Mối liên quan đến thói quen sinh hoạt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thườngảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thường (Trang 59 - 63)

4.2.1.1. Bệnh trứng cá và thói quen đi ngủ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và thói quen đi ngủ, theo bảng 3.9 có 58 bệnh nhân ở nhóm bệnh có thói quen đi ngủ muộn sau 22 giờ. Trong đó nhóm bệnh nhân có thói quen đi ngủ muộn có nguy cơ bị trứng cá cao hơn so

với nhóm không mắc bệnh ( p=0,01). Còn theo nghiên cứ u của Trần Thi ̣ Ha ̣nh

nghiên cứu trên 405 ho ̣c sinh thì bệnh nhân trứng cá có thức khuya là 77.9% với p < 0.05 [45]. Theo Nguyễn Qúy Thái nghiên cứu trên 50 bệnh nhân thì tỉ lê ̣ bệnh nhân thường xuyên thức khuya làm nă ̣ng bê ̣nh hơn là 70% [22]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ cho thấy có sự liên quan giữa bệnh nhân trứng cá và đi ngủ muộn nhưng chưa chỉ rõ được thức khuya là nguyên nhân gây nặng và phát sinh mụn trứng cá. Do đó cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để chỉ rõ hơn về mối liên quan này.

4.2.1.2. Nguy cơ mắc bệnh trứng cá và thuốc đang sử dụng

Theo bảng 3.10 có 14 bệnh nhân được khảo sát có tiền sử đã hoặc đang sử dụng thuốc đông y, 4 trường hợp liên quan đến sử dụng thuốc corticoid và 4 trường hợp liên quan đến sử dụng hormone. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc không có mối liên quan đến bệnh trứng cá.

Việc tự ý sử dụng các loại kem bôi có chứa corticoid trong nhân dân hiện nay đang rất phổ biến. Các sản phẩm chứa corticoid đơn thuần (kem bảy màu ) hoặc phối hợp ( kem trộn ) đang được chị em sử dụng phổ biến với mục đích làm trắng, dưỡng da và đặc biệt trị mụn trứng cá. Thực tế kem bôi có chứa corticoid chỉ đem lại kết quả tạm thời trong giai đoạn đầu sử dụng sau đó sẽ để lại tác dụng có hại như teo da, rạn da, trứng cá diễn biến nặng hơn, dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh trứng cá. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có 4 bệnh nhân và 2 người trong nhóm không bệnh có sử dụng chế phẩm có chứa corticoid nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có sử dụng với p > 0.05. Theo Huỳnh Văn Bá, nghiên cứu trên 500 bệnh nhân trứng cá có bôi corticoid thì thời gian xuất hiện tác dụng phụ sau bôi corticoid từ 1-3 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất là 30.7% [15].

Thuốc tránh thai là sự kết hợp giữa Ethinylestradiol 50-75mg và 2 mg Cyproterone acetate ( biệt dược là Dian 35). Cyproterone acetate là chất có khả năng kháng androgen mạnh so tranh chấp với Dihydrotestoteron, tác dụng ức chế tăng tiết LH và FSH theo cơ chế điều hòa ngược do đó làm giảm lượng testosteron trong máu, vì vậy làm giảm mụn trứng cá và giảm tiết bã nhờn. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có 2 người trong nhóm không bệnh và 4 bệnh nhân trứng cá có sử dụng thuốc tránh thai, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p > 0.05. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền trên 74 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm thì nhóm nghiên cứu sau khi điều trị Dian 35

thì sau 3 tháng có 22/35 bệnh nhân có kết quả tốt và khá với p < 0.05 [45]. Có 47 trường hợp sử dụng thuốc khác ở cả 2 nhóm, chiếm tỷ lệ khá cao đến tình trạng sử dụng thuốc. Thuốc khác ở đây là các thuốc như thuốc bổ gan, vitamin C, thuốc uống làm đẹp da ( collagen, vitamin E...). Do bệnh nhân có sự hiểu nhầm về tình trạng bệnh và có sự lựa chọn uống thuốc để điều trị bệnh, tuy nhiên không thấy có mối liên quan đến phát sinh và tăng nặng lên của bệnh trứng cá. Trong nghiên cứu này của chúng tôi chưa chỉ ra được mối liên quan giữa bệnh trứng cá và các loại thuốc làm phát sinh bệnh trứng cá. Cần có nhiều cỡ mẫu hơn nữa để có thể nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan này.

4.2.1.3. Bệnh trứng cá và các yếu tố gây stress

Theo kết quả phân tích tại bảng 3.11 cho thấy: Trong các yếu tố gây stress

thì học tập ít có nguy cơ gây bệnh trứng cá nhất ( p<0,001). Theo Nguyễn Thị Minh Hồng có tới 180/277 bệnh nhân chiếm 65% có chịu tác động của các stress trong cuộc sống hàng ngày đến sự phát sinh bệnh trứng cá thông thường [39]. Các yếu tố stress như lo lắng, suy nghĩ, căng thẳng thần kinh trong cuộc sống gia đình và xã hội, sự cố gắng để chứng tỏ trong công việc và những áp lực khác đã làm tăng tiết hoocmon thượng thận gây tăng tiết androgen, tăng prolactin, kích thích tuyến bã tăng hoạt động và là nguồn gốc gây bệnh trứng cá. Gần đây, rất nhiều bạn trẻ bị áp lực từ gia đình, xã hội trong công việc, học tập, thi cử, ngoài học chính khóa ở lớp còn học thêm ở trường, ở nhà thầy cô, ở các trung tâm học thêm và chưa kể các lò luyện thi, do đó các bạn trẻ phải chịu áp lực rất lớn và khối lượng kiến thức khổng lồ, khiến cho không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc bản thân, đây là yếu tố cơ hội để làm phát sinh và tăng nặng lên bệnh trứng cá. Do vậy cần tạo cho các bạn trẻ cơ hội tự tìm tòi, học hỏi và yêu thích học tập, sẽ là yếu tố tốt giảm các stress tâm lý, cho tâm lý phải thi cử đạt điểm cao, tìm công việc tốt.

4.2.1.4. Bệnh trứng cá và tình trạng hút thuốc

Theo kết quả phân tích tại bảng 3.12 cho thấy: Không có sự liên quan giữa

hút thuốc lá và nguy cơ làm phát sinh và tăng nặng bệnh trứng cá. Trên thế giới mỗi năm có 3 triệu người chết do hút thuốc lá [46]. Theo Bruno Capitanio và cs thì có 1046 phụ nữ được lựa chọn ngẫu nhiên (25-50 tuổi) tham gia cuộc nghiên cứu. Trong 60 nữ lựa chọn để phân tích thành phần bã nhờn tỷ lệ cao của chất bã nhờn ở phụ nữ (74,6%), tương quan chặt chẽ với thói quen hút thuốc với p<0,05 [47]. Theo Trần Thị Hạnh thì có quan điểm cho rằng hút thuốc là làm phát sinh và nặng bệnh lên chiếm tỉ lệ 40.2% [45], theo Đoàn Thị Ngọc Tuyết là 26,7% [21]. Do gần đây dưới tác dụng của truyền thông giáo dục sức khỏe, tỉ lệ người hút thuốc lá đã giảm đi nhiều, các bạn trẻ cũng không hút thuốc lá nhiều như trước đây, đây là dấu hiệu đáng mừng và cần phát huy hơn nữa.

4.2.1.5. Bệnh trứng cá và thói quen rửa mặt

Theo kết quả phân tích tại bảng 3.13 cho thấy: Không có mối liên quan về việc sử dụng loại nước rửa mặt gì gây bệnh trứng cá. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần trong ngày là yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trứng cá. Việc sử dụng sữa rửa mặt thông thường hoặc sữa rửa mặt chống nhờn trên 2 lần/ ngày có nguy

cơ làn tăng bệnh trứng cá. Theo Trần Thị Hạnh thì 86.4% cho rằng vệ sinh da

kém là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá và do sữa rửa mặt là 21.5% [45]. Rửa sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch, hút độc tố trong da, đồng thời dưỡng da và không làm kiềm hóa da hay kích ứng tăng nhờn. Tuy nhiên rửa mặt ngày nhiều lần là thói quen không tốt vì lớp ngoài cùng của phần biểu bì là lớp dầu có chứa chất chống viêm, dưỡng ẩm và chống tia UV trong ánh nắng mặt trời. Những thành phần này có tác dụng như một hàng rào bảo vệ da tự nhiên và khôi phục làn da. Khi rửa mặt quá thường xuyên, tuyến bã nhờn trên da bị phá

vỡ, từ đó mất đi lớp dầu bảo vệ da, khiến da bị tổn thương, yếu đi và dễ ảnh hưởng bởi các tác động xấu của ngoại cảnh. Đồng thời, rửa mặt nhiều còn dẫn đến tình trạng nhờn bóng nặng thêm, bởi khi da bị khô sẽ tự động điều tiết dầu để cân bằng độ ẩm. Da càng dầu thì mụn, nếp nhăn, lỗ chân lông to càng có cơ hội tấn công. Do đó bệnh nhân cần được tư vấn chọn sản phẩm sữa rửa mặt thích hợp với làn da của mình và số lần rửa mặt hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất và tránh gây kích ứng da, làm phát sinh bệnh trứng cá.

4.2.1.6. Bệnh trứng cá và thói quen chăm sóc da mặt

Kết quả phân tích tại bảng 3.14 cho thấy: Không có mối liên quan giữa bê ̣nh trứng cá với các thói quen chăm sóc da mă ̣t.

Sử du ̣ng mỹ phẩm không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bê ̣nh trứng cá, đă ̣c biê ̣t các sẩn phẩm làm trắng da có chứa corticoid ( kem trô ̣n), có thể gây phát ban mu ̣n trứng cá do corticoid. Viê ̣c tự bôi kem dưỡng da, kem trô ̣n, kem làm trắng da (thành phần chính là corticoid) sẽ gây nhiều tác du ̣ng phu ̣ cho da như teo da, dãn ma ̣ch, ra ̣n da, thay đổi sắc tố da, sinh mu ̣n trứng cá mă ̣c dù ban đầu lúc sử du ̣ng làm mu ̣n giảm nhanh, sau đó mu ̣n tái phát trở la ̣i nă ̣ng nề hơn và nhiều hơn, bê ̣nh nhân trong tình tra ̣ng phu ̣ thuô ̣c corticoid gây khó khăn cho công tác điều tri ̣ bê ̣nh. Trong nghiên cứu này không thấy được sự liên quan giữa bệnh trứng cá và thói quen chăm sóc da mặt, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để thấy được yếu tố liên quan chặt chẽ làm phát sinh hay giảm nguy cơ gây bệnh trứng cá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thườngảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thường (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)