Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động tại công ty giấy tissue sông đuống (Trang 33)

3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động tạ

3.2.Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động

- HIỆP TÁC LAO ĐỘNG:

Hình thức tố chức lao động có nhiều người cùng tham gia một quá trình lao động, hoặc một số các quá trình lao động khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Có HTLĐ giản đơn và HTLĐ có phân công. HTLĐ có những ưu điểm rất lớn so với sản xuất nhỏ phân tán. HTLĐ tạo ra sức sản xuất mới của lao động với tư cách là lao động tập thể, cho phép sử dụng thời gian lao động và tư liệu sản xuất một cách tiết kiệm hơn và có hiệu quả. Nhờ có HTLĐ nên trong một thời gian ngắn có thế hoàn thành những công trình lớn. Mỗi chế độ xã hội có hình thức HTLĐ xã hội đặc thù của nó, phù hợp với trình độ phát triển đã đạt được của lực lượng sản xuất và với tính chất của quan hệ sản xuất của xã hội đó. Trong quá trình phát triển của chủ nghía tư bàn, HTLĐ đã trải qua ba giai đoạn: hiêp tác giản đơn, hiệp tác công trường thủ công, cuối cùng là hiệp tác công xưởng, hình thức phát triến nhất của HTLĐtrong điều kiện đại cơ khí chiếm địa vị thống trị. HTLĐ không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của lưc lương sản xuất trong giai đoạn mới, hình thành những hình thức tổ chức lao động tập thể, sự liên hiệp tự do và có kế hoạch của những người lao động được giải phóng khỏi bóc lột. Nó không bị giới hạn trong phạm vi xí nghiệp, mà còn bao trùm nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, các ưu thế của HTLĐ càng tăng lên. Các hình thức HTLĐ có: liên hiệp sản xuất, liên hiẽp khoa hoc - sản xuất, liên hiệp khoa học - sản xuất - dịch vụ đi đôi với việc phát triển sự phân công chuyên môn hoá theo chiều sâu. Ớ Việt Nam, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phát triển chế độ hiệp tác, licn kết, licn doanh giữa các đơn vị, các tố chức kinh tế trcn cơ sở các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

-Ớ công ty sự phân chia các phân xưởng không có sự rõ ràng về nhiệm vụ, các phân xưởng đều làm lẫn các công việc, không có sự phân công rõ ràng các công việc. Như ở phân xưởng cơ khí phản quang chức năng chủ yếu là sản xuất biển báo, biển phản quang. Tuy nhiên nó còn đảm nhiệm cả khâu phun sơn ở phân xưởng 2. Các sản phẩm tre nứa sau khi được gia công chế biến thành sản phẩm thì sẽ được chuyển sang cho phân xưởng 1. Sau khi phân xưởng 1 phun sơn xong thì lại được chuyến sang cho phân xưởng 2 đế làm khô (sấy) sau đó mới được nhập kho. Như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian do phải mất thời gian di chuyến từ phân xưởng 1 sang phân xưởng 2. Vì vậy cần phải phân chia các phân xưởng theo hình thức chuyên môn hoá, mỗi phân xưởng chỉ đảm nhận một công việc chứ không nên chia nhở các công việc cho nhiều phần xưởng như hiện nay nó sẽ tốn thời gian và lãng phí lao động. Tuy nhiên ngoài sự phân công rõ ràng giữa các phân xưởng thì cần phải có sự hợp tác nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận trong cùng một phân xưởng, giữa các phân xưởng với nhau. Bởi vì có những công việc phải phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải tất cả các công việc đều được thực hiện một cách riêng lẻ. Vì vậy cần phải có sự cần phải phân công một cách rõ ràng. Ngoài ra cần phải có sự hợp tác phối hợp giữa các công việc sao cho mức thời gian hoàn thành công việc là thấp nhất.

3.3. Hoàn thiện công tác tố chức nơi làm việc

Nơi làm việc có vai trò rất quan trọng, nó có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Muốn nâng cao năng suất lao động, tránh lãng phí thời gian, muốn tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, muốn nâng cao sức khoẻ, tạo hứng thú cho người lao động, thì cần phải tố chức và phục vụ tốt nơi làm việc thì công ty cần phải tố chức và phục vụ nơi làm việc. Muốn vậy công ty cần thực hiện tốt những công việc sau

-Tạo điều kiện tốt cho người lao động thực hiện công việc của họ: Trước tiên là phải bố trí lao động hợp lý bằng việc xác định đúng khả năng, trình độ của người lao động đế giao đúng người đúng việc. Trang bị đầy đủ trang thiết bị cho quá trình lao động: máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo đúng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động.

- Bố trí trong tổ lao động có công nhân bậc cao, bậc thấp đế đảm nhận những công việc đơn giản, phức tạp khác nhau. Bởi vì đại đa số công việc sử dụng máy móc, nhưng cũng có những công việc sử dụng tay như ở phân xưởng sản xuất các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, hoặc ở công việc chắp các nứa nan lại với nhau đế thành sản phẩm như bát, đĩa...nó còn đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm.

-Khắc phục những khó khăn trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn trong lao động. Sấy, phun sơn là những công việc rất độc hại, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Mặt khác trong quá trình xây lắp đường điện cũng gặp rất nhiều nguy hiểm. Vì vật công tác vệ sinh an toàn lao động cần phải được quan tâm đúng mức.Việc cung cấp nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, phải kịp thời không đế thiếu nguyên vật liệu, lãng phí thời gian do công nhân chờ nguyên vật liệu.

-Cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu về năng lượng như: điện nước, xăng dầu. Ngoài ra còn có một đội chuyên đế điều chỉnh và sửa chữa .

- Cung cấp đầy đủ dụng cụ bao gồm cá loại dụng cụ: cắt, gọt, dụng cụ mài, dụng cụ công nghệ đồng thời thực hiện cả việc bảo quản, theo dõi tình hình sử dụng, kiểm tra chất lượng dụng cụ, sửa chữa dụng cụ khi cần thiết.

3.4. Cải thiện điểu kiện lao động.

-Theo Tố chức Lao động Quốc tế (ILO), dự báo đến năm 2010, trong khu vực công nghiệp, sẽ có 120.000 đến 130.000 người bị tai nạn lao động với trên 1.200 người chết, gây thiệt hại kinh tế ước tính gần 1.000 tỉ

đồng.Trong đó 48,62 % số vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ phía

người sử dụng lao động và 35,5% thuộc về người lao động. Từ thực tế này, ta thay DN có trách nhiệm bảo đảm an toàn lao động (ATLĐ) cho NLĐ. Tuy nhiên, ở nhiều DN, nhất là DN vừa và nhỏ, Hội đồng BHLĐ vẫn thành lập với đầy đủ ban bệ, song hoạt động kém hiệu quả. Thậm chí nhiều DN còn coi công tác BHLĐ là việc của công đoàn, tù’ đó không có kế hoạch kiếm tra, giám sát trong sản xuất; không huấn luyện ATLĐ cho NLĐ. về phía NLĐ, vẫn còn một bộ phận nhở có tâm lý chủ quan, vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, dẫn đến TNLĐ chết nguời rất đáng tiếc.

-Điều kiện lao động luôn tác động tới con người theo hai hướng, hướng tích cực và tiêu cực. Neu người lao động làm việc trong điều kiện lao động tốt thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình lao động. Neu người lao động làm việc trong điều kiện không thuận lợi sẽ có những ảnh hưởng xấu đến tới sức khoẻ, khả năng làm việc của con người, làm giảm năng suất lao động, làm giảm hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Đế giúp người lao động có đủ sức khoẻ, hứng thú hoàn thành tốt công việc của mình thì công ty cần phải tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động :

+Thay thế các thiết bị, máy móc, quy trình công nghệ phát sinh ra yếu tố độc hại bằng các loại thiết bị máy móc, quy trình công nghệ mới ít phát sinh ra yếu tổ độc hại hơn.

+Tách công nhân ra khỏi môi trường độc hại bằng cơ khí hoá, tự động hoá và sử dụng các phương tiện tù' xa.

+Cải thiện các điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, đảm bảo các yêu cầu vè thẩm mỹ lao động và tâm lý an toàn lao động, xây dựng môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn nhất định về nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn...

của các nhân tố đến cơ thể con người.

+tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động cho người lao động bằng các đợt thi đua hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn -Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ

3.5. Xây dựng quy chế lương thưởng hợp lý

- Mức lương của công nhân trong công ty mặc dù đã được cải thiện hơn so với trước nhưng vẫn còn thấp chỉ có 1.624.259 đồng/người/ tháng năm 2007 so với năm 2006 thì tiền lương của công nhân là 1.268.429 đồng/người/tháng. Với mức lương như vậy thì cuộc sống của người dân chưa hắn đã được cải thiện. Để có thêm thu nhập thì công nhân phải làm thêm giờ, thậm chí có người còn phải nhận thêm việc về nhà đế làm. Có một số người đã chuyển sang công ty khác có mức lương cao hơn. Bởi vì tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động đế họ đảm bảo cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Khi tiền lương còn thấp thì nó sẽ làm cho người lao động chán nản, không hăng hái làm việc. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc của người lao động và chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của công ty. Người lao động sẽ chưa thực sự cảm thấy thoả mãn, họ muốn thu nhập của mình cao hơn. Theo điều tra 45% sự thay đổi về mức độ thoả mãn đối với công việc của người công nhân được giải thích bằng mức độ hài lòng đối với hệ thống thù lao. Vì vậy công ty muốn tăng năng suất lao động, muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi công ty phải tìm các biện pháp để làm tăng lương cho người lao động.

- Công ty nên áp dụng chính sách tăng lương hợp lý tùy theo lợi nhuận, một mặt nâng cao tinh thần làm việc cho cán bộ công nhân viên, mặt khác duy trì cơ chế trả lương gắn với kết quả lao động. Việc trả lương phải được thực hiện theo các nguyên tắc trả lương đó là :1. Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc, 2.Trả lương bằng tiền mặt, không trả bằng

hiện vật, 3. Việc trả lương phải dựa trên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Có như thế mới làm cho người lao động thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả làm việc cao.

Đe khuyến khích người lao động làm việc thì công ty nên áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau: Thưởng vượt năng suất lao động, thưởng cho những công nhân có tính sáng tạo, hoàn thành vượt mức công việc được giao.

3.6. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.

Hiện tại số lao động tại công ty có trình độ chưa cao, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chiếm một tỷ trọng tương đối lớn chiếm 50,43%, lao động phố thông chiếm 34,96%. Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong công ty là hết sức quan trọng nó là yếu tố làm tăng năng suất lao động. Công ty phải thường xuyên mở các lớp bồi dường cho công nhân trong toàn phân xưởng đế giúp họ hiểu rõ hơn về yêu cầu sản phấm, thị trường tiêu thụ...Ngoài ra cần tiến hành hướng dẫn,chỉ bảo, kèm cặp cho những người công nhân mới. Việc hướng dẫn, chỉ bảo, kèm cặp có thế thực hiện đối với từng cá nhân hoặc theo tố sản xuất. Những người chỉ bảo, kèm cặp thì cần phải có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thực tế và khả năng truyền đạt cho người khác dễ hiểu. Phương pháp này tiết kiệm được chi phí đào tạo, có khả năng đào tạo được nhiều công nhân trong cùng một lúc,thời gian đào tạo ngắn.

Đối với cán bộ quản lý, đại đa số là những người có trình độ cao đẳng đại học. Công ty nên thường xuyên cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn. Nội dung đào tạo là bổ sung các kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật hiện đại cho phù họp với khoa học kỹ thuật hiện đại và quá trình phát triến của công ty.

3.7. Hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động

hiện bằng tay trong sản xuất đã được cơ khí hoá, năng suất lao động của người công nhân được quyết định bởi phương pháp và thao tác lao động. Do đó, để nâng cao năng suất lao động,cần thiết phải nghiên cứu hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động. Thông qua việc áp dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý mà có thể khai thác được các khả năng dự trữ đế nâng cao hiệu suất sử dụng thời gian lao động bằng cách tiết kiệm thời gian lao động hao phí đế thực hiện bước công việc, giảm nhẹ lao động và nâng cao chất lượng lao động. Hợp lý hoá các phương pháp và thao tác lao động không chỉ được đặt ra đối với việc hoàn thiện các phương pháp và thao tác lao động đã có sẵn mà cả với việc nghiên cứu đế thiết kế các phương pháp, thao tác lao động mới. Việc nghiên cún hoàn thiện các phương pháp và thao tác lao động đã có sẵn nhằm tìm ra phương pháp và thao tác lao động họp lý hơn là việc rất quan trọng công ty nên thực hiện theo 2 cách:

Cách thứ nhất: Dựa trên phân tích, họp lý hoá phương pháp lao động của công nhân tiên tiến. Người công nhân đạt kết quả lao động cao nhất được lựa chọn đế nghiên cứu. Qua việc phân tích, hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động mới, họp lý hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thứ hai : Dựa trên so sánh và phân tích phương pháp và thao tác lao động của các công nhân có cùng nghề, cùng thực hiện một công việc trong những điều kiện giống nhau. Thông qua việc phân tích, họp lý hoá các phương pháp và thao tác lao động được lựa chọn từ các công nhân đó mà hình thành phương pháp và thao tác lao động mới, họp lý đế thực hiện công việc.

Cách thứ ba : Dựa trên ý kiến của chuyên gia, cán bộ phòng Tổ chức. Trong trường hợp này, công ty dựa vào bảng phân tích công việc của các chuyên viên nhân sự đế đưa ra quá trình làm việc họp lý cho công nhân. Dựa vào bảng phân tích công việc ( bao gồm bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện.) chúng ta sẽ đưa ra được những đánh giá,

phân tích hợp lý về quá trình thực hiện công việc, sao cho đạt được năng suất cao nhất.

3.8. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng công ty. Neu không chú ý đến vấn đề này thì không những nó làm giảm sút năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ thời gian có ích tức là nó làm giảm hiệu quả sử dụng thời gian lao động mà nó còn dẫn đến các hiện tượng như tăng bệnh tật, tai nạn lao động, tăng biến động mức lao động và ảnh hưởng đến thái độ lao động của công nhân, những hiện tượng này nó ảnh hưởng đến khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động tại công ty. Như vậy chế độ làm việc và nghỉ ngơi mà được công ty xây dựng một cách họp lý thì nó sẽ là một phương tiện đế khắc phục sự mệt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động tại công ty giấy tissue sông đuống (Trang 33)