Hình ảnh hạt bụi

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nguyễn duy (Trang 109 - 122)

2. Một số hình ảnh tiêu biểu trong thơ Nguyễn Duy

2.1. Hình ảnh hạt bụi

Cùng với việc khai thác những biểu tợng truyền thống nh cây tre, ổ rơm, con cò , Nguyễn Duy còn đ… a vào thơ mình cả hình ảnh của hiện thực đời th- ờng xô bồ, hỗn tạp - đó là hình ảnh “hạt bụi”.

Hình ảnh “hạt bụi” nhỏ bé, mong manh, biểu trng cho sự tồn tại vừa đích thực vừa h vô của số phận con ngời đợc tác giả thể hiện thật mới mẻ, sâu sắc :

Bụi mây bụi gió bụi sao Bụi linh hồn lạc lao đao rối trời Bụi thần thánh nhấp nhánh rơi

Bình thân làm hạt bụi ngời mà bay

( Saint Louis , 14-6-1995) Nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn – ngời bạn thân thiết của Nguyễn Duy- cũng từng ngâm nga :

Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi Để một mai tôi trở về cát bụi…

Câu hát ấy trang nghiêm nh một triết lý sống, nh một định lý kiếp ngời. ẩn sau hình ảnh “hạt bụi” thô nháp đời thờng, nhà thơ Nguyễn Duy cũng đem đến cho ta những vấn đề nhìn nhận con ngời, cuộc sống mang ý nghĩa triết lý nhân sinh lớn lao :

Đừng chê anh khoái bụi đời Bụi dân sinh ấy bụi ngời đấy em Xin nghe anh nói cực nghiêm Linh hồn cát bụi ở miền trong veo

(Cơm bụi ca)

Nguyễn Duy rất khoái “bụi” vì bụi thuộc về cuộc đời này, thuộc về cuộc đời nhọc nhằn bùn đất của thảo dân. Nó h vô, nhỏ bé nhng lại chứa đựng trong đó giá trị bất diệt, vĩnh cửu của cuộc sống nhân dân, là cội nguồn của những giá trị đạo đức mang tính lâu bền. Nguyễn Duy thấu suốt cái vĩ đại, cái trong veo ấy của cát bụi “Xin nghe anh nói cực nghiêm/ Linh hồn cát bụi ở miền trong veo”. Vì thế nhà thơ không ngần ngại xem mình là hạt bụi mang t tởng.

Để rồi ở nơi xứ ngời, khi nhận thấy “Bụi thần thánh nhấp nhánh rơi”, ông cảm thấy “ Ta nhớ cuộc đời ta/ Bụi bặm quê nhà” và nhất quyết “Trả cho sao một chút trời xa xăm” còn riêng phần mình thì hoàn toàn Bình tâm làm hạt bụi ng-

ời mà bay”. Bởi vậy, cho dù có ở đâu, ở môi trờng nào, trong những sáng tác

nào, Nguyễn Duy bao giờ cũng cố gắng tìm cho mình, tạo cho mình một chút 110

bụi ấy “Đã quen lem luốc bụi đời/ Tìm trong tuyết có bụi trời li ti” ( Trắng .và… trắng ...).

Nh vậy, hình ảnh “hạt bụi” ở đây là một ẩn dụ tự hoạ, nó kết hợp với một số hình ảnh khác nh hình ảnh giọt nớc, hạt cát, cỏ dại để xây dựng nên một hình tợng nghệ thuật mang tính trọn vẹn – hình tợng cái tôi “thảo dân”. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy thờng ví mình nh hạt bụi trong cõi ngời, nh hạt cát trên dòng sông Mạ, nh “giọt nớc nhỏ biệt tăm ngoài biển cả”, nh cỏ dại

vô danh mà hữu ích “Những mong có ích cho ngời/ Dẫu làm thân cỏ dập vùi … sá chi”. Với cảm quan nghệ thuật ấy, Nguyễn Duy trở về với những cái đơn sơ,

bình dị, trở về với “bụi bặm” cuộc đời, phải lòng thứ ngôn ngữ “cơm bụi” để rồi xây dựng cho mình một phong cách thơ độc đáo.

2.2. Hình ảnh cát trắng

Trở về với cội nguồn quê hơng, trở về với cuộc sống nhân dân là xu hớng chung của thơ ca hiện nay biểu hiện qua các hình ảnh: dòng sông, biển, đầu

nguồn, mạch nớc, bài ca, ngọn lửa , … và đặc biệt là hình ảnh cát. Hình ảnh cát đã xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh với tập “Gió lào cát trắng”, trong thơ Ngô Minh “Đứa con của cát” nhng để lại ấn tợng rõ rệt trong thơ Nguyễn Duy với

ám ảnh cát, cát trắng, giấc mộng trắng và cả một tập thơ “cát trắng .

Nghĩ về cội nguồn gốc rễ, nhà thơ Ngô Minh từng viết “Hai chữ quê h- ơng - trong tôi là hạt cát”. Bởi vậy, trong thơ ông, hình ảnh cát trở thành sự ám

ảnh không nguôi trong nỗi nhớ quê sâu nặng :

Mẹ không dặn một lời sao tôi lớn lên Đi đâu cũng nhớ về làng cát

Năm ở chiến trờng nửa đêm nóng ruột Biết gió mùa về cát buốt ngọn khoai

(Đứa con của cát). Song hình ảnh ấy trong thơ Nguyễn Duy dờng nh gây ám ảnh, xót xa hơn với màu “trắng chang chang nhức mắt nhìn/ Ngời đâu để vết chân in nhập

nhoà”. Nhà thơ hồi tởng lại những năm tháng ở chiến trờng khói lửa chống

chọi với thiên nhiên khắc nghiệt :

Tôi đã đi qua những chặng đờng miền Trung bỏng rát

và dai dẳng.

Một bên là: Trờng - Sơn cây xanh– –

Bên còn lại: Trờng Sơn cát trắng( )– – – …

Đất nứt nẻ ngỡ da ngời nứt nẻ Cơn gió Lào rát ruột lắm, em ơi !

(Đánh thức tiềm lực)

Hiện thực nóng bỏng, dữ dội của dải đất miền Trung nói lên thực trạng khổ cực, nghèo đói của đất nớc. Song không dừng lại ở cảm nhận bề ngoài, với sự từng trải, Nguyễn Duy đã đi vào khai thác, bồi đắp cho hình ảnh lấy từ cuộc sống hiện thực ấy những tầng sâu ý nghĩa. Ông tìm thấy ở cát cái vĩnh cửu của cuộc sống nhân dân. Hình ảnh cát trắng nh một nhân chứng về sự chuyển giao vĩ đại của các thế hệ đã sinh ra lớn lên, sống đời sống nhọc nhằn, vất vả nhng đầy lẫm liệt. Đó đích thực là dòng chảy của số phận nhân dân : “Thấy hạt cát có cái gì bất diệt”. Cát trắng mang trong mình bao khổ đau, cay đắng :

Trắng đất, trắng tay, trắng một vùng đai trắng ấp chiến lợc nh nấm mồ câm lặng

Cát tím bầm lở loét vết dày đinh

Mồ hôi chảy thấm vào trong cát Nớc mắt chảy thấm vào trong cát Máu ngời chảy thấm vào trong cát

(Cát trắng)

Hình ảnh cát trắng thể hiện một cái nhìn đầy nhân văn của Nguyễn Duy. Đau xót cho thân phận của lơng dân, nhà thơ thấy “cát trắng ánh lên màu đỏ”. Bao mồ hôi, nớc mắt và máu đã đổ vào trong cát; bao nhiêu đau thơng bởi hy sinh, mất mát vẫn âm ỉ ngấm vào trong cát tạo nên những ám ảnh nhức nhối, xót xa :

Bom đạn đỏ một mùa hè Quảng trị Cát trắng xèo từng giọt máu rơi ( )

Gió rờn rợn một mùa hè ám ảnh Cát trắng xèo từng giọt đỏ tơi

(ám ảnh cát)

Trong sự khốc liệt ấy, con ngời vẫn hiên ngang tồn tại. Cát trắng thể hiện sức mạnh tiềm tàng, sức chịu đựng bền bỉ của nhân dân. Hoà lẫn vào trong cát, hình ảnh ngời mẹ nh một tợng đài sừng sững, thử thách với nắng gió :

Một ngời mẹ bồng trái da trọc lốc Tóc xoã xô cát bạc dợn trên đầu ( .)

Mời năm sau mẹ vẫn da ếch Cát vẫn rang dây lá vẫn bò toài

(ám ảnh cát)

Những câu thơ khẳng định sức sống phi thờng, sự bất tử của con ngời song vẫn gợi trong ta những xót xa thơng cảm cho những cuộc đời phải chấp nhận, cam chịu nỗi nhọc nhằn, khổ đau kéo dài triền miên, dai dẳng.

Hình ảnh cát trắng thể hiện sự thức nhận sâu sắc của Nguyễn Duy về số phận nhân dân, phản ánh một cái nhìn đầy chân thực, góc cạnh của nhà thơ đối với hiện thực.

2.3. Hình ảnh áo trắng

áo trắng là hình ảnh thờng thấy ở thơ ca lãng mạn, chủ yếu đợc sử dụng

trong thơ ca lãng mạn : “áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong/ Hôm xa em đến

mắt nh lòng” (Huy Cận) , “áo em trắng quá nhìn không ra” (Hàn Mặc Tử)…

Song với một tâm hồn lãng mạn, yêu đời, Nguyễn Duy cũng đã sáng tạo cho mình một số hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng, tình tứ. Và “áo trắng” chính là sản phẩm của quá trình sáng tạo đó. Hình ảnh áo trắng xuất hiện trong khá nhiều bài thơ của Nguyễn Duy nh : Nhớ bạn, Đi ngang thành Nội, Hồ Tây, Giấc mộng trắng, áo trắng má hồng…

Trớc hết, chúng ta thấy hình ảnh áo trắng trong thơ Nguyễn Duy là hình ảnh ẩn dụ, biểu tợng cho tuổi trẻ trắng trong. Từ một hình ảnh trực tiếp đập vào mắt “Thớt tha áo trắng nói cời” cũng khiến cho nhà thơ thổn thức Để ta thơng nhớ một thời áo nâu”. Rõ ràng, áo trắng ở đây thuộc về cuộc sống hiện đại, là

biểu tợng của tuổi trẻ hôm nay đợc đặt trong sự chiếu ứng với thời tuổi trẻ “áo nâu, chân đất” mà nhà thơ đã từng trải qua. Nó là cái cớ gợi cho nhà thơ nhớ về

quá khứ xa xa, nhớ về những kỷ niệm của tình yêu tuổi trẻ đẹp đẽ, sáng trong với niềm tiếc thơng, hoài niệm. áo trắng trở thành đối tợng để nhà thơ tâm tình, trò chuyện để rồi những tiếng gọi nhẹ nhàng, tha thiết cất lên từ sâu thẳm trái tim :

áo trắng là áo trắng ơi

Buồn phất phơ buổi ban mai tới trờng Long lanh ngọn cỏ giọt sơng Song song chân đất con đờng xa xa áo trắng là áo trắng à

Một hôm ta thấy bạn ta thẹn thùng Vở che ngực nhú ngợng ngùng Ta ngơ ngẩn ngó má hồng hây hây

áo trắng là áo trắng này

Ngứa nga ngứa ngáy cỏ may trong lòng Bỗng dng bạn ấy lấy chồng

Bỏ ta lại giữa mùa đông xóm trời

(áo trắng má hồng)

Đó là tiếng gọi tuổi trẻ. Tiếng gọi ấy đánh thức những kỷ niệm ngày xa hiện về. Và hình ảnh áo trắng trở nên bay bổng lãng mạn trong khát khao nuối tiếc :

áo trắng là áo trắng ơi Cho ta xin lại dáng ngời ngày xa

Cho ta tý tẹo thẫn thờ ớc chi ngời đó bây giờ là đây

(áo trắng má hồng).

Trong con mắt đa tình của thi nhân, hình ảnh áo trắng còn tợng trng cho ngời con gái đẹp, ngời tình trong thơ. Bởi vậy, ở thơ Nguyễn Duy, ta bắt gặp áo

trắng chuyển động “áo em trắng đi từ xa vẳng lại”, áo trắng biến đổi màu sắc

bởi tâm trạng thẹn thùng “áo em trắng bỗng hồng nh ráng chiều .” Nhà thơ trở về xứ Huế, trở về “vờn lựu” là để tìm lại bóng dáng ngày xa “Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu .

áo trắng còn là biểu tợng cho sức trẻ đáng quý của đất nớc. Chính vì thế,

khi chứng kiến những ngời đồng đội ngã xuống khi cha qua hết tuổi thanh xuân, Nguyễn Duy không khỏi xót xa, ngậm ngùi :

Cồn Tiên áo trắng qua cầu Bạn tôi nằm dới trắng phau Đông Hà

(Giấc mộng trắng)

Hình ảnh thơ mộng, lãng mạn “áo trắng” chủ yếu xuất hiện trong các bài thơ viết về tình yêu đôi lứa. Nó là đối tợng để cho nhà thơ bày tỏ tình yêu mãnh liệt của mình một cách tế nhị, kín đáo. Và chính hình ảnh ấy đã đem đến cho thơ ông sự duyên dáng, mềm mại, trữ tình.

Có thể nói, thơ Nguyễn Duy sử dụng nhiều hình ảnh phong phú trong đó có các hình ảnh tiêu biểu mang dấu ấn độc đáo riêng của nhà thơ nh hình ảnh

hạt bụi, hình ảnh cát trắng, hình ảnh áo trắng. Một đặc điểm rõ nét là Nguyễn

Duy không ham tạo dựng những hình ảnh to lớn, kỳ vĩ nh nhiều nhà thơ khác . Hình ảnh trong thơ ông nhỏ bé, bình dị, bắt nguồn từ cuộc sống đời thờng song vẫn chứa đựng trong đó nhiều nội dung ý nghĩa sâu sắc. Các hình ảnh chân thực, thơ mộng ấy góp phần thể hiện phong cách thơ Nguyễn Duy: vừa giàu tính hiện thực, vừa lãng mạn, đa tình.

Kết luận

Vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng để khảo sát và phân tích các sáng tác thơ của Nguyễn Duy, chúng tôi rút ra một số kết luận nổi bật về đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy nh sau :

1. Về thể thơ, Nguyễn Duy tự thể hiện mình trên nhiều thể thơ khác nhau: thể năm chữ, thể bảy chữ, thể lục bát và thể tự do. Mỗi thể thơ đều đợc nhà thơ vận dụng sáng tạo cùng với sự tìm tòi, cách tân mạnh mẽ về cấu trúc, ngôn ngữ, nhịp điệu để rồi ở thể loại nào ông cũng ghi đợc dấu ấn riêng của mình. Phổ biến nhất và đáng chú ý nhất là hai thể thơ có cấu trúc âm luật hoàn toàn trái ngợc nhau: thể lục bát và thể tự do đã đợc nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt. Bởi vậy, thơ Nguyễn Duy đợc ví nh dòng nớc cuộn chảy trong nhịp điệu của dòng sông Mã quê hơng ông. Mùa nắng, nó trong xanh êm ả. Mùa ma, nó cuốn trào. Đặc biệt, Nguyễn Duy rất thành công với thể thơ lục bát, ông đã tiếp nối mặt mạnh của thể thơ truyền thống này. Đọc thơ lục bát của Nguyễn Duy, ta dễ bị cái nhịp điệu mợt mà, uyển chuyển nh dòng nớc trong xanh tơi mát ru tình. Song điều hấp dẫn là nhà thơ đã đa vào trong lục bát lối lí sự, tranh luận đậm chất văn xuôi, cách ngắt nhịp, đặt câu táo bạo đem lại cho thể loại này những sắc màu mới, mang chút “bụi” của cuộc sống thời nay.

2. Thơ Nguyễn Duy sử dụng một vốn từ ngữ dồi dào, phong phú tạo nên dàn đồng ca ngôn từ có nhiều bè. Không cầu kỳ, trau chuốt, hệ thống từ ngữ trong thơ ông mộc mạc, giản dị, đậm đà màu sắc dân gian. Các chất liệu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, các ngôn từ vỉa hè quán xá bình dân thuộc lớp từ khẩu ngữ, thuộc lời ăn tiếng nói thờng ngày đi vào thơ ông một cách tự nhiên, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ, thú vị. Nhiều khi, dới bàn tay điều khiển khéo léo của nhà thơ, những lớp ngôn từ tởng nh thô mộc, cũ kỹ ấy nh có ma lực, biến hoá linh hoạt trở thành những phơng tiện ngôn ngữ đắc dụng để diễn tả thế giới cảm xúc mãnh liệt của thi sĩ. Cũng chính những lớp ngôn từ ấy làm nên cái cốt cách bình dân, bụi bặm ở thơ ông. Vì thế, Nguyễn Duy đợc đánh giá là một trong những nhà thơ hiện đại có vai trò rất lớn trong việc nâng cao và phổ biến thứ ngôn ngữ đời thờng thành ngôn ngữ nghệ thuật, đa thơ ca trở về cuộc sống đầy “bụi dân sinh”.

Trong thơ Nguyễn Duy, chúng ta còn bắt cái chất thơ nhẹ nhàng, hiền hậu, duyên dáng, rất Việt nam thể hiện qua lớp ngôn từ gợi sự nhỏ bé, mong

manh, bình dị. Cùng với việc sử dụng các động từ suy ngẫm, hớng nội đã đem đến cho thơ ông một giọng điệu đằm thắm, ân tình, trầm lắng, suy t .

Tất cả thể hiện một sự nỗ lực cố gắng tìm tòi, sự công phu trong lĩnh vực sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Duy để rồi đem đến cho ngời đọc một phong cách thơ độc đáo, giàu bản sắc.

3. Thơ Nguyễn Duy sử dụng nhiều cấu trúc câu phong phú đa dạng, trong đó nổi bật lên ba kết cấu tiêu biểu : kết cấu trùng điệp, kết cấu đối lập - tơng phản, kết cấu mang tính lập luận, triết lí. Mỗi kết cấu có một vai trò và chức năng riêng biệt song tất cả đều góp phần làm rõ nội dung t tởng và quan điểm thẩm mỹ của thơ Nguyễn Duy - đó là hớng đi tìm cái đẹp trong cái khổ, tìm cái lớn lao trong những cái nhỏ bé, bình dị, tìm cái bất diệt trong những cái mộc mạc, đơn sơ. Các kết cấu câu thơ ấy kết hợp với nhau đa thơ Nguyễn Duy vợt qua sự dễ dãi, tầm thờng để vơn tới chiều sâu ý nghĩa nhận thức và tầm cao khái quát, đa thơ ông bắt nhịp với dòng chảy của thơ ca hiện đại.

4. Các hình thức ngôn ngữ nói trên đợc Nguyễn Duy vận dụng khéo léo, tài tình nhằm thể hiện thành công những nội dung ý nghĩa với năm loại đề tài khác nhau. ở mỗi nội dung đề tài, các yếu tố ngôn ngữ có điều kiện phát huy tính nghệ thuật một cách triệt để, giúp nhà thơ viết lên những dòng thơ chân thành, trĩu nặng suy t, có ý nghĩa thời sự nóng hổi mà vẫn đảm bảo chất trữ tình thiết tha, sâu lắng. Đồng thời, chúng cũng là những phơng tiện nghệ thuật để xây dựng những hình ảnh thơ chân thực, lãng mạn.

5. Bằng sự tìm tòi, thử nghiệm về mặt ngôn ngữ với những thành tựu nêu trên, Nguyễn Duy đã đóng góp vào thi đàn dân tộc một phong cách thơ vừa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nguyễn duy (Trang 109 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w