Thiết kế và công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)

Các đặc điểm thiết kế – công nghệ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính vệ sinh của giày. Tuy nhiên cần phân biệt ảnh hưởng của các yếu tố thiết kế và các thông số

công nghệđến các chỉ số vệ sinh, đểđánh giá mức độ tiện nghi khi thiết kế giày và lựa chọn các chếđộ công nghệ sản xuất.

17

Giày có hai chức năng cơ bản:

− Chức năng bảo vệ: Vốn là bản chất tự nhiên của giày dép nhằm bảo vệ đôi bàn chân tránh khỏi những tiếp xúc trực tiếp không có lợi từ môi trường. Do đó khi thiết kế về kiểu dáng của giày phải luôn gắn liền với những hoạt động của con người trong những điều kiện khí hậu và môi trường khác nhau nhằm bảo vệ và

đem lại cho đôi bàn chân sự thoải mái cần thiết phù hợp với môi trường và mục

đích sử dụng.

− Chức năng thẩm mỹ: Là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của nghệ thuật thực nghiệm. Nó đóng vai trò làm đẹp nhằm tôn lên nét đẹp vốn có hoặc che đi những khuyết điểm của đôi bàn chân.

Những sản phẩm thiết kế được thừa nhận là đẹp phải là những sản phẩm tuân thủ các nguyên lý thiết kế, những sản phẩm đó phải vừa mang tính công năng vừa mang tính thẩm mỹ.

Ý tưởng để thiết kế kiểu dáng giày trước hết phải dựa vào mục đích sử dụng và

đối tượng sử dụng. Với những ý tưởng sáng tạo của mình, các nhà thiết kế có thể

tạo ra rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng giày khác nhau. Tuy nhiên những ý tưởng này phải luôn đi kèm với mục đích sử dụng (chơi thể thao, dạo phố,…) và đối tượng sử dụng (lứa tuổi, giới tính,..) để nhằm đảm bảo sự thoải mái khi đi giày.

Phom giày là một khối đặc mô phỏng hình dạng, kiểu dáng bàn chân người. Hình dạng và kích thước phom giày, các tính cơ học của hệ vật liệu mũ giày, công nghệ ráp đế sẽ quyết định đến việc giày có phù hợp với hình dạng và kích thước bàn chân, làm giảm đến mức thấp nhất sự tác động của giày lên bàn chân trong quá trình bàn chân vận động.

Việc lấy áo phom giày (hình trải trung bình bề mặt phom) phục vụ cho công tác thiết kế, làm mẫu rập, đòi hỏi phải chính xác nhằm đảm bảo cho giày vừa chân, nếu không giày sẽ tác động làm biến dạng bàn chân gây khó chịu, hoặc gây khuyết tật cho bàn chân.

Mũ giày làm từ giả da có độ co giãn ít và cứng nên khả năng định hình của giày với bàn chân kém, độ ép nén bàn chân đặc biệt là ở phần ngón và khớp ngón lớn,… Do vậy cần tăng kích thước các chi tiết mũ giày từ giả da bằng cách sử dụng phom có kích thước lớn hơn, tăng chiều rộng chân gò và phần cấp bù ở mũi.

18

thành nên tính vệ sinh của giày. Bao gồm:

− Các phương pháp liên kết (may, dán, hàn,…) các chi tiết và các lớp vật liệu (lớp ngoài, lớp lót,…) với nhau ở từng phần (phần mũ, phần đế).

− Phương pháp ráp đế hay phương pháp ráp phần đế giày với phần mũ giày (dán, khâu, dán và khâu, đóng đinh,…).

Các thành phần cấu trúc mũ giày, đế giày (số lượng các lớp và các chi tiết) và phương pháp liên kết các chi tiết, lắp ráp các chi tiết có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ

bàn chân và độ ẩm không khí bên trong giày. Bởi vì nó liên quan đến khả năng thông thoáng (thông hơi và thông khí) và hút ẩm của hệ vật liệu (mũ giày và đế

giày). Và có thể dễ dàng nhận thấy là phương pháp may luôn đảm bảo tính vệ sinh hơn phương pháp dán.

Các nghiên cứu của A.I. Xautin và B.Ia. Kracnov [5,6] cho thấy loại keo, phương pháp quét keo và vị trí phân bố màng keo có ảnh hưởng đáng kể đến tính vệ sinh của giày (làm hạn chế khả năng hút ẩm, thông hơi của giày), bởi vì các màng keo kín sẽ không thẩm thấu hơi ẩm và chất lỏng ở dạng giọt. Ngoài ra, màng keo còn là nguyên nhân gây tác động độc hại đến bàn chân vì hầu hết các loại keo

đều là các chất hóa học dễ phân hủy dưới tác động của môi trường nhiệt nóng ẩm. Cấu trúc mũ giày còn liên quan chặt chẽ đến khả năng ổn định hình dạng của giày, liên quan đến độ cứng, đến áp lực tác động lên bàn chân, có thể làm bàn chân mỏi mệt, ra nhiều mồ hôi hoặc gây ra các tổn thương da bàn chân. Các thành phần cấu trúc và các phương pháp ráp đế về cơ bản xác định các tính chất như độ mềm dẻo (độ cứng) và khối lượng giày, là nguyên nhân gây tổn thương cho bàn chân do các tác động cơ học của giày lên bàn chân. Nếu đế giày không mềm dẻo và có khối lượng lớn thì cơ thể phải tăng tiêu hao năng lượng trong quá trình sử dụng giày, có nghĩa là bàn chân sẽ ra nhiều mồ hôi hơn. Ngoài ra, cấu trúc phần đế giày không

đạt yêu cầu còn tạo khả năng cho không khí nóng (lạnh) và ẩm đi vào khoảng không bên trong giày làm thay đổi sự trao đổi nhiệt – ẩm của bàn chân, ảnh hưởng

đến tính vệ sinh của giày.

Sự tổ hợp từ các tính chất vật lý của các lớp vật liệu riêng biệt và phương pháp liên kết chúng (may, dán,…) trong hệ (hệ vật liệu mũ giày, hệ vật liệu đế giày) sẽ

hình thành nên các tính chất vệ sinh – vật lý tổng hợp của hệ vật liệu làm giày, điều này sẽ quyết định đến khả năng trao đổi nhiệt, ẩm giữa bàn chân và môi trường bên

19

ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến tính vệ sinh của giày.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)