Xây dựng hệ thống kích thước cơ thể là bước đi quan trọng đầu tiên trong sản xuất hàng may sẵn. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả trong sản xuất hàng may mặc, bước tiếp theo là cần xây dựng được hệ thống cỡ số sản phẩm may. Hệ thống cỡ số quần áo là hệ thống các thông số kích thước của quần áo đảm bảo vừa vặn tương ứng với các cỡ số cơ thể người mặc.
Để xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động, đề tài đã thực hiện những công việc sau:
45
- Chọn ký hiệu cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông. - Thiết kế mẫu sản phẩm cho các cỡ số.
- Lựa chọn vải và may mẫu.
- Đánh giá độ vừa vặn và tiện nghi cử động. - Hiệu chỉnh mẫu.
- Thiết lập bảng thông số kích thước sản phẩm của các cỡ số.
2.2.3.1. Lựa chọn các cỡ số cơ thể ngƣời để thiết lập cỡ số quần áo bảo hộ lao động.
Nguyên tắc lựa chọn các cỡ số cơ thể người để thiết lập cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông:
- Tần suất gặp của các cỡ số phải lớn.
- Số lượng cỡ số quần áo không quá nhiều để phù hợp với sản xuất, nhưng không quá ít để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
- Do quần áo rộng nên cùng một vóc thì quần áo cỡ lớn có thể dùng cho người thuộc nhóm cỡ nhỏ hơn kế tiếp.
- Những người béo thường mặc quần áo có lượng gia cử động nhỏ hơn những người gầy.
2.2.3.2. Chọn ký hiệu cỡ số.
Có rất nhiều hệ thống cỡ số trên thế giới. Trong mỗi hệ thống, các cỡ số được ký hiệu có thể bằng những chữ số hoặc những chữ cái hoặc cả chữ số và chữ cái [1].
Các ký hiệu cỡ số phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu. Ký hiệu cỡ số giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn được cỡ số phù hợp với vóc dáng của mình, còn nhà sản xuất hay nhà phân phối hàng có thể phân biệt được các cỡ số không bị nhầm lẫn giữa các sản phẩm.
Ký hiệu cỡ số thường được in trên một nhãn hoặc các giấy hoặc cả hai và sẽ được gắn chắc vào quần áo ở vị trí dễ đọc. Thường thì nhãn cỡ số được gắn ở giữa
46
đường tra cổ phía trong của áo và đường tra cạp của quần hoặc váy. Mác giấy được gắn phía trước hoặc bên ngoài sản phẩm đã gấp.
Các ký hiệu thường được quy định với tiêu chuẩn cỡ số. Cỡ số thường được ký hiệu như sau:
Ký hiệu bằng những chữ cái XS, S, M, L, XL (hoặc LL)...
Trong tiêu chuẩn EN 13402 phân chia ra 10 cỡ số và đặt theo tên XXS, XS, S, M, L, XL, XXL, XXXL, 4XL, 5XL (extra extra small - XXS, extra small - XS, small - S, medium - M, large - L, extra large - XL, extra extra large - XXL, extra extra extra large - 3XL).
Ký hiệu cỡ số của sơ mi nam: ...38, 39, 40, 41...Con số này dùng để chỉ kích thước vòng cổ trung bình của nhóm cỡ số (tính theo đơn vị là centimet).
Ký hiệu cỡ số của quần Âu: ...26, 27, 28, 29...Con số này dùng để chỉ kích thước vòng bụng trung bình của nhóm cỡ số (tính theo đơn vị là inch). Nếu đổi ra đơn vị đo là centimet thì những cỡ số trên tương ứng có kích thước vòng bụng là: ...66; 68,5; 71; 71,5;...
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5782:2009-Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo có đưa ra 12 cỡ số.
Ví dụ về cỡ số quần áo trong TCVN 5782-2009:
’
Kích thước chiều cao Kích thước vòng ngực- kích thước vòng eo
Cách đặt tên cỡ số trong tiêu chuẩn này khá phức tạp, khó nhớ.
Hiện nay trên thị trường quần áo bảo hộ lao động không có sự thống nhất về đặt tên cỡ số. Theo TCVN 1600-74, có 5 cỡ số và được đặt tên là I, II, III, IV, V. Cách ký hiệu cỡ số này hiện nay không tồn tại trên các sản phẩm quần áo bảo hộ lao động.
Quần áo bảo hộ lao động trên thị trường hiện nay chủ yếu có 3 cỡ đặt theo tên S, M, L hoặc 5, 6, 7. Cách ký hiệu bằng số 5, 6, 7 cũng khó cho người tiêu dùng bởi khi mua không biết cỡ nào là cỡ trung bình.
47
Chính vì thế, cần có ký hiệu cỡ số mới phù hợp với quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân lao động phổ thông. Tên cỡ số mới phải đảm bảo các tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận tiện cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.
2.2.3.3. Thiết kế mẫu sản phẩm cho các cỡ số cơ thể ngƣời.
Quy trình thực hiện thiết kế mẫu như sau: Thiết kế mẫu gốc
Nhảy mẫu
Để thực hiện việc thiết kế mẫu và nhảy mẫu, đề tài sử dụng phần mềm Gerber 8.3.
Quá trình thiết kế, vẽ và nhảy mẫu dựa vào các yếu tố sau: - Phương pháp thiết kế.
- Kinh nghiệm của nhà thiết kế. - Hỗ trợ của các phần mềm máy tính.
Lựa chọn phƣơng pháp thiết kế.
Để thiết kế sản phẩm may, hiện nay người ta sử dụng 2 phương pháp sau: Thiết kế theo phương pháp tính toán, thiết kế trên manơcanh.
Phƣơng pháp thiết kế trên ma nơ canh. Người ta sử dụng một tấm vải phủ
lên bề mặt ma nơ canh rồi tiến hành ghim lên các đường may, đường thiết kế, đánh dấu các vị trí đường may, chiết...Các chi tiết vải cuối cùng được trải phẳng để sao lại trên giấy hoặc sử dụng luôn mẫu vải làm mẫu kỹ thuật. Phương pháp này được dùng nhiều cho các thiết kế phức tạp hoặc sử dụng loại vải đặc biệt mà khó có thể đạt hiệu quả nếu sử dụng phương pháp tính toán.
Thiết kế theo phƣơng pháp tính toán. Theo phương pháp này người ta xác
định các kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo dựa trên kích thước cơ thể, dựa trên lượng dư cho phép đối với sản phẩm, những thông tin về kiểu dáng của sản phẩm, những yếu tố tạo hình sản phẩm.
48
Quần áo bảo hộ lao động là quần áo mặc ngoài, phải thỏa mãn yêu cầu tạo sự thoải mái cho người sử dụng, không yêu cầu sự ôm sát cơ thể nên tác giả chọn phương pháp tính toán[1]. Mỗi phương pháp thiết kế đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhà thiết kế nếu biết kết hợp phương pháp thiết kế cùng với kinh nghiệm của mình và những hỗ trợ của phần mềm máy tính thì hiệu quả thiết kế sẽ cao.
Thiết kế mẫu cơ sở.
Mẫu cơ sở được chọn thiết kế là quần và áo nam dáng thẳng. Lượng gia giảm thiết kế được chọn căn cứ vào dáng của sản phẩm, yêu cầu về lượng cử động thoải mái cho người mặc và tính chất vải.
Thiết kế mẫu kỹ thuật.
Kích thước của mẫu kỹ thuật được xác định theo công thức sau: Lkt=Ltk+∆gc [5]
Trong đó: Lkt - Kích thước mẫu kỹ thuật.
Ltk - Kích thước tương ứng trên bản vẽ thiết kế ( kích thước thiết kế). ∆gc - Lượng dư gia công của mẫu kỹ thuật.
Lượng dư gia công trên mẫu kỹ thuật gồm các thành phần sau: lượng dư co vải (∆cv) và lượng dư công nghệ (∆cn) .
Lượng dư co vải (∆cv):
Hầu hết các loại vải đều có độ co khi giặt, nên khi thiết kế phải tính đến độ co khi giặt. Để đảm bảo sự phù hợp giữa kích thước của sản phẩm với kích thước thiết kế sau một thời gian sử dụng nhất định, tác giả đã tiến hành xác định độ co của các mẫu vải sau 3 lần giặt là. Độ co của các mẫu vải được xác định theo TCVN 1755-86:Vải dệt thoi-Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt[19]. Lượng dư co vải được xác định theo công thức:
∆cv = Ltk
Trong đó: Ltk - Kích thước tương ứng trên bản vẽ thiết kế ( kích thước thiết kế). u - Độ co của vải theo phương của kích thước Ltk.
49
Lượng dư công nghệ (∆cn).
Lượng dư công nghệ bao gồm: Lượng dư đường may (chiều rộng đường may) (∆đm), lượng dư do vải bị uốn và lượng dư do lé đường may ∆l.
Đối với quần áo bảo hộ lao động, đường may chủ yếu là đường may can lật và diễu đè, nên chọn đường may 1cm, riêng đối với đường may gấu quần chọn 4cm và đường may nẹp chọn 3,5cm.
Có thể bỏ qua lượng dư do vải bị uốn và lượng dư do lé đường may.
Do sản phẩm có nhiều đường may diễu 2 đường song song nên phải tính thêm lượng dư do đường may bị co khi diễu nhiều đường cho chân cầu vai, đường dọc và dàng quần...Độ co này có thể tính khoảng 0,5%.
Sau khi tính toán lượng gia giảm thiết kế, tiến hành làm các bước tiếp theo sau: Vẽ và nhảy mẫu thiết kế trên phần mềm Gerber 8.3. Phần mềm thiết kế Gerber hỗ trợ cho nhà thiết kế tạo được các ly chiết thuận tiện, tự động bù chiết, đo chiều dài các đường may chính xác giúp việc khớp nối các đường may đảm bảo không bị chênh lệch. Việc nhảy mẫu trên phần mềm thuận tiện,chính xác.
2.2.3.4. Lựa chọn vải và may mẫu.
Yêu cầu của vải để may quần áo bảo hộ lao động phổ thông.
Theo TCVN 5812:1994- ải dệt thoi may quần áo bảo hộ lao động [18] và TCVN 1600-74, TCVN 6689:2000- Quần áo bảo vệ: Yêu cầu chung [15], vật liệu may quần áo bảo vệ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
*Vật liệu và các chi tiết của quần áo bảo vệ không được ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.
*Thuận lợi nhất cho người sử dụng và phù hợp với mục đích bảo vệ.
*Các bộ phận của quần áo bảo vệ tiếp xúc với người sử dụng phải nhẵn, không sắc cạnh và không lồi lõm, không gây khó chịu hoặc tổn thương cho người sử dụng.
50
Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau, cần chọn các loại vải cho phù hợp với công việc.
Màu sắc:
Màu sắc có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao môi trường lao động và sinh hoạt của con người. Màu sắc có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc dễ chịu cho người mặc và những người xung quanh. Đặc biệt trong lao động màu sắc càng được quan tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
Việc sử dụng hợp lý màu sắc trong nơi sản xuất sẽ gây cảm giác tốt cho người lao động, khắc phục được những nhược điểm không thuận lợi do cơ sở vật chất gây ra. Tạo ra môi trường tốt nhất cho người lao động và góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ tai nạn lao động.
Để tạo cảm giác tốt, thúc đẩy khả năng sản xuất, giảm căng thẳng trong lao động nên chọn màu cho quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân là màu xanh
hòa bình hoặc màu xanh công nhân hoặc màu ghi.
Chọn chất liệu.
Chất liệu vải ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất bảo vệ của quần áo. Trong môi trường có nhiệt độ cao, cơ thể người thông thường thải nhiệt bằng phương pháp thoát mồ hôi là chủ yếu, do vậy quần áo bảo vệ cần có khả năng truyền nhiệt tốt, vừa có khả thấm hút và thải hồi mồ hôi tốt.
Vải Cotton có độ thoáng khí, hút ẩm tốt, tạo khả năng dễ trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài đồng thời vải bông cũng có đặc tính hút ẩm cao nên nó được sử dụng rộng rãi để may quần áo bảo hộ lao động. Tuy nhiên nó có nhược điểm dễ bắt lửa, nhàu, dễ bị vi sinh vật tấn công, và đặt biệt là giá thành cao.
Để khắc phục những nhược điểm trên người ta thường pha vải cotton với PE. Vải PE có những ưu, nhược điểm sau:
51
Ưu điểm: Độ bền cơ học cao, độ chịu nhiệt cao, bền với ánh sáng mặt trời đặc biệt là tia tử ngoại, không nhàu, dễ giặt, dễ bảo quản, bền với nấm mốc và vi sinh vật và giá thành sản xuất không quá cao.
Nhược điểm: Có độ hút ẩm thấp nên khó thoát mồ hôi, khó thoát khí, dễ sinh tĩnh điện và cứng.
Để tạo sự cảm giác thoải mái khi tiếp xúc, khi mặc, vải cần phải mềm mại, mặt trong của vải tránh thô ráp.
Quần áo cho công nhân lao động phổ thông cần phải làm từ vật liệu ít bắt bụi. Khi kết hợp hai loại xơ PE và Cotton tạo ra được loại vải có những ưu điểm sau:
- Vải có độ thoáng khí tốt, hút ẩm và thoát mồ hôi đảm bảo yếu tố sinh lý nhiệt.
- Vải dễ giặt vì công nhân luôn làm việc trong môi trường có lượng bụi bẩn cao.
- Vải khắc phục tính nhàu của vải cotton đồng thời bền màu với giặt giũ và ánh sáng.
- Vải đảm bảo tính kinh tế, hạ giá thành sản phẩm.
Qua phân tích trên tác giả chọn loại vật liệu may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân lao động phổ thông đảm bảo các yêu cầu trên là: Vải 100% cotton hoặc 65% PE 35% Cotton.
Cấu trúc của vải.
- Độ bền kéo đứt của vải không nhỏ hơn 50kg.
- Kiểu dệt vân chéo để có tính mềm mại và có bề mặt trơn nhẵn. Có nhiều điểm nổi nên vải bền, độ mài mòn tốt.
- Chọn kiểu dệt 3/1 để đảm bảo độ dày và độ che bụi.
Sau khi lựa chọn vải đảm bảo các yêu cầu của vải may quần áo bảo hộ lao động, tiến hành cắt và may mẫu. Vải phải được cắt theo đúng đường thiết kế, đường may phải phẳng, không nhăn dúm. Thông số sản phẩm khi may xong phải đảm bảo
52
đúng thông số khi thiết kế. Số lượng may gồm 15 bộ quần áo bảo hộ lao động (mỗi cỡ 3 bộ) để đánh giá.
2.2.3.5. Đánh giá độ vừa vặn và tiện nghi cử động.
Độ vừa vặn của quần áo là khái niệm mang tính chủ quan phụ thuộc sở thích và cảm nhận của mỗi người khác nhau. Cho nên để đánh giá độ vừa vặn của quần áo bảo hộ lao động, tác giả sử dụng hai phương pháp sau: Đánh giá độ vừa vặn của quần áo bằng phương pháp mặc thử và đánh giá độ vừa vặn bằng phương pháp chuyên gia
Đánh giá độ vừa vặn của quần áo bằng phƣơng pháp mặc thử. Các sản
phẩm sẽ được áp dụng mặc thử trên đối tượng nghiên cứu là nam công nhân lao động phổ thông. Thời gian đánh giá từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11 năm 2011, được chia thành 3 đợt.
Yêu cầu đối với người mặc thử:
- Trong độ tuổi lao động từ 18 đến 55 tuổi.
- Cơ thể có hình dáng bình thường, có kích thước nằm trong khoảng kích thước của mỗi nhóm cỡ số của bộ quần áo. Tất cả người mặc thử đều có kích thước chiều cao nằm trong khoảng từ 153cm đến 178cm và vòng ngực nằm trong khoảng từ 78cm đến 98cm.
Yêu cầu đối với quá trình mặc thử.
- Trong thời gian mặc chỉ mặc một bộ quần áo bảo hộ lao động, không mặc các loại quần áo khác bên trong trừ đồ lót.
- Mặc liên tục trong vòng nửa tháng (trừ thời gian giặt và phơi khô).
- Khi kết thúc, đề nghị những người mặc thử nhận xét và đánh giá theo mẫu phiếu đánh giá (Phụ lục 06).
Đánh giá độ vừa vặn theo phƣơng pháp chuyên gia. Các sản phẩm sẽ
được các chuyên gia về phương tiện bảo vệ cá nhân, các chuyên gia thiết kế quần áo đánh giá theo cảm nhận chủ quan.
53
Theo phương pháp này, tác giả đã gửi 5 bộ quần áo (một cỡ một bộ) đến 2 chuyên gia đề nghị nhận xét, đánh giá sự phù hợp của bộ quần áo bảo hộ lao động.
Chuyên gia về thiết kế quần áo: ThS. Phạm Thị Thắm - Giảng viên bộ môn thiết kế - Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.
Chuyên gia về phương tiện bảo vệ cá nhân: ThS. Lê Đức Thiện - Phó