Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất trong nƣớc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 32 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.2Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất trong nƣớc

Hiện nay, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo thống nhất quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, trình tự, nôi dung thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong nước để tương đồng với các quốc gia khác và được thực hiện như sau.

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố.

Sau khi công bố Luật Đất đai 1987, công tác quy hoạch sử dụng đất bắt đầu được vận hành một cách chính thức theo những tinh thần đã nêu ra trên đây, và đến nay, qua hơn 25 năm vận hành, nhìn lại một cách tổng quát có thể đi đến mấy nhận xét chủ yếu sau:

Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội.

Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua :”Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tại Nghi quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011”

Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt. Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thì đã có 531 đơn vị (chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy

(14%) hoặc chưa triển khai (8%). Đã có 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%). Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 2 cấp tỉnh - huyện.

Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.

Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2020 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,73 triệu ha, ước thực hiện là 25,8 triệu ha (đạt 98%), nhưng đất sản xuất nông nghiệp vượt 0,36 triệu ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882 triệu ha, cao hơn 21.000 ha so với mức Quốc Hội đã phê duyệt.

Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha, ước thực hiện được 3,64 triệu ha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệp đạt 96,2%, đất giao thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt 50,0%, đất cơ sở giáo dục đào tạo đạt 93,3% chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc Hội đã phê duyệt...

Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

Hiện nay Bộ Tài nguyên Môi trường, đơn vị quản lý quy hoạch sử dụng đất cả nước vẫn chưa làm được một số vấn đề như: ban hành cụ thể tiêu chí quy hoạch sử dụng đất hiệu quả về mặt xã hội, môi trường, lập quy hoạch gắn với dự trù nguồn vốn, quy định về điều kiện khả thi, quy định lập quy hoạch phải gắn với điều kiện đặc thù từng địa phương, quy định về quản lý tiềm năng, định mức sử dụng đất và chất lượng đất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 32 - 35)