Mối liên quan đến thói quen dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thườngảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thường (Trang 63 - 85)

4.2.2.1. Thó i quen sử dụng đồ uống

Theo nhiều tác giả, uống nhiều nước khoảng 2 - 2.5 lít /ngày có tác du ̣ng

Khi cơ thể bi ̣ stress có thể là nguyên nhân làm tăng sản xuất hormone từ tuyến thượng thâ ̣n làm tăng tiết Androgen, đưa đến tăng hoa ̣t động của tuyến bã.

Theo bảng 3.15 trong nghiên cứu này chưa thấy có mối liên hê ̣ giữa bê ̣nh trứng cá với lối sống (uống rượu bia, café, nước ngọt, nước hoa quả). Theo Nguyễn Qúy Thái tỉ lệ bệnh nhân trứng cá thường xuyên uống rượu bia, café chiếm 54,0% [22], theo Đoàn Thị Ngọc Tuyết bệnh nhân trứng cá thường xuyên café chiếm 40,8%, rượu bia chiếm 30,7% [21], không có mối liên quan với bệnh trứng cá với p<0,05.

Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài đã công bố thì có một nghiên cứu trên 29 người đàn ông khỏe mạnh được uống 1 hoặc 2 lon soda mỗi ngày trong 3 tuần, bình thuờng không uống nhiều soda. Sau 3 tuần kiểm tra protein phản ứng C của họ (CRP là một trong những chỉ số phản ánh tốt nhất của viêm) thì kết quả là:

• 1 lon mỗi ngày, mức độ viêm nhiễm đã tăng 87%. • 2 lon mỗi ngày, tăng 105%.

• Đây là những con số khá bất ngờ với những người không uống và cả với những người uống 1-2 lon mỗi ngày .

Kết quả này của chúng tôi chưa có sự tương đồng, cần có thêm số lượng mẫu nghiên cứu lớn hơn và nhiều thời gian tìm hiểu hơn mới đánh giá được mối liên quan này.

Cũng theo bảng 3.15 cho thấy có mối liên quan giữa việc uống trà và bệnh trứng cá, uống trà hàng ngày hoặc hàng tuần thì có nguy cơ làm giảm nguy cơ bệnh trứng cá với OR= 0,44 và p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Trà xanh có tác dụng tăng tuổi thọ, hạ thấp nguy cơ bị tử vong do các bệnh tim mạch.

Trà xanh có rất nhiều tác dụng: chứa chất chống oxy hóa ( trà xanh chứa hàm lượng cao các chất flavonoid là chất chống oxy hóa có khả năng dọn dẹp gốc tự do có hại), trà xanh chứa chất chống ung thư (hoạt chất polyphenol trong trà xanh có thể làm giảm các loại protein gây ra sự phát triển của tế bào khối u), trà xanh còn tăng khả năng làm việc của não bộ, chống lo âu và giúp thư giãn, giúp đốt cháy chất béo. Trà xanh còn có tác

dụng chống vi khuẩn do chứa các chất chống oxy hóa khác gọi là catechin, có

thể ngăn cản sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn. Các gốc tự do chứa trong trà xanh cũng ảnh hưởng lên làn da của chúng ta, và các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp ức chế các gốc tự do phá vỡ collagen, loại protein trong da giúp chúng ta trông tươi trẻ. Trà xanh có tác dụng tăng tuổi thọ, hạ thấp nguy cơ bị tử vong do các bệnh tim mạch. Và lợi ích của trà xanh đặc biệt rõ rệt ở phụ nữ uống trà xanh mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 31% so với những phụ hoạt tính trong trà xanh ảnh hưởng tới hàm lượng estrogen, hormone giới tính có tác dụng tăng cường bảo vệ tim.

Uống trà xanh cũng phải biết uống đúng cách để tránh những tác hại

không mong muốn: Không uống chè xanh vào lúc đói vì chất tanin trong

trà xanh dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tiết ra nhiều chất chua, nên uống trà xanh vào buổi sáng để giúp tập trung làm việc và học tập, uống nước trà phải pha loãng để cung cấp cho cơ thể các chất tốt cho sức khoẻ một cách đều đặn. Để không bị say nên uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút. Một điều chú ý với những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… không nên uống trà đặc vào lúc đói vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn, hoă ̣c do yếu tố chủ quan không khai thác hết được, hoă ̣c do sự cố nhớ la ̣i của đối tượng nghiên cứu nên trong nghiên cứu

này chưa quan sát được mối liên quan giữa đồ uống với bê ̣nh trứng cá.

4.2.2.2. Dù ng dầu mỡ để nấu ăn hàng ngày:

Kết quả phân tích tại bảng 3.16 cho thấy: Những người dùng dầu mỡ để nấu ăn hàng ngày hoă ̣c hàng tháng không thấy có mối liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh trứng cá. Có thể giải thích ở đây là có sai số nhớ la ̣i do người được phỏng vấn không biết chính xác lượng dầu mỡ mình ăn hàng tuần, hàng tháng là bao nhiêu, kèm theo là chúng tôi chưa tham khảo được các tài liệu khác để có số liệu so sánh, đánh giá thêm.

4.2.2.3. Thó i quen ăn các món nướng, rán quay

Trong nghiên cứu này, theo kết quả phân tích tại bảng 3.17, chúng tôi quan sát được chưa có mối liên quan giữa bệnh trứng cá và ăn đồ quay rán nhiều.

Theo nghiên cứu của Bs Trần Thị Hạnh, nghiên cứu trên cả 2 nhóm bệnh và không bệnh thì không thấy có sự khác biệt giứa chế độ ăn nhiều chất béo và bệnh trứng cá với p= 0,12 [40]. Còn theo Nguyễn Minh Quang thì tỉ lệ học sinh thích ăn món ăn béo, đồ chiên rán chiếm 20,3 % [27], trong các nghiên cứu này cũng không chỉ ra được mối liên quan hay là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh trứng cá.

Ăn nhiều đồ nướng, rán quay không tốt cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa, làm da bóng dầu và gây ung thư. Thực phẩm có chất béo trans và chất béo bão hòa có thể gây ra da nhờn và có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ bị mụn trứng cá vì các chất bụi bẩn khó được loại bỏ khỏi da mà sẽ tích tụ lại dưới da nhiều hơn. Bên cạnh đó do trong quá

trình chế biến thức ăn như nướng, rán , quay ở nhiê ̣t đô ̣ cao, hàng trăm chất gây

ung thư được hình thành do biến đổi từ các chất hữu cơ kết hợp với các chất phụ gia được sử du ̣ng trong quá trình chế biến thực phẩm có thể gây nên các bệnh

tim mạch và đặc biệt là ung thư.

Viê ̣c kiểm đi ̣nh giả thiết này rất khó, cần phải có số mẫu nghiên cứu lớn hơn nữa để kiểm đi ̣nh giả thiết này và để so sánh đánh giá thêm.

4.2.2.4. Cá c món ăn giàu tinh bột

Kết quả phân tích tại bảng 3.17 Trong các món ăn giàu tinh bột, không có loại nào có nguy cơ làm xuất hiện và tăng bệnh trứng cá. Theo Nguyễn Minh Quang những người thích ăn đồ nóng mắc bệnh từ 7-12 tháng chiếm 30,2%, còn những người mắc bệnh khoảng 3 tháng trở lại đây thích ăn đồ nóng, nhiều tinh bột chiếm 24,9 % [27]. Theo kết quả này thì những người thích ăn đồ nóng, nhiều tinh bột cũng có tác động đến việc tăng tiết chất bã và hình thành nhân mụn trứng cá, đặc biệt ở nhóm mắc bệnh từ 7-12 tháng. Có thể lý giải là ở đây là do mì tôm được sấy ở nhiê ̣t độ cao, làm bằng bột mì, chứa nhiều chất béo và ít chất xơ, khoáng chất và nhiều muối, chính vì vâ ̣y ăn nhiều sẽ gia tăng nguy cơ béo bụng, di ̣ ứng, bê ̣nh tim ma ̣ch. Gói gia vi ̣ của mì tôm chứa nhiều chất gây ảnh hưởng đến gan, chứa nhiều muối khiến tăng gánh nă ̣ng cho gan và thâ ̣n.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê và cũng chưa có nhiều nghiên cứu tương đồng để chúng tôi có thể kiểm

chứng và so sánh. Do vậy cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để xác đi ̣nh

nguyên nhân gây mu ̣n trứng cá trong mì tôm và trong các thực phẩm cay nóng.

4.2.2.5. Một số thức ăn từ sữa và bánh ke ̣o

Sữa, bánh ke ̣o, chocolate là sản phẩm tiêu dùng được sử du ̣ng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên của người dân. Trong thời đa ̣i công nghiê ̣p hiê ̣n nay con người bâ ̣n rô ̣n hơn với công viê ̣c, ho ̣c tâ ̣p thì các sản phẩm, đồ ăn nhanh như bánh kẹo, sữa được sử du ̣ng rô ̣ng rãi trong đời sống hàng ngày như trong các bữa ăn sáng, bữa ăn nhẹ, bữa tiê ̣c, đă ̣c biê ̣t trong các

di ̣p lễ tết...

Theo bảng 3.19: Không có sự liên quan giữa bệnh trứng cá và thói quen uống sữa và bánh kẹo. Trong nghiên cứu này của chúng tôi không thấy có mối liên quan giữa chế độ uống nhiều sữa thì giảm hay tăng nguy cơ mắc bê ̣nh trứng cá. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với các nghiên cứu khác: Theo Nguyễn Qúy Thái bệnh nhân thường xuyên ăn ngọt chiếm 72% với p< 0.05 [22]. Còn theo Trần Thị Hạnh thì không có sự khác biệt giữa 2 nhóm mắc bê ̣nh trứng cá và thói quen ăn ngọt, uống cacao, ăn chocolate với p = 0,72 và p= 0,34 [45]. Còn theo Nguyễn Minh Quang ăn ngọt nhiều tỉ lệ mắc bệnh trứng cá nhóm bệnh nhân mắc bệnh từ 7-12 tháng chiếm 23,7%, nhóm mắc bệnh dưới 3 tháng thì ăn ngọt chiếm 25,3% [27].

Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài thì một nghiên cứu ở Đại học Harvard khảo sát 47.335 phụ nữ phát hiện ra rằng những người uống nhiều sữa hơn như thanh thiếu niên có tỷ lệ bị mụn trứng cá cao hơn [26]. Các y tá trưởng thành trong nghiên cứu này đã được yêu cầu nhớ lại bao nhiêu sữa họ uống khi còn niên thiếu. Nghiên cứu cho thấy rằng những người uống nhiều hơn 2 lần sữa mỗi ngày có 20% khả năng bị mụn hơn so với những người

uống ít hơn 1 bữa mỗi tuần, những người uống nhiều hơn ba lần của bất kỳ

loại sữa nào mỗi ngày là 22 % có mụn trứng cá nặng hơn so với những người

chỉ uống một hoặc một vài lần ăn mỗi tuần [26].

Thói quen ăn ngọt và chocolate cũng đã có nhiều nghiên cứu được công

bố như một nghiên cứu nhỏ của Hà Lan năm 2013 tìm thấy có liên quan giữa

chocolate và da dẫn đến mụn trứng cá. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thu thập mẫu máu từ 7 người khỏe mạnh trước và sau khi họ ăn 1,7 lạng chocolate mỗi ngày, trong bốn ngày. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện

ra trong tế bào máu có một loại vi khuẩn là Propionibacterium, nguyên nhân chính của việc khiến mụn trứng cá phát triển bên trong lỗ chân lông bị kín và

trở nên viêm nhiễm, và vi khuẩn Staphylococcus khiến cho mụn trứng cá trở

nên trầm trọng hơn [32].

Chúng tôi cũng chưa quan sát được mối liên quan giữa ăn nhiều đồ ngo ̣t, uống nhiều sữa tươi đến bệnh trứng cá, có thể giải thích ở đây do số mẫu chưa đủ lớn, do sai số nhớ la ̣i của người được phỏng vấn nên kết quả chỉ đạt được tương đối.

Vì vâ ̣y cần có mô ̣t nghiên cứu sâu hơn nữa để tìm ra mối liên quan mâ ̣t thiết giữa bê ̣nh trứng cá với chế đô ̣ ăn nhiều ngo ̣t và sữa.

4.2.2.6. Thó i quen ăn gia vi ̣ hàng ngày

Thức ăn có chứa nhiều muối hoă ̣c muối nhâ ̣n có chứa Natri nitrit sử dụng trong các chế biến đồ ăn như thi ̣t muối, thi ̣t xông khói có nguy cơ gia tăng bê ̣nh trứng cá, nhưng trong nghiên cứu này, kết quả phân tích tại biểu 3.20 quan sát thấy không có sự liên quan giữa bệnh trứng cá và sử dụng gia vị và thức ăn cay nóng. Theo Nguyễn Minh Quang tỉ lệ nhóm mắc bệnh trứng cá từ 7-12 tháng thích ăn cay chiếm 33,5%, nhóm mắc bệnh dưới 3 tháng thích ăn cay chiếm 26,1% [27]. Theo Trần Thị Hạnh ăn cay không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p< 0,79 [45]. Theo 2 nghiên cứu này cũng không chỉ ra được có sự liên quan giữa thói quen ăn cay nóng và bệnh trứng cá.

Gia vi ̣ cay nóng có tính hút ẩm làm da trở nên thô ráp, ăn quá nhiều sẽ gây nên kích thích lên da khiến da dễ nổi mụn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không thấy có sự liên quan nhiều, cần phải có nhiều nghiên cứu sâu rô ̣ng hơn nữa và cỡ mẫu lớn hơn để kiểm định la ̣i yếu tố liên quan này.

4.2.2.7. Một số loại thức ăn từ trái cây

Mười bốn loa ̣i trái cây phổ biến được khảo sát trong đề tài nghiên cứu này, được phân tích theo bảng 3.21 cho thấy không có sự liên quan nếu ăn trái cây hàng ngày hay hàng tuần thì sẽ có tác du ̣ng ha ̣n chế hay gia tăng nguy cơ gây mu ̣n trứng cá. Ăn cam, các trái cây khác như ổi, na, bưởi, quýt, chuối cũng không chỉ ra được có tác du ̣ng làm giảm nguy cơ mắc bê ̣nh trứng cá. Bên ca ̣nh đó ăn vải, nhãn, mít... cũng không làm gia tăng nguy cơ mắc bê ̣nh trứng cá và không có ý nghĩa thống kê. Theo Trần Thị Hạnh ăn trái cây nhiều đường và ít đường không có sự khác biệt gữa 2 nhóm với p = 0.751 và p = 0,34 [45] và không có ý nghĩa thống kê. Trái cây là những loại rau củ quả chứa hàm lượng glycemic thấp nên không làm tăng đường huyết sau ăn, do đó không làm tích trữ đường và rối loạn chuyển hóa chất ngọt và chất béo.

Kết quả nghiên cứu này không chỉ cho ta hướng tới được là thói quen

ăn nhiều trái cây làm giảm nguy cơ mắc và nă ̣ng lên của bệnh trứng cá. Tuy nhiên cùng với rau, trái cây cung cấp các vitamin và các yếu tố vi lượng, muối khoáng để nuôi dưỡng cơ thể và làm đe ̣p da. Thói quen ăn nhiều trái cây nên đươ ̣c duy trì hàng ngày, hàng tuần và nên được khuyến khích. Bên ca ̣nh đó nước ta là nước nhiê ̣t đới, trái cây vô cùng phong phú, hầu hết các gia đình đều có khả năng sản xuất hoă ̣c mua về phu ̣c vu ̣ nhu cầu của gia đình, có tác du ̣ng tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư và tốt cho da.

4.2.2.8. Một số thức ăn từ rau củ

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát 6 loa ̣i rau củ phổ biến, các loa ̣i thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin. Căn cứ vào điều tra tình tra ̣ng dinh dưỡng của người vùng đồng bằng sông Hồng năm 2000, các kết quả này đã đươc phân tích và phản ánh thói quen ăn rau củ của quần thể tham

gia nghiên cứu. Các loa ̣i rau củ chứa nhiều vitamin C, A, E và kẽm có tác du ̣ng tốt cho da. Trong nghiên cứu này thấy có mối liên quan khá rõ với thói

quen ăn nhiều dưa chuột có hiê ̣u quả làm giảm nguy cơ mắc bê ̣nh trứng cá với

OR = 0,15 và p< 0.05 có ý nghĩa thống kê. Vitamin E có trong dưa chuột có

thể thúc đẩy sự phân tách các tế bào, do đó làm chậm quá trình lão hoá da.

TheoTạp chí Thuốc trong da liễu", vitamin E và các vitamin khác như A, C

và B3 có cả các hoạt động chống viêm và chống oxy hóa. Khi sử dụng tại chỗ, vitamin E điều trị hiệu quả cho da bị lão hóa, mụn trứng cá, rối loạn sắc tố da và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, các vitamin phải được áp dụng cho da trong các hình thức thích hợp [48].

 Kẽm chứa nhiều trong dưa chuột. Trên người bị bệnh trứng cá thì hàm

lượng kẽm thấp hơn 24% so với những người không có mụn trứng cá. Theo Bruno RS thì đã nghiên cứu trên 332 bệnh nhân bị bệnh trứng cá uống kẽm gluconat (tương đương 30mg) và 100 mg minocyclin. Sau 3 tháng tổng số mụn đã giảm ở nhóm uống kẽm là 49.8% và 66.6 % ở nhóm uống minocyclin [49]. Ngoài ra, chất dầu trong quả dưa chuột (nhựa) còn có tác dụng thu hút các tia tử ngoại. Do đó, dưa chuột dùng làm mặt nạ đắp lên mặt có tác dụng làm mờ mụn tàn nhang, mụn sần, nếp nhăn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh trứng cá.

Bên cạnh đó các loại rau củ khác có chứa nhiều vitamin (A và E) và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thườngảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thường (Trang 63 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)