1.5.1.1. Phẫu thuật triệt căn: theo tiêu chuẩn của AJCC 2010 các phẫu thuật được coi là triệt căn là phẫu thuật đạt mục đích lấy bỏ triệt để khối ung thư với khoảng cách an toàn, kể cả các khối di căn nếu có. Bao gồm:
+ Cắt đại tràng phải: được chỉ định cho ung thư đại tràng từ manh tràng
đến góc gan.
+ Cắt đại tràng trái: chỉ định cho ung thư đại tràng từ góc lách tới đại
tràng sigma.
+ Phẫu thuật Hartmann: là phẫu thuật cắt u đại tràng sigma, đóng kín
đầu ruột dưới, đưa đầu trên làm hậu môn nhân tạo tận, nối ruột có thể được thực hiện ở lần phẫu thuật sau. Phẫu thuật áp dụng với ung thư ở đại tràng sigma hoặc phần cao trực tràng.
+ Cắt đoạn đại tràng sigma-trực tràng: áp dụng cho ung thư ở đoạn cuối
của đại tràng sigma hoặc phần tiếp nối giữa đại tràng sigma với trực tràng.
+ Cắt toàn bộ đại tràng: chỉ định với các trường hợp nhiều ổ ung thư ở
cả đại tràng phải và đại tràng trái hoặc ung thư phối hợp với nhiều polyp ở các phần khác của đại tràng, nhất là bệnh polyp tuyến gia đình - FAP.
+ Cắt đại tràng mở rộng: là phẫu thuật cắt triệt căn khối ung thư tại đại
tràng kèm theo cắt bỏ các tổ chức ung thư ngoài đại tràng do xâm lấn rộng của u hoặc di căn xa [21],[34],[15].
1.5.1.2. Phẫu thuật tạm thời: là các phẫu thuật chỉ nhằm giảm nhẹ các triệu
chứng, biến chứng hoặc hậu quả xấu của ung thư mà không lấy bỏ triệt để được các khối ung thư đó [21],[34],[15].
+ Cắt u không triệt để: đây là phương pháp cắt u ở đại tràng nhằm loại
bỏ các biến chứng trực tiếp của nó như tắc ruột, chảy máu, thủng u, không có khả năng cắt khối di căn.
+ Hậu môn nhân tạo: đây là phẫu thuật nhằm chủ động làm thoát phân và hơi ra ngoài qua thành bụng, thực hiện khi khối u đại tràng gây tắc hoặc có nguy cơ gây tắc ruột mà không thể cắt bỏ.
+ Nối tắt - dẫn lưu trong: là phẫu thuật lập lại lưu thông tiêu hoá bằng
cách nối hồi - đại tràng hoặc đại tràng - đại tràng nhằm tạo lưu thông ruột theo đường tắt, không qua đoạn ruột chứa u, thực hiện khi các khối u gây tắc ruột mà không có khả năng cắt bỏ.