Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ số quan trọng đặc trưng cho tập hợp các tính chất vệ sinh vật lý hay tính vệ sinh của vật liệu làm phần mũ giày là độ thông hơi. Và tính vệ sinh của vật liệu mũ giày có thể đánh giá theo hai chỉ số: “độ hút
ẩm và độ nhả ẩm”, hoặc “độ thông hơi và độ hút nước”, hoặc “độ thông hơi và độ
hút ẩm”.
Nhà nghiên cứu I. Lorant (Tiệp khắc) đã đánh giá vật liệu theo độ thông hơi và độ hút ẩm đã khẳng định: vật liệu đảm bảo yêu cầu vệ sinh cần có độ thông hơi không dưới 4,5 mg/cm2.h và độ hút ẩm 30-35% .
A. Blazei đặc trưng tính vệ sinh của của vật liệu giày theo 3 tính chất: độ
thông hơi, độ hút ẩm và độ dẫn nhiệt. Còn A.N. Braclavxki thì lại đặc trưng theo:
độ thông hơi, độ thẩm thấu mao dẫn và độ nhảẩm. B.A. Kracnov thì tăng lên đến 4 tính chất: độ thông hơi, độ hút ẩm, độ nhảẩm và độ hút nước.
Một số nhà nghiên cứu khác như A.A.Avilov, L.P.Morozova lại cho rằng các tính chất vệ sinh của vật liệu giày được đặc trưng bởi các chỉ số tổ hợp, trong đó bao gồm độ thông hơi, độ hút ẩm, tỷ số vận tốc (độ thẩm thấu) các quá trình hút
ẩm và nhảẩm, độ hút nước, độ thẩm thấu không khí và độ truyền nhiệt.
Vềđiều kiện thử nghiệm, tất cả các phương pháp nghiên cứu tính vệ sinh của giày có thể phân chia thành 2 nhóm: nhóm tiến hành trong điều kiện thí nghiệm trên các thiết bị chuyên dùng mô phỏng quá trình tác động của bàn chân với giày, hoặc tiến hành trong các điều kiện con người sử dụng giày.
Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với việc sử dụng các thiết bị mô phỏng được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu tính giữ nhiệt và tính trao
đổi ẩm của giày. Trong các thiết bị này, giày được đặt trong buồng nhiệt lượng mô phỏng môi trường bên ngoài, còn bên trong giày người ta đưa không khí nóng và
ẩm vào (đôi khi đưa theo chu kỳ như khi sử dụng giày) mô phỏng vùng vi khí hậu bên trong giày. Trong giày có đặt các cảm biến đểđo nhiệt độ và độ ẩm không khí sau các khoảng thời gian xác định. Như vậy có thể xác định được độ truyền ẩm của mũ giày và khả năng hút ẩm của nó. Ưu điểm là có thể tạo nên điều kiện khí hậu sử
dụng khác nhau và có thể thí nghiệm lặp lại, nhưng phương pháp nghiên cứu tính vệ sinh của giày trên các thiết bị chuyên dùng không được sử dụng rộng rãi do
29
không thể tái tạo được toàn bộ quá trình tác động phức tạp giữa bàn chân – giày – môi trường bên ngoài.
Trên bàn chân cũng như một phần của cơ thể xuất hiện các phản ứng phức tạp khi chịu tác động từ các điều kiện bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí xung quanh, áp suất cơ học của giày, các tính chất của vật liệu, do vậy người ta thường sử dụng phưong pháp nghiên cứu tính vệ sinh của giày trong quá trình sử
dụng giày.
Tuy nhiên nếu như chỉ đánh giá các vật liệu ở trạng thái riêng rẽ thì chưa phản ánh đúng các tính vệ sinh của chúng trong hệ vật liệu mũ giày và đế giày. Khi đó, các chỉ số tính chất vệ sinh – vật lý sẽ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc và phương pháp ráp nối các vật liệu với nhau trong hệ. Do vậy, ngoài việc xác định các tính chất vệ
sinh – vật lý của từng vật liệu, thì việc xác định các chỉ số này của các hệ vật liệu
có tính đến phương pháp ráp nối các vật liệu trong hệ, như vậy mới cho các thông
số sát thực hơn về tính vệ sinh của giày dép.
Để có thể phản ánh chính xác nhất tính vệ sinh của giày dép thì các hệ vật
liệu mô phỏng cần được thí nghiệm trong điều kiện tương tự như sử dụng các hệ
vật liệu trên giày: thời gian thí nghiệm tương đương với thời gian mang giày, có sự
chênh lệch áp suát giữa hai bề mặt hệ vật liệu, các hệ hút ẩm, hút nước từ một mặt
– mặt tiếp xúc với bít tất ẩm hoặc với bàn chân,…