xét đức hạnh, đạo nghĩa mà cử lên triều đình, lúc các sĩ tử sắp khởi hành, quan đại phu trong làng, các sĩ tử cùng nhau uống rượu gọi là lễ Hương ẩm tửu. Những nghi thức trân trọng này cũng thể hiện niềm tin và sự kỳ vọng của nhân dân đối với đội ngũ trí thức tại vùng đất phương Nam.

Xét về thời gian xây dựng, quy mô, cấu trúc trường thi Hương Gia Định không có gì đặc biệt so với một số trường thi Hương khác ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Nhưng điều đặc biệt ở đây là nơi tổ chức trường thi trong những khóa thi đầu không phải là điểm được chọn để xây dựng trường thi Hương kiên cố sau này và trường thi Hương Gia Định có thời gian tồn tại ít nhất so với các trường thi Hương khác ở nước ta. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân mà từ trước tới nay, không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến lịch sử hình thành, phát triển và lụi tàn của trường thi Hương Gia Định. Tuy nhiên, trong lịch sử hình thành và phát triển, trường thi Hương Gia Định đã có nhiều đóng góp đối với quốc gia dân tộc trên nhiều phương diện khác nhau.

2.3. Các kỳ thi được tổ chức ở trường thi Hương Gia Định

Trường thi Hương Gia Định tồn tại từ năm 1813 đến năm 1858 đã tổ chức được 19 kỳ thi, lấy đỗ 259 cử nhân. (Phần này nội dung dựa vào Quốc triều Hương khoa Lục - Cao Xuân Dục - có đối chiếu thêm với : Những Ông Nghè, ông Cống triều Nguyễn của Bùi Hạnh Cẩn).

Những địa danh là quê quán xuất thân của các Cử nhân tính theo đơn vị hành chánh cấp huyện đều có thể tìm trong (Phụ lục 4), bảng tra cứu địa danh ở triều Nguyễn này cũng giúp chúng ta dễ dàng hơn khi tìm hiểu quê quán của một vị Cử nhân nào đó.

Khoa năm Quý Dậu Gia Long thứ 12 (1813). Đây là khoa thi Hương thứ hai do triều Nguyễn tổ chức, còn đối với vùng đất Gia Định đây là khoa thi đầu tiên có trường thi Hương Gia Định. Sĩ tử thi chung tại trường gồm sĩ tử của các tỉnh Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên. Khoa thi này cả nước có 6 trường thi là : trường Quảng Đức, trường Nghệ An, trường Thanh Hóa, trường Thăng Long, trường Sơn Nam và trường Gia Định.

Quan trường thi tại trường thi Hương Gia Định gồm có: Hữu Tham tri Bộ Lễ Lê Quýnh làm Đề Điệu; Cai Bạ Trần Bình Hòa, Ngô Lương Uyển làm Giám thị, Hàn lâm viện Phan Hòa Bá làm Giám khảo.

Khoa thi năm Quý Dậu (1813) trường thi Gia Định lấy 8 người đậu Hương Cống, 6 người trong số đó quê thuộc Bình Dương (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, theo quy tắc: “nhất Cử, nhị Tú”, ngay trong khoa thi này quan trường còn tuyển chọn thêm một số Tú Tài. Khoa thi Hương đầu tiên được tổ chức tại trường thi Hương Gia Định thực sự là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của giáo dục Nho học trên miền đất phương Nam. Từ đây, học trò Gia Định và vùng phụ cận có cơ hội để dùi mài kinh sử, sớm trở thành ông Cống, ông Nghề như học trò của bao vùng quê khác. Nhà nước có thêm hiền tài, sự học phát triển rộng hơn ở vùng đất Gia Định và có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống của các tầng lớp nhân dân. Dưới đây là danh sách những người đỗ Hương cống trong khoa thi đầu tiên tại trường thi Hương Gia Định vào năm 1813:

1. Nguyễn Bảo Bang đỗ thủ khoa còn gọi là Hương Nguyên hay Giải nguyên, là người thôn Tân Thuận, huyện Bình Dương

2. Nguyễn Trí Thành là người thôn Tân Khai, huyện Bình Dương. 3. Lưu Bửu Tam là người thôn Long Toàn, huyện Phước Lộc.

4. Đoàn Trọng Quýnh là người thôn Trung Hòa huyện Bình Dương. 5. Trần Văn Hương là người thôn Nhơn Hòa huyện Bình Dương.

6. Lê Văn Thạnh là người thôn Tân Khai huyện Bình Dương. 7. Nguyễn Tấn Bá là người thôn An Bình huyện Kiến Đăng. 8. Phạm Vĩnh Thế là người thôn Long Điền huyện Bình Dương

Xin được so sánh với số học trò đỗ đạt ở một số trường thi Hương khác trong khoa thi năm 1813

BẢNG THỐNG KÊ KHOA THI NĂM QUÝ DẬU GIA LONG THỨ 12 (1813) DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

TT TÊN TRƯỜNG THI THỜI

GIAN THI

SỐ CỬ NHÂN ĐỖ

GHI CHÚ

1 Quảng Đức (Thừa Thiên) Tháng 7 9 Năm thi đầu tiên

2 Nghệ An Tháng 3 12

3 Thanh Hoa (Thanh Hóa) Tháng 7 9 4 Thăng Long Tháng 7 16

5 Sơn Nam Tháng 7 28

6 Gia Định Tháng 9 8 Năm thi đầu tiên ( Nguồn: Trích ở “Quốc triều hương khoa lục”, Cao Xuân Dục)

2.3.2. Các khoa thi tiếp nối (1813 - 1858)

Khoa thi năm Kỷ Mão Gia Long thứ 18 (1819) (tr 121)

Tham tri bộ Lại Ngô Vị làm Đề điệu, Cai bạ Phú Yên Trần Vân Đại làm Giám thí, Đốc học Bình Định Vũ Xuân Lộc làm Giám khảo.

1.Trương Hảo Hiệp

Người thôn Tân Khánh huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Làm quan tới chức Tuần Phủ Lạng Bằng. Vì việc Thám hoa Mai Anh Tuấn chết trận, ông về kinh chờ xét, trên đường bị bệnh chết.

2.Đặng Văn Nguyên

Người thôn Tân Định huyện Bình Dương. Làm quan tới chức Hiệp trấn Sơn Nam, bị cách.

3.Đặng Văn Mô

Người thôn Thanh Hưng huyện Kiến Đăng. 4.Trương Minh Giảng

Người xã Hanh Thông huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ chí Minh. Con Tham tri Trương Minh Thành. Làm quan tới Đông Các điện đại học sĩ, sung Nam Kỳ Kinh lược đại sư.( tìm hiểu rõ hơn ở chương sau)

5.Trương Duy Hội (sau đổi là Ngô Phước Hội)

Người xã Trảo Nha huyện Thạch Hà, thi nhờ trưòng này. Làm quan tới chức Bố chánh Quảng Nam, bị cách.

6. Mai Thăng Đường

Người thôn Tân Lân huyện Phước Lộc. Làm quan tới chức Án sát. 7. Nguyễn Công Hoán

Người thôn Tân Hưng huyện Bình Dưong. Làm quan tới chức Thượng thư bộ Hình.

8. Huỳnh Văn Tú

Người thôn Tân Hội huyện Phước Chánh,phủ Phước Long. Làm quan tới chức Bố chánh Cao Bằng.

9. Hồ Bảo Định (đổi thành Hồ Bảo Hựu)

Người thôn Giang Trạm huyện Tân Long. Làm quan tới chức Tổng đốc Bình Phú.

Người xã Phụ Lũy huyện An Phứơc. Làm quan tới chức Bố chánh Cao Bằng. Gặp loạn Nùng Văn Vân, ông cùng Án sát Trần Đình Trạc, Lãnh binh Phạm Lưu tử tiết, triều đình sắc lập miếu Tam trung để thờ .

11. Chu Kế Thiện

Một phần của tài liệu Trường thi hương gia định từ năm 1813 đến năm 1858 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w