Đánh giá tính vệ sinh của giày theo sự trao đổi ẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại thành phố hồ chí minh (Trang 70)

Việc đánh giá tính vệ sinh của giày trên cơ sở tính chỉ số vệ sinh tổ hợp tuy đơn giản nhưng chưa có tính thực tiễn cao, bởi vì khi sử dụng chỉ số này người ta chưa chú ý đến mối liên hệ của các tính chất vật lý của các vật liệu, hệ vật liệu với sinh lý bàn chân, với các điều kiện sử dụng giày khác nhau.

Tính vệ sinh của giày có thể được đánh giá bằng phương pháp dựa trên cơ sở

phân tích tính cân bằng của quá trình thoát ẩm của bàn chân – sự hút ẩm của mũ

giày. Sự cân bằng này cần đảm bảo tính tiện nghi cho người sử dụng giày trong toàn bộ quá trình sử dụng giày.

Mc = Mmg + Mlđ + Mkh (1) Với: Mc – lượng ẩm (mồ hôi) thoát ra từ bàn chân;

Mmg, Mlđ – lượng ẩm được hấp thụ bởi mũ giày và hệ vật liệu lót đế

Mkh – lượng ẩm đưa ra ngoài qua các khe hở giữa cổ giày và giày.

Lượng mồ hôi bàn chân tiết ra được mũ giày hấp thụ và tiếp theo khuếch tán từng phần qua các lớp vật liệu và đưa ra bên ngoài, có nghĩa là trong trường hợp này diễn ra hai quá trình: hút ẩm và ngậm ẩm bởi các lớp mũ giày và thải ẩm (thông hơi) vào môi trường xung quanh.

Nếu coi tốc độ thoát hơi nước, mồ hôi từ các phần trên bề mặt bàn chân (lòng, mu bàn chân) là như nhau, có thể lấy cùng một giá trị trung bình của tốc độ thoát hơi nướctừ bàn chân (2) để làm cơ sở so sánh với tốc độ thải ẩm qua các khe hở, tốc độ ngấm hút và thông hơi ẩm của giày (3). Nếu giá trị tính được theo (3) lớn hơn giá trị của (2)thì coi như giày có tính vệ sinh tốt và tất nhiên còn phải xét theo từng loại giày (với các loại vật liệu và phương pháp liên kết các chi tiết trong hệ

35

Như vậy có thểđánh giá tính vệ sinh của giày ở các mức độ khác nhau bằng các phương pháp: thử nghiệm trên các thiết bị mô phỏng; đánh giá trực tiếp trong quá trình sử dụng giày; đánh giá thông qua các tính chất vệ sinh của vật liệu và các hệ vật liệu giày có xét đến đặc điểm liên kết các vật liệu trong hệ; đánh giá thông qua phương pháp phân tích đồ thị hoặc phân tích số liệu và đánh giá thông qua sự

trao đổi ẩm của các loại giày riêng biệt.

1.3. Yêu cầu vệ sinh đối với giày sử dụng trong điều kiện khí hậu Việt Nam

1.4.1. Đặc đim khí hu, môi trường Vit Nam:

Trong ba tác nhân hình thành nên điều kiện khí hậu của một vùng lãnh thổ là: chếđộ bức xạ, chế độ hoàn lưu và điều kiện địa hình, thì đối với dải đất liền ven biển Việt Nam, hai tác nhân sau là rất quan trọng. Do hình dạng, địa hình và vị trí địa lý nằm dọc theo rìa đất liền phía Đông Nam Châu Á, Việt Nam có rất nhiều chếđộ khí hậu khác nhau.

Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa Châu Á, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ

Bắc vào Nam và từĐông sang Tây.

Khí hậu Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từđèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuân – Hạ – Thu – Đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, nên có mùa đông lạnh. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa lạnh nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ

36

Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 đến 2.500 mm. Lượng mưa năm nước ta liên quan đến yếu tố địa lý, trước hết là điều kiện địa hình. Lượng mưa năm ở miền Bắc lớn hơn miền Nam cả về trị số phổ biến cũng như trị số các trung tâm mưa.

Độ ẩm không khoảng 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp vềđịa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán.

1.4.2. Yêu cu v sinh đối vi giày dép

Như vậy, đặc điểm khí hậu miền Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng có nhiệt độ và độẩm cao quanh năm, được đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, thời tiết nắng nóng và oi bức; mùa mưa thì luôn ẩm

ướt, nhất là đối với hệ thống đường xá chất lượng thấp của Việt Nam hiện nay, thì cả hai mùa trên đều là những nguyên nhân chính gây ra sự không vệ sinh đối với cơ thể nhất là tính vệ sinh ở chân khi mang giày hoàn toàn không được đảm bảo.

Nhiệt độ, độ ẩm không khí cao làm bàn chân ra mồ hôi, giày ẩm ướt, kết hợp với tác động của bụi, bẩn và các hóa chất tạo môi trường cực kỳ thuận lợi bên trong giày để vi khuẩn, nấm (vi sinh vật nói chung) phát triển. Đây chính là nguyên nhân làm cho các bệnh (nổi mụn, ngứa v.v.) thường xuất hiện nhiều nhất trên bàn chân so với các phần khác của cơ thể. Ngoài ra, vi sinh vật tạo ra mùi hôi, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Do vậy đối với giày dép sử dụng ở nước ta thì yêu cầu khử mùi khó chịu cho giày, bàn chân cần được quan tâm.

Vệ sinh chân sạch sẽ không phải là biện pháp hữu hiệu. Vì chân nhất thời đã

được vệ sinh xong lại xỏ vào chiếc giày không vệ sinh và chân trở lại quá trình đấu tranh với vi khuẩn. Chúng ta đã và đang chú tâm quá nhiều đến tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh cá nhân trong đó có vệ sinh chân mà chúng ta đã bỏ qua giày – nguồn gốc chính của các vấn đề vệ sinh gây hại đến chân nhiều nhất.

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể các yêu cầu vệ sinh đối với các loại vật liệu chính cho các chi tiết giày:

37

không gian bên trong giày, có nghĩa là chống nước từ mặt ngoài, chống nhiệt và độ

lạnh, có độ dẫn nhiệt thấp, phải cho hơi xuyên qua, hút ẩm, bền vững trước tác

động của mồ hôi, có chỉ số cao về hấp thụ nước và thoát nước. Vật liệu mũ giày không được thải ra hoặc thải ra một lượng tối thiểu các chất có thể gây bệnh cho da chân và các cơ quan khác. Vật liệu cho mũ giày phải mềm, không tạo nên áp lực lên bàn chân, nhưng đồng thời phải có tính giữ dáng.

• Lót mũ giày, lót tẩy: Các vật liệu lót mũ giày và lót tẩy (tẩy nhét) tiếp xúc trực

tiếp với bàn chân do đó phải có độ cho hơi nước và nước xuyên qua, độ hút ẩm và

độ thoát nước cao hơn so với các chi tiết ngoài, cũng như có lực cản lớn trước sự

ngâm nước và tác động của mồ hôi

• Pho mũi và pho hậu: Pho mũi và pho hậu là các chi tiết nằm giữa trong cấu trúc

nhiều lớp của mũ giày với các lớp keo nguyên khối, không có khả năng cho qua hoặc thậm chí là hấp thụ các chất thải ra từ bàn chân. Tùy thuộc vào loại giày mà yêu cầu chủ yếu đối với vật liệu cho pho mũi và pho hậu là cứng để không bị biến dạng hoặc đàn hồi để khôi phục lại hình dáng sau khi bị lực tác động lên.

• Đế ngoài: Các yêu cầu chính đối với vật liệu đế là cản lực cao trước sự ngâm

nước, sự phân rã, tính không thấm nước, tính dẫn nhiệt thấp, nếu đế dày thì phải nhẹ. Đối với các loại giày chuyên dụng thì đế giày nhiều khi còn phải có các yêu cầu như dẫn hoặc cách điện, chống dầu nhớt, chống a-xít, …

Vật liệu đế có thể có các tính chất vệ sinh không cao, bởi vì giữa bàn chân và đế là nhiều lớp gồm các loại vật liệu khác nhau, trong đó có cả những lớp không cho phép mồ hôi tiết ra từ bàn chân thấm qua. Sự ứng dụng các vật liệu có các chỉ số

cao vềđộ xuyên hơi nước, độ hấp thụ và thải nước ít ảnh hưởng đến điều kiện bên trong giày, nhưng có thể làm xấu đi các tính chất ngăn nước và nhiệt.

• Chi tiết bảo vệ gót đế giày: Vật liệu làm chi tiết bảo vệ gót đế phải có cản lực

38

CHƯƠNG II

NI DUNG VÀ

39

2.1. Mục đích nghiên cứu

Vệ sinh, sinh thái là các tính chất quan trọng của giày đảm bảo cho các hoạt

động bình thường của bàn chân, giúp giữ gìn sức khoẻ và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Trong quá trình sử dụng, giày tiếp xúc chặt chẽ với bàn chân và tác động liên tục lên nó, cho nên việc sử dụng những đôi giày không hợp vệ

sinh trong thời gian dài có thể làm phát sinh bệnh lý cho bàn chân, ảnh hưởng lớn

đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người sử dụng. Do vậy các tính chất vệ

sinh, sinh thái của giày được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung vào việc nâng cao tính vệ sinh của vật liệu làm giày, cải tiến trong thiết kế, kết cấu giày và công nghệ sản xuất nhằm cải thiện tính tiện nghi cho giày. Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm.

Ngành Da–Giày Việt Nam là ngành công nghiệp non trẻ, các nghiên cứu khoa học về da–giày chưa nhiều. Các nghiên cứu tập trung vào công nghệ thuộc và hoàn tất da, chưa có một nghiên cứu nào về công nghệ sản xuất giày, đặc biệt là nghiên cứu về các tính chất vệ sinh, sinh thái của giày. Trong khi đó điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam đòi hỏi giày dép phải có tính vệ sinh cao nhằm đảm bảo cho bàn chân luôn khô ráo, không quá nóng và không gây mùi khó chịu. Cho

đến nay các nhà sản xuất giày dép của nước ta chưa thực sự quan tâm đến tính vệ

sinh của giày nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu giày dép ngày càng tăng mạnh của thị trường trong nước.

Vì thếđề tài “Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích lượng hóa tính vệ sinh của giày nhằm

đánh giá và so sánh tình trạng vệ sinh của những loại giày phổ biến đang được người dân thành phố Hồ Chí Minh sử dụng, từ đó làm cơ sở để, nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng những thông tin về tính chất quan trọng này của giày, từđó giúp các nhà sản xuất đưa ra những giải pháp nâng cao tính vệ sinh của giày, khách hàng có thể lựa chọn những loại giày có tính vệ sinh phù hợp với

40

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Cấu trúc một chiếc giày thông thường gồm hai phần: Phần mũ giày (thường gọi là mũ giày) (hình 2.1a) bao gồm nhóm chi tiết che phủ toàn bộ phía trên (mu) bàn chân và phần đế giày (hình 2.1b) gồm nhóm chi tiết nằm bên dưới lòng bàn chân.

Hình 2.1 Mũ giày và đế giày

Phần mũ giày bao gồm các lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài được phân bổ ở phía ngoài giày; lớp chi tiết trong (các chi tiết lót) tiếp xúc trực tiếp với da bàn chân; còn các chi tiết trung gian (các chi tiết tăng cường) được phân bổ ở giữa các chi tiết ngoài và trong nhằm gia cố thêm độ cứng (pho mũi, pho hậu) hoặc gia cố

chống bai dãn các chi tiết (nhất là các chi tiết làm từ da thuộc rất dễ bị bai dãn theo thời gian sử dụng).

Tương tự như mũ giày, phần đế giày cũng gồm nhiều lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài gồm đế giày, gót và phủ gót giày; lớp trung gian gồm có độn đế, đế trong (tẩy gò); lớp lót gồm có tẩy (tẩy nhét) và lót mặt (lót tẩy). Trong đề tài này, thuật ngữ lót đế giày bao gồm các chi tiết “tẩy gò – tẩy nhét – lót tẩy”, các chi tiết phần

đế giày tham gia vào quá trình trao đổi ẩm của giày.

Hình 2.2 Các chi tiết phần đế giày a b Ty Gò Ty nhét Lót Ty Độ n ế Đế ngoài

41

Nhưđã trình bày ở phần trên, các yêu cầu chính đối với vật liệu đế ngoài là bền với nước, không thấm nước, tính dẫn nhiệt thấp,… nhằm giúp giày bảo vệ chân không bị thấm ướt, bám bẩn,… khi giày tiếp xúc với đất. Vì thếđế ngoài thường là các vật liệu tổng hợp (nhựa, cao su, chất dẻo) với các tính chất vệ sinh – vật lý không cao nên thực chất đế ngoài cản trở phần lót đế thoát hơi ẩm và nhả ẩm ra môi trường bên ngoài.

Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và thải ra lượng mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể, vì thế việc sử dụng lớp lót đế ngoài mục đích tạo độ êm cho chân khi đi giày thì lót đế cần phải có khả năng hút ẩm, hút nước tốt, nhả ẩm và thải nước nhanh chóng nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên của đế ngoài, góp phần cải thiện tính vệ sinh của giày.

Khác với hệ vật liệu phần đế giày, hệ vật liệu mũ giày có khả năng hút ẩm và thải ẩm từ bàn chân ra môi trường bên ngoài. Nhưng do đặc điểm của quá trình đi giày nên hệ vật liệu mũ giày và lót đế chỉ thực hiện quá trình thấm hút hơi ẩm, mồ

hôi từ một mặt – mặt tiếp xúc với “bít tất ẩm” hay bàn chân. Đối với quá trình thải

ẩm, do sự cản trở của đế ngoài, nên hệ vật liệu lót đế chỉ có thể tiến hành thải ẩm từ một phía như quá trình hút, còn hệ vật liệu mũ giày có thể thải ẩm ra cả hai phía từ hai mặt của hệ. Do đó mà quá trình thông hơi ẩm từ vùng vi khí hậu bên trong giày ra môi trường bên ngoài khi chân đi giày chỉ có thể thực hiện thông qua hệ vật liệu mũ giày.

Như vậy, hệ vật liệu mũ giày và hệ vật liệu lót đế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt ẩm giữa bàn chân và môi trường bên ngoài thông qua giày. Vì thế, để đánh giá tính vệ sinh của các loại giày phổ biến, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hệ vật liệu tiêu biểu dùng làm mũ giày và lót đế giày tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Kho sát các loi giày tiêu biu ti Tp.HCM

Như đã trình bày ở phần tổng quan, người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất ưa chuộng các sản phẩm giày dép được sản xuất trong nước, tuy họ chọn giày ngoại (chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc) cho những buổi dạo phố, dạ tiệc (vì giá thường

42

rẻ và theo kịp các thị hiếu về thời trang), nhưng để sử dụng hằng ngày, người tiêu dùng vẫn trung thành với các thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” như: Vina giày, Bitis, Bitas, Á Châu, Sài Gòn Shoes,… và các loại giày tại các cửa hàng bán lẻ có cơ sở sản xuất vừa và nhỏ như Pasteur, T&T, Hồng Thạnh, Hồng Anh,... Tiến hành khảo sát tìm hiểu các hệ vật liệu dùng làm mũ giày và lót đế, công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại thành phố hồ chí minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)