3.3.1. Đề xuất kiểu dáng và cấu trúc quần áo bảo hộ lao động.
Sau khi tham khảo một số mẫu trên thị trường, và tham khảo mẫu quần áo bảo hộ lao động của TCVN 1600:1974. Tác giả lựa chọn mẫu quần áo rời vì đây là dạng cấu trúc phổ biến từ trước tới nay. Dạng cấu trúc này cho phép tạo độ thông thoáng tốt và dễ sử dụng. Nó có thể áp dụng cho các ngành nghề lao động phổ thông khác nhau.
Công nhân lao động phổ thông là công nhân làm việc trong các môi trường như xưởng cơ khí, các công trường xây dựng, bốc vác, giao thông vận tải...Quần áo bảo hộ lao động phổ thông dùng cho nam công nhân phải bảo đảm an toàn trong sản xuất, chống bẩn do dầu, mỡ, đất, cát...
-Bộ quần áo cần thiết kế sao cho che phủ càng nhiều phần bề mặt cơ thể càng tốt để hạn chế các va chạm cơ học đối với người lao động.
-Để tạo lượng dư cử động thoải mái cho người mặc, đặc biệt tạo sự thoải mái cho các hoạt động của tay và chân, phần nách áo và đũng quần được thiết kế rộng nhưng không quá sâu.
-Để tạo sự gọn gàng, tránh vướng víu cho người mặc, gấu áo và gấu tay áo có đai áo và măng sét, gấu quần áo đính khuy và khuyết dây để người mặc có thể cài lại làm cho gấu quần gọn hơn.
- Hai bên cạp quần được thiết kế thêm phần chun để tạo cảm giác thoải mái hơn và tăng khả năng phù hợp về kích cỡ đối với người lao động mà vẫn giữ được dáng quần thẳng.
-Các túi được bố trí ở ngực áo, hông, mông và gối để công nhân có thể đựng một số dụng cụ và vật dụng cá nhân.
75
76