Kích cỡ trang phục liên quan trực tiếp đến kích thước cơ thể con người, do đó việc đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng thiết kế của sản phẩm may sẵn là có được hệ thống cỡ số phù hợp phản ánh chính xác các thông số kích thước của người tiêu dùng. Mỗi quốc gia tiến hành theo phương pháp riêng của họ, nhưng vẫn theo một điểm chung là phải có được bảng với các kích thước cơ thể người, đảm bảo bao gồm đầy đủ các số đo cần thiết để thiết kế các loại trang phục. Để xây dựng hệ thống cỡ số chuẩn, việc làm trước tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là tiến hành một cuộc khảo sát nhân trắc học.
Gần đây nhất là năm 2007, Viện Dệt-May đã thực hiện đề tài "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam'', hoàn thành năm 2009. Đề tài đã tiến hành khảo sát 3000 nam giới trong độ tuổi lao động. Đối tượng đo bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân lao động
26
phổ thông... có độ tuổi từ 18-55 tuổi, trên phạm vi cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Trong đó có 1158 người miền Bắc, 757 người miền Trung và 1102 người miền Nam. Cuộc khảo sát này sử dụng phương pháp đo truyền thống. Các kích thước được đo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8559:1989 [28] đảm bảo tính khoa học và chính xác cần thiết. Được sự cho phép của Viện Dệt-May, luận văn đã kế thừa các kết quả đo nhân trắc của cuộc khảo sát này.
Luận văn đã tiến hành lọc ra từ 3000 mẫu đo nam giới của đề tài trên và thu được 1243 mẫu đo nam công nhân lao động phổ thông có độ tuổi từ 18 tuổi đến 55 tuổi trên phạm vi đại diện của cả ba miền: Bắc, Trung và Nam (cả thành thị và nông thôn). Trong đó có 470 lao động miền Bắc, 273 lao động miền Trung và 500 lao động miền Nam làm việc trong các ngành xây dựng, dệt may, cơ khí.
Việc sử dụng 1243 mẫu đo này làm tập mẫu đại diện cho đối tƣợng công nhân nam lao động phổ thông để từ đó xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể ngƣời và quần áo bảo hộ cho nam lao động phổ thông đã đƣợc kiểm định qua một số luận cứ sau:
- Độ tin cậy của kết quả đo của tập mẫu nguồn (tập mẫu đo của Viện Dệt- May) được kiểm định qua một số công việc sau: mục tiêu của cuộc khảo sát, phương pháp đo và kỹ thuật đo, độ chính xác của thiết bị đo, tiêu chuẩn phương pháp đo, lựa chọn đối tượng đo, tính đại diện, tính ngẫu nhiên khi chọn mẫu, các mốc đo, tư thế người được đo, người đo, kết quả kiểm định thống kê của tập mẫu nguồn.
- Tính đại diện của tập mẫu chọn (tập mẫu của đề tài luận văn): số lượng, tỷ lệ vùng miền, kết quả kiểm định thống kê.
Kiểm định độ tin cậy các kết quả đo của tập mẫu Viện Dệt-May: Mục tiêu cuộc khảo sát: Cuộc khảo sát của Viện Dệt-May nhằm thu thập các kích thước cơ thể người phục vụ thiết kế trang phục.
Phƣơng pháp đo và độ chính xác của thiết bị đo: Độ chính xác của cuộc
27
đó. Trong công trình nghiên cứu này Viện Dệt-May đã sử dụng phương pháp đo truyền thống. Việc lựa chọn phương pháp đo truyền thống được lý giải như sau:
Phương pháp nhân trắc học truyền thống vẫn đảm bảo độ chính xác cao trong điều kiện hiện tại.
Có độ tương thích cao với các cuộc điều tra trước.
Đo khoảng cách từ các mốc đo nên kết quả đảm bảo độ chính xác và khoa học.
Các tiêu chuẩn phân cỡ dựa trên số liệu nhân trắc đo theo phương pháp truyền thống đang được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và các quốc gia sử dụng rộng rãi.
Các thiết bị đo trong cuộc khảo sát nhân trắc là bộ thước đo Nhân học. Tất cả các thước đo đều được chia tới milimet.
Tiêu chuẩn phƣơng pháp đo cơ thể ngƣời: Trên cơ sở thực tế iệt Nam và
đảm bảo sự hội nhập, quá trình khảo sát số đo nhân trắc phục vụ việc phân cỡ quần áo của viện Dệt–May được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 8559:1989 - Garment construction and anthropometric surveys - Body dimensions. Đây là tiêu chuẩn quốc tế và đã được thống nhất giữa các quốc gia.
Lựa chọn đối tƣợng đo.
Xác định mẫu đại diện là hết sức quan trọng để thu được số liệu phản ánh được cả cộng đồng. Sử dụng phương pháp xử lý thống kê số liệu để xác định mẫu đại diện. Viện Dệt may đã tìm hiểu sự phân bố dân số theo vùng lãnh thổ, tuổi, dân tộc, dạng cơ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến số đo cơ thể người: Sự thay đổi theo giới tính, sự thay đổi theo thế hệ đã được Viện Dệt-May nghiên cứu làm cơ sở phân chia các đối tượng đo theo giới tính: nam, nữ; theo lứa tuổi: trẻ em và người trưởng thành.
Viện Dệt-May đã đo 3000 nam giới theo cơ cấu phân bố dân số Việt nam theo lãnh thổ như sau: khu vực Bắc bộ chiếm 36%; Trung bộ chiếm 27% và Nam
28
bộ chiếm 37% dân số trên cả nước. Trên cơ sở đó iện Dệt may đã đo 1158 người miền Bắc, 757 người miền Trung và 1102 người miền Nam.
Xác định cỡ mẫu [4].
Số lượng đo phải đủ mức tối thiểu, đại diện cho đám đông cần nghiên cứu với một độ chính xác nhất định.
Để xác định số lượng mẫu đo cần thiết, Viện Dệt-May sử dụng công thức sau[4]:
Trong đó: - t: là đặc trưng xác suất.
Với mức xác suất p = 0,999 thì đặc trưng xác suất t = 3,29. Với mức xác suất p = 0,99 thì đặc trưng xác suất t = 2,58. Với mức xác suất p = 0,95 thì đặc trưng xác suất t = 1,96.
- SD: độ lệch chuẩn kích thước đo.
Trong các kích thước cơ thể, kích thước chiều cao đứng cho lứa tuổi 18÷59 tuổi thường có độ lệch chuẩn cao nhất là 5,5cm [4]
- m: độ chính xác. Với độ chính xác m = 1cm = = =
Số lượng người ở mỗi nhóm tối thiểu là 327 người. Đề tài khảo sát 3 miền Bắc - Trung - Nam và chia làm 3 nhóm tuổi, nên cỡ mẫu tối thiểu là 2943 người. Viện Dệt-May đã tiến hành khảo sát số liệu nhân trắc của 3000 người.
Các mốc đo. Các kích thước đo đều có mốc đo xác định bằng các đặc điểm giải phẫu của xương hoặc cơ tương ứng. Các kích thước không có mốc đo cố định
29
được mô tả kỹ dựa trên cấu tạo tương ứng của cơ thể. Do đó các kích thước đo của iện Dệt-May đều đảm bảo chính xác.
Các mốc đo trên thân.
Trên ức ( Suprasternale) (sst): điểm nằm giữa hõm ức. Đỉnh vú- thelion (the): điểm ở ngay trên đầu núm vú. Rốn- omphalion (om): điểm nằm ngay giữa rốn.
Thắt lưng- Lumbale (lu): ở đỉnh mỏm gai đốt sống thắt lưng 5. Mu- symphysion (sy): điểm giữa bờ trên của khớp mu.
Đốt cổ 7- cervicate 7 (c): điểm nằm trên mỏm gai đốt sống cổ 7, cũng là chỗ lồi nhất sờ thấy đằng sau cổ.
Hình 2.1. Các mốc đo quan trọng Các mốc đo ở chi trên.
Mỏm cùng vai- akromion (a): điểm ngoài cùng nhất của mỏm cùng xương bả vai.
ành xương quay- radiale (ra): Điểm nhô xa nhất về phía ngoài của xương quay.
Mỏm trâm quay- Stylion radiale (Sty): chỗ lồi ra nhất và thấp nhất của xương quay.
30
Các mốc đo ở chi dƣới.
Mấu chuyển to: trochanterrion (tro).
Xương bánh chè-tibiale (ti): chỗ lồi nhất của xương bánh chè (còn gọi là khe khớp gối).
Mắt cá- sphyrion tibiale (sph): điểm thấp nhất của mắt cá trong. Gót chân- pternion (pte): điểm nhô xa nhất về phía sau của gót chân.
Tƣ thế của đối tƣợng đƣợc đo. Để đo các kích thước cơ thể phục vụ cho
may quần áo, người được đo ở tư thế đứng chuẩn. Quy định đứng chuẩn theo đề xuất của nhà Nhân học Martin được dùng phổ biến trong các cuộc nghiên cứu nhân trắc [4].
Đối tƣợng đo đều phải cởi quần áo và sử dụng quần lót chuyên dùng để xác
định các mốc đo chính xác.
Ngƣời đo là những cán bộ chuyên ngành đã được tập huấn kỹ về mục tiêu, nội dung và kỹ thuật đo từng dấu hiệu nhân trắc.
Số liệu của mỗi kích thƣớc đo trong đề tài của Viện Dệt-May đều có phân
bố chuẩn phù hợp với các nghiên cứu về khảo sát nhân trắc trên thế giới và Việt Nam. Do đó các số liệu khảo sát trên phù hợp để xây dựng bảng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ cho nam công nhân lao động phổ thông.
Từ các luận cứ trên, đủ để chứng minh các kết quả khảo sát số liệu nhân trắc của Viện Dệt-May đảm bảo tính chính xác, khoa học và có độ tin cậy cao.
Tính đại diện của tập mẫu chọn.
Số lƣợng cỡ mẫu. Dựa vào công thức xác định cỡ mẫu như đã trình bày ở
trên. Với độ chính xác m = 1cm =
31
Trong luận văn này, để tính cỡ mẫu tác giả chia số lao động thành 3 miền. Như vậy, số mẫu tối thiểu mỗi miền là 327 người. Luận văn tiến hành chọn 1243 số liệu nhân trắc nam công nhân lao động phổ thông để phân tích, xử lý số liệu. Các số liệu này được chọn ngẫu nhiên trong số liệu nhân trắc lao động phổ thông của Viện Dệt-May.
- Sự phân bố lực lƣợng lao động theo giới tính và theo các vùng kinh tế- xã hội.
Bảng 2.1. Số lƣợng và phân bố lực lƣợng lao động chia theo giới tính, thành thị/ nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội năm 2010 [33]. Nơi cƣ trú/ các vùng kinh tế - xã hội Lực lƣợng lao động (Nghìn ngƣời) Tỷ trọng (%) Tổng số Nam Nữ Toàn quốc 50837,3 100,0 100,0 100 Thành thị 14231,0 28,0 28,6 27,4 Nông thôn 36606,2 72,0 71,4 72,6 Các vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc 6942,0 13,7 13,3 14,1 Đồng bằng sông Hồng 11554,5 22,7 21,8 23,7 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung
11040,7 21,7 21,3 22,1
Tây nguyên 2957,5 5,8 5,9 5,8
Đông Nam Bộ 8124,6 16,0 16,7 15,5
Đồng bằng sông Cửu Long 10218,0 20,1 21,2 18,9 Theo bảng 2.1 số lao động miền Bắc chiếm 36%, miền Trung chiếm 22% và miền Nam chiếm khoảng 42%. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn 470 lao động miền Bắc, 273 lao động miền Trung và 500 lao động miền Nam.
Trên cơ sở tính toán số lượng mẫu, dựa trên sự phân bố dân số và cơ cấu phân bố lực lượng lao động và giới tính, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chọn mẫu, tác giả đã lựa chọn 1243 mẫu đại diện cho quần thể nam công nhân lao động phổ
32
thông trong số liệu đo của Viện Dệt–May. Đối tượng lựa chọn phù hợp với mục tiêu của đề tài.
Chọn các kích thƣớc đo.
Quần áo bảo hộ lao động có kết cấu đơn giản, tác giả lựa chọn 19 kích thước để phục vụ thiết kế quần áo trong tổng số 53 kích thước đo của Viện Dệt-May.
Bảng 2.2. Các kích thƣớc nhân trắc theo phƣơng pháp đo tiêu chuẩn ISO 8559:1989.
STT Tên số đo Cách xác định Ký
hiệu hình vẽ
1 Chiều cao đứng (height)
Khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh đầu (vertex (v) và mặt đất. Hình 2.4 2 Chiều cao từ eo đến đất(waist height) Khoảng cách thẳng đứng từ mức eo bụng tự nhiên tới mặt đất. Hình 2.4 3 Chiều cao từ xương
cụt- đất.
Khoảng cách thẳng đứng từ xương cụt tới mặt đất. .
Hình 2.4 4 Chiều dài tay- từ đốt cổ
7- cổ tay (7thcervical to wristlength)
Khoảng cách từ đốt sống cổ thứ 7 (cervical (c) tới điểm xa nhất của xươngcổ tay.
Hình 2.2
5 Chiều dài tay (arm length) (shoulder to
wrist)
Khoảng cách từ điểm cắt nhau của đường nách/vai ( acromion (a)) tới điểm cuối của chỗ lồi nhất của xương cổ tay (ulna- mỏm trâm trụ).
Hình 2.3
6 Chiều dài bụng trước (front waist length) (neck shoulder point
to waist)
Khoảng cách từ điểm gốc vai chân cổ vượt qua núm vú (thelion) (th), sau đó kéo thẳng xuống eo bụng.
Hình 2.6
7 Chiều dài lưng (back waist length) (cervical to waist)
Khoảng cách từ đốt sống cổ 7 (cervical) (c) đi dọc theo đỉnh các mỏm gai của cột sống tới eo thắt lưng (lumbal) (lu).
Hình 2.5
8 Chiều dài bên ngoài chân (outside leg
length)
Khoảng cách từ eo đến mặt đất. Hình 2.4
9 Chiều dài bên trong chân (inside leg length)
33 10 Tổng chiều dài cung
đáy chậu (total crotch length) (lower trunk
length)
Khoảng cách từ điểm giữa eo bụng tự nhiên ở phía trước của cơ thể, qua đáy chậu, tới điểm giữa của eo lưng (lumbale) (lu).
Hình 2.8
11 òng đáy cổ (neck base girth)
Chu vi của đáy cổ, qua mỏm gai đốt sống cổ thứ 7 (c), qua điểm vai chân cổ và giữa chỗ nhô lên của hai xương đòn trái và phải (supprastesnal) (sst).
Hình 2.10
12 Chiều rộng vai (shoulder width)
Khoảng cách đường nằm ngang giữa hai mỏm cùng xương bả vai (a-a).
Hình 2.7 13 Chiều rộng lưng
(back width)
Khoảng cách nằm ngang qua lưng, giữa hai điểm dưới mức nếp nách sau
Hình 2.7 14 Vòng ngực
(bust girth)
Đo qua điểm dưới nách và phía trước qua điểm (th)
Hình 2.10 15 Vòng bụng
(waist girth)
Chu vi của vòng bụng tự nhiên đo ở giữa điểm cao nhất của mào xương chậu (ic) với chỗ thấp nhất của mạng sườn.
Hình 2.10 16 Vòng mông (hip
girth)
Chu vi nằm ngang vòng quanh mông ở mức nhô ra nhất của mấu chuyển lớn (tro- tro).
Hình 2.10 17 Vòng cánh tay trên
(upper arm girth)
Vòng lớn nhất của cánh tay trên, ở mức dưới nếp nách sau.
Hình 2.9 18 Vòng cổ tay (wrist
girth)
Vòng ở trên xương cổ tay (nếp lằn ở cổ tay) với cánh tay duỗi thẳng tự nhiên.
Hình 2.9 19 òng đùi trên (thigh
girth)
Chu vi nằm ngang của đùi. Ở vị trí cao nhất của đùi (dưới nếp lằn mông).
Hình 2.9
34
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
35
Hình 2.9
36