Tai biến trong quá trình thở máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 30)

-Tuột ống:Tuột ống là các trường hợp rút ống mà không được thực hiện

theo trình tự và theo chỉ định của bác sỹ. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân khó chịu và kích thích gây nên khi bệnh nhân tỉnh,và có thể do quá trình chăm sóc của điều dưỡng viên như thay ga, thay giường, cân bệnh nhân… [51],[52],[53],[54].Nghiên cứu của Syedeh ở trẻ sơ sinh thấy biến chứng này gặp 12%[37].

-Đặt ống vào sâu quá mức:Trong quá trình đặt ống vào quá sâu mốc cố định trước và có thể vào sâu một bên gây xẹp phổi.Lúc đó trên lâm sàng khám thấy rì rào phế nang mất một bên và nếu chụp X-quang sẽ thấy đầu ống sang một bên khí quản. Tỷ lệ gặp nhiều tụt sâu vào bên phải.

-Tắc ống nội khí quản: Chẩn đoán thông qua sự hiện diện của sự tắc

nghẽn trong một ống nội khí quản không đưa ống hút vào sâu trong ống NKQ. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân thay đổi đột ngột xấu đi, tím tái, SpO2 giảm.

-Nhiễm trùng phổi hay viêm phổi liên quan đến thở máy:Được định nghĩa là viêm phổi xảy ra 72 giờ sau khi đặt nội khí quản, đa số xảy ra sau 5 ngày thở máy.Nghiên cứu có 10% gặp ở trẻ sơ sinh[37].

-Tràn khí màng phổi:Bình thường trong khoang màng phổi không có

không khí. Khi xuất hiện khí trong khoang màng phổi được gọi là tràn khí màng phổi.Tràn khí màng phổi có gặp 2% ở sơ sinh trong quá trình thở máy [37].

-Xẹp phổi:Được xác định bằng các dấu hiệu sau:Bệnh nhân thở chống

máy và áp lực đường thở tăng; Lồng ngực phổi xẹp bị xẹp xuống, dị động kém và rì rào phế nang giảm; X-quang có đám mờ xuất hiện; có co kéo bên phổi xẹp; khoang liên sườn hẹp bên phổi xẹp và khoang liên sườn kia bị dãn rộng[55].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 30)