Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 58 - 60)

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 36,83 ± 19,47 tháng (bảng 3.1), ít tuổi nhất là 1 tháng tuổi và bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 183 tháng tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi gần 90% gặp ở trẻ dưới 5 tuổi thì trong đó chủ yếu trẻ dưới 1 tuổi là 68,2%. Nam giới chiếm 65,9% còn nữ là 34,1%,tỷ lệ gặp nhiều ở nam giới so với nữ giới là 1,9 lần (biểu đồ 3.1).Nghiên cứu của chúng tôi về độ tuổi, giới tương tự như tác giả Nélio S.[1]. Nélio S. nghiên cứu về tai biến của đặt ống NKQ ở trẻ em tại Sao Paulo từ 5/1998-12/1999 tại khoa hồi sức cấp cứu có 147 trường hợp có tuổi từ 1tháng đến 15 tuổi 3 tháng, độ tuổi trung bình là 48,4 ± 37,3 tháng trong đó có nam có 55,1% và nữ là 44,9%, tỷ lệ nam/nữlà 1,2.Jaber S.[6] nghiên cứuthực hành và yếu tố nguy cơ lâm sàng biến cố tức thì của đặt nội khí quản trong các đơn vị hồi sức cấp cứu.Phạm vi nghiên cứu trong 7 đơn vị chăm sóc

đặc biệt của hai bệnh viện trường đại học, có 220 bệnh nhân và 253 lần đặt ống đã nghiên cứu ở người lớn thấy tỷ lệ nam là 71% và nữ là 29% tỷ lệ nam cấp 2,4 lần tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôilà nam bị bệnh cao hơn nữ và khác biệt rõ ràng. Theo Rivera R.[7] đã nghiên cứu về “Các biến chứng của đặt nội khí quản và thở máy ở trẻ sơ sinh và trẻ em” đã nghiên cứu trên 869 bệnh nhân trong đó độ tuổi trung bình là trẻ 10 tháng (trung vị là 25 tháng, khoảng tứ phân vị là 1 tháng đến 15 tuổi).A.L. Giaciano [58] nghiên cứu về “Tỷ lệ mắcvà liên quan đến các yếu tố của đặt ống nội khí quản khó khăn trong nhi khoa” thời gian từ tháng 7/2010 đến 12/2011 tại 15 khoa HSCC của khu vực Bắc Mỹ, đối tượng nghiên cứu gồm 1516 trường hợp, tuổi trung bình là 2 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam là 58,5% trong khi nữ là 41,5%.

Bệnh lý hô hấp, đặc biệt là viêm phổi và viêm tiểu phế quản, vẫn là nhóm nguyên nhân nhập khoa hồi sức cấp cứu hay gặp nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy, nguyên nhân suy hô hấp để chỉ định đặt ống NKQ trong nghiên cứu của chúng tôichủ yếu là bệnh lý của cơ quan hô hấp, chiếm 69,7% (bảng 3.2). Tỷ lệ nguyên nhân suy hô hấp do bệnh lý tại phổi cao nhất này tương tự giống như nghiên cứu của Nélio S.[1]. Tác giả này thấy nguyên nhân về viêm phổi chiếm 52,4% cao hơn so với các nguyên nhân khác.Theo Ronald C.[9] tỷ lệsuy hô hấp nguyên nhân bệnh lý tại phổi chỉ có 43%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, nhưng xét về nhóm bệnh bệnh lý hô hấp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm khác. Theo Jaber S. [6]chỉ định đặt ống NKQ nguyên nhân do suy hô hấp cấp tới 63% cũng tương tự nghiên cứu chúng tôi mặc dù Jaber đã nghiên cứu ở người lớn tỷ lệ mắc bệnh về tổn thương đường hô hấp vẫn chiếm ưu thế.Theo nghiên cứu của J.H.Lee [59] có 65% là bệnh nhân bị suy hô hấp cấp trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu suy hô hấp cần đặt ống NKQ.

Về tiền sử của bệnh nhân bị dị ứng chúng tôi đã nghiên cứu thấy chỉ 2,3% bệnh nhân bị dị ứng và trong số bệnh nhân đó đều là tiền sử dị ứng về thuốc kháng sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)