5. Cấu trúc luận văn
3.3.2 Các thiếu sót Quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Hải Phòng
Qua gần 05 năm tổ chức thực hiện, trước những yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội, năm 2016 Hải Phòng chuân bị tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Căn nguyên việc điều chỉnh này là sự phát triển kinh tế xã hội thay đổi nên nhiều chỉ tiêu sử dụng đất không đảm bảo trong thời kỳ tới, cần dự án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tăng cường công tác quản lý đất đai sát với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Phải nói rằng chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; tính kết nối quản lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật, việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tình hình quy hoạch, sử dụng đất cho thấy đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Hiện vẫn còn một bộ phận người dân chưa nắm được thông tin về các đề án quy hoạch. Quy hoạch treo, dự án treo vẫn là vấn đề 'thời sự'. "Quy hoạch treo" chính là mặt trái của quy hoạch xây dựng, bản thân việc lập quy hoạch không xóa được mặt trái này. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp
Theo kết quả điều tra, vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo” trên địa bàn đang rất nóng. Nhiều nơi quy hoạch còn kéo dài, người dân không được phép chuyển mục đích sử dụng đất, gây bức xúc trong dân. Các cuộc khảo sát được tiến hành trên nhiều yếu tố liên quan đến đời sống. Kết quả cho thấy còn rất nhiều vướng mắc trong việc ổn định cuộc sống của bộ phận dân cư này. Về việc làm, về thu nhập, giáo dục và nhiều chỉ số khác dù có tín hiệu lạc quan nhưng vẫn chưa thật sự tạo được sự an tâm đối với các hộ dân bị di dời, giải tỏa.
Việc cấp phép xây dựng tạm trong các khu quy hoạch tuy tháo gỡ khó khăn bước đầu nhưng chưa làm an lòng người dân, vì nhà cửa của dân trong khu quy hoạch không được mua bán, sang nhượng đúng giá; nhiều khu trong dự án quy hoạch bị bỏ trống, gây lãng phí...
Quy hoạch TP.Hải Phòng là việc sắp xếp công việc tương lai trong không gian, là định hướng phát triển không gian đô thị. Việc định hướng này mang tính pháp lý, bởi khi đã định hướng sử dụng đất theo một mục đích nào đó thì phạm vi diện tích đất được định hướng này phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng cho tới khi thực hiện quy hoạch.
Tất thảy các quy hoạch xây dựng có tính "treo" này đều xuất phát từ bản chất định hướng cho tương lai của quy hoạch. Nói cách khác, đồng thời với việc định hướng cho tương lai của quy hoạch đã dẫn đến việc giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất, chờ thực hiện, dẫn đến "treo". Việc "treo" này có thể là 5 năm, 10 năm, 15 năm hay 20 năm và dài hơn thế nữa là tùy thuộc vào "quy hoạch chi tiết" hay "quy hoạch chung".
Dự án quy hoạch sử dụng đất kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội TP.Hải Phòng, lãng phí nguồn lực đất đai, đặc biệt là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân.
góp của nhân dân để thực hiện cải tạo và phát triển đô thị, đặc biệt đối với các tuyến đường đã được quy hoạch, mở rộng lộ giới, đã quản lý xây dựng theo lộ giới quy hoạch từ trước tới nay.
Nhiều dự án, công trình công cộng cần được khuyến khích tư nhân đầu tư với sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, các công trình này sớm được thực hiện, kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân; cũng cần sớm tiếp cận và thực hiện phương pháp quy hoạch chiến lược, xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng quận, huyện của toàn thành phố. Đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch, chính sách, cụ thể hơn nữa là giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và phê duyệt quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án, nhưng không làm gì để thực hiện dự án trong một thời gian đến hàng chục năm sẽ gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở nhiều nơi và gây lãng phí đất đai. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là do phương pháp và nội dung quy hoạch chưa đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; việc phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch không đồng bộ và chưa hợp lý; điều hành thực hiện quy hoạch còn yếu cả về tính nghiêm minh lẫn tính kịp thời…
Cần tăng tính khả thi của quy hoạch, với nhiều nội dung quan trọng như lập quy hoạch; thẩm định và phê duyệt quy hoạch; điều chỉnh quy hoạch; quản lý thực hiện quy hoạch phải bán sát hơn nữa việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, đặc thù và sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên để có phương án quy hoạch hợp lý… sẽ giải quyết được những bất cập, tồn tại.
điều chỉnh quy hoạch để tránh tình trạng điều chỉnh tràn lan như: sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, quy hoạch tổng thể ở cấp cao hơn hoặc có sự thay đổi… Đồng thời cũng quy định cụ thể về hình thức điều chỉnh và trình tự tiến hành điều chỉnh nhằm đảm bảo tính đồng bộ.
Để tăng cường tính hiệu quả và khả thi của quy hoạch sau khi được phê duyệt gắn với nguồn lực thực hiện, cũng như đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, Dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch; trách nhiệm ban hành cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực phát triển theo quy hoạch cũng như chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt…
Chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; tính kết nối quản lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật, việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ban hành thêm các văn bản dưới Luật đất đai chưa cụ thể hóa tiêu chí thẩm định sự phù hợp Quy hoạch sử dụng đất với Quy hoạch khác, cụ thể các tiêu chí đánh giá tính khả thi quy hoạch, tiêu chí đánh giá cơ sở khoa học, tính khả thi Quy hoạch sử dụng đất mà thực tế Hải Phòng chưa sáng tạo đột phát ban hành các quy định thêm để yêu cầu đơn vị tự vấn xây dựng phương án quy hoạch đảm bảo được các vấn đề này
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dung đất cấp huyện còn chậm, số xã, phường lập quy hoạch nông thôn mới còn dây dưa
hiệu quả giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc thu hồi đất để giao cho các dự án, công trình.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn chưa được chấn chỉnh.
- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Chưa dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng dự báo vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất.
Công tác quy hoạch sử dụng đất thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai.
Việc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước, đất có rừng tự nhiên và dành quỹ đất cho các lĩnh vực xã hội hoá như y tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo chưa được đề cập đúng mức trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do đó qua gần năm năm thực hiện nhiều chỉ tiêu đã vượt so với chỉ tiêu Chính phủ giao cho tỉnh.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
4.1 Các giải pháp hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất
Để Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng nói riêng và Quy hoạch sử dụng đất cả nước nói chung cần triển khai nghiêm túc, triệt để một số các giải pháp quyết liệt như sau