Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 39 - 41)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý: Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 200

30’39” đến 210

01’15” vĩ độ Bắc và từ 1060

23’39” đến 1070

08’39” kinh độ Đông; Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có tọa độ từ 200

07’35” đến 20008’35” vĩ độ Bắc và từ 1070

42’20” đến 107044’15” kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phái Tây giáp tỉnh Hải Dương; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không với các tuyến trục quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, sân bay Cát Bi, cảng Hải Phòng. Hải Phòng năm trong tam giác phát triển kinh tế, Đặc điểm mới Thành Phố Hải Phòng có những tuyến Quốc lộ 5 mới quan trọng sẽ làm thay đổi đáng kể mức độ phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa liên quan tới mức độ sử dụng đất cần có chiến lược ứng phó phù hợp sự thay đổi này. Thành Phố Hải Phòng có độ cao trung bình 100 -250 m, cao nhất là 311 m, các núi có đỉnh nhọn sắc, sườn dạng răng cưa dốc đứng hiểm trở. Các sườn có độ dốc >500

chiếm 89%, các sườn có độ dốc 200

-500 chiếm 4%, các sườn có độ dốc <100 chiếm 6%. Vùng này có độ chia cắt lớn, xen giữa các dãy núi là những thung lũng hẹp,

nơi lớn nhất chỉ có diện tích trên dưới 1ha. Ở các đảo đá vôi khác trong vịnh Lan Hạ, Hạ Long và quần đảo Long Châu, độ cao các đỉnh thấp hơn so với đỉnh Cát Bà, hầu hết nằm trong khoảng vài chục mét. Khu vực này thường bị khô hạn và thuộc vùng địa chất trẻ, hiện tượng castơ tương đối phổ biến.

- Vùng đồi chia cắt mạnh: Chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, thuộc dạng địa chất trẻ, có những vùng mới được hình thành. Đặc điểm vùng này thường có đồi dạng bát úp xen kẽ với vùng đồng bằng. Một số đồi ở khu vực núi Đèo cũng được xếp vào vùng này. Hầu hết các đồi có độ cao 40 - 100 m, một vài nơi cao tới 150 m và cao nhất là An Sơn cao 200 m. Các đồi có dạng dải dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Các dải đồi phần lớn có nguồn gốc phiến thạch và sa thạch từ kỷ Đệ Tam, có đỉnh tương đối bằng, bề mặt trơn tru, ít bị chia cắt. Độ dốc trung bình từ 150

- 200. Các sườn có độ dốc 200

- 300 chiếm 40% và độ dốc <100 chiếm 20% diện tích. Các đồi cấu tạo bằng đá vôi có đỉnh nhọn, sườn dạng răng cưa, độ dốc trung bình 400 - 500, độ chia cắt tương đối rõ. Xen kẽ với các dải đồi là các thung lũng bằng phẳng, mang tính chất xa bồi, rộng từ 1 - 3 km, có sông chảy qua. - Vùng đồng bằng: Chiếm 85% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện và khu vực nội thành. Đây là vùng đất do phù sa bồi lắng, có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng ra biển. Độ cao trung bình vùng đồng bằng từ 1-3 m. Trên bề mặt đồng bằng nổi lên một số đồi núi sót, tập trung chủ yếu ở khu vực núi Voi, Xuân Sơn, Phù Liễn, Kha Lâm, Núi Đối và Đồ Sơn. Ở các đảo Phù Long và huyện đảo Cát Hải, vùng đồng bằng kém bằng phẳng hơn.

Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng có nền địa chất công trình xấu, cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích sông lắng đọng trên lớp đá già. Khu vực đồng bằng cấu tạo đất trẻ, chủ yếu là bụi, sét, bùn, cát; cường độ chịu tải từ 0,3 - 0,5 kg/cm3

sự chịu tải từ 0,7 - 0,8 kg/cm3. Nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng các công trình khác ở Hải Phòng không được thuận lợi phải đầu tư gia cố nền móng, làm tăng giá thành công trình.

Qua việc điều tra điều kiện tự nhiên cho thấy Thành Phố Hải Phòng có điều kiện tự nhiên tương đối tốt, điều này giúp các nhà quy hoạch sử dụng đất chấp nhận các phương án quy hoạch sử dụng đất có mức độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa cao vẫn đảm bảo được tỉnh khả thi về mặt cơ sở lý luận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 39 - 41)