Trong phần “Các phương pháp đánh giá tính vệ sinh của giày” của chương tổng quan đã đề cập ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích đồ thị và phân tích số liệu để đánh giá tính vệ sinh của các hệ vật liệu thông qua “Chỉ số vệ sinh tổ
hợp”. Nhằm khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp và để đánh giá tính vệ
sinh của các hệ vật liệu, tác giả sẽ kết hợp cả hai phương pháp lại với nhau như
sau: Các lớp vật liệu riêng biệt Hệ vật liệu Phương pháp liên kết Độ hút ẩm – nhảẩm – ngậm ẩm Thí nghiệm xác định các tính chất vệ sinh – Độ thông hơi Độ hút nước – thải nước
46
− Các tính chất vệ sinh (độ thông hơi, độ hút ẩm, độ nhả ẩm, độ hút nước và độ
thải nước) của hệ chuẩn đều được cho bằng “1” hay bằng “100%”.
− Tính các chỉ số tương đối của từng tính chất vệ sinh i (%) của hệđối chứng (là hệ cần so sánh với hệ chuẩn).
− Xác định “Chỉ số vệ sinh tổ hợp K” của hệđối chứng so với hệ chuẩn (1).
− Thể hiện giá trị tích số của hệ số quan trọng và chỉ số tương đối tính chất vệ
sinh i (%)của hệđối chứng lên trục của đồ thị (đối với hệ chuẩn, cũng thực hiện tương tự nhưng các chỉ số tương đối các tính chất vệ sinh i đều là 100%) (2).
− Như vậy chỉ số vệ sinh tổ hợp của hệ đối chứng theo như phương pháp phân tích đồ thị chính là tỷ số diện tích tính bằng phần trăm của hệ đối chứng so với hệ chuẩn, nhưng vì chưa tính đến hệ số quan trọng của chỉ số tương đối Xi nên không chính xác và đã được khắc phục bằng cách thể hiện (2) trên đồ thị và “K” chính là tỷ số diện tích tính bằng phần trăm của hệ đối chứng so với hệ chuẩn hay “Chỉ số vệ sinh tổ hợp K” của hệđối chứng so với hệ chuẩn.
− Kết hợp giữa (1) và (2) sẽ cho kết quả trực quan và chính xác về chỉ số vệ sinh tổ hợp, tạo thuận lợi cho quá trình so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hệ vật liệu theo từng mục đích sau này.