Các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 34 - 37)

Đặc điểm bệnh nhi nghiên cứu:

-Tuổi: tháng, chia các nhóm: trẻ dưới 1 tuổi, trẻ 1-5 tuổi và trẻ trên 5 tuổi. -Giới: nam; nữ

-Nguyên nhân suy hô hấp cần đặt NKQ cấp cứu:

+ Nhóm bệnh lý tại hệ hô hấp: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản…

+ Nhóm bệnh tim mạch: sốc, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, suy tim

+ Nhóm bệnh thần kinh: viêm não, viêm màng não mủ, xuất huyết não, chấn thương sọ não…

+ Khác: các bệnh về thận tiết niệu, bệnh về di truyền… -Tiền sử dị ứng thuốc: kháng sinh, gây mê…

Cho mục tiêu 1: Mô tả thủ thuật đặt ống nội khí quản ở trẻ em có suy hô hấp

Nhóm biến liên quan người bệnh:

-Tình trạng hô hấp khi chỉ định, trong khi đặt và sau khi đặt ống NKQ: + Tím tái: có/không.

+ SpO2 (%).

-Tình trạng tuần hoàntrước, trong và sau khi đặt ống NKQ: + Mạch (lần/phút).

+ Huyết áptrung bình (mmHg)

-Tình trạng thần kinh khi đặt ống NKQ: + Tỉnh/li bì/kích thích/hôn mê

-Tình trạng liên quan đến đặt NKQ khó như dị dạng đường thở như: khí quản, vùng hầu họng, u gây chèn ép vào đường thở, bệnh nhân Piere Robin…

-Nhóm biến liên quan trang thiết bị, dụng cụ, thuốc: + Lưỡi đèn: cong/thẳng

+ Ống NKQ: kích thước ống (đường kính trong mm), kiểu ống có bóng chèn và không có bóng chèn, phù hợp với tuổi bệnh nhân (to, nhỏ, phù hợp).

+ Chuẩn bị dụng cụ tốt: khi đèn sáng, có ống NKQ phù hợp cho bệnh nhân, và các dụng cụ tiêu hao khác; Không tốt:trang thiết bị đã bị hỏng hoặc không đẩy đủ theo các khâu cần chuẩn bị.

+ Sử dụng thuốc giãn cơ, an thần: có/không. -Nhóm biến liên quan người làm thủ thuật:

+ Bác sỹ khoa hồi sức cấp cứu: là bác sỹ có kinh nghiệm làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu, chia thành hai nhóm thời gian làm việc ≤ 5 năm và >5 năm.

+ Bác sỹ nội trú. + Bác sỹ cao học.

+ Bác sỹ học viên khác tại khoa

-Biến nghiên cứu trong quá trình làm thủ thuật:

+ Đặt được thành công: đặt ống NKQ thành công và thời gian đặt dưới 30 giây của mỗi lần nỗ lực

+ Thất bại: nhiều lần nỗ lực đặt NKQ nhưng khôngthực hiện thành công. + Thủ thuật đặt lần đầu, do tuột ống NKQ.

+ Thời gian đặt (giây).

+ Thời gian:Giờ hành chính: 8h30 phút đến 16h30 phút củacác ngày thứ 2 đến thứ 6. Ngoài giờ hành chính: từ 16h30 phút đến 8h30 các ngày từ thứ 2- thứ 6, cả ngày thứ Bẩy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

+ Giảm oxy: SpO2trong hoặc/và sau thủ thuật giảm ≥ 20% so với giá trị SpO2 trước khi làm thủ thuật.Giảm oxy nhẹ: mức giảm SpO2 từ 20 - 30%. Giảm oxy nặng: mức giảm SpO2> 30%[1].

+ Chậm nhi ̣p tim: tần số tim trong hoặc/và sau thủ thuật giảm ≥ 30 nhịp/phút so với tần số tim trước khi làm thủ thuật[1].

+ Ngừ ng tim: vô tâm thu hoặc mất mạch còn điện tim trong và sauquá trình đặt ống NKQ [1].

+ Đặt vào thực quản:NKQ đặt vào thực quản [1]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đă ̣t ống khó:> 1 lần nỗ lực đặt và/hoặc hơn 10 phút để làm thủ thuật đặt thành công ống NKQ [67].

Cho mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan biến cố tức thì khi đặt ống NKQ

Quan sát và ghi nhận các biến cố tức thì ở các mức độ: nguy hiểm đe dọa tính mạng; biến cố vừa; biến cố nhẹ;và không có biến cố. Xác định các yếu tố liên quan tới biến cố của thủ thuật đặt ống nội khí quản.

-Các biến cố nặng, nguy hiểm: + Ngừng tim.

+ Nhịp tim chậm. + Thiếu ôxy nặng. -Các biến cố nhẹ - vừa: + Đặt vào thực quản.

+ Trào ngược/hít dịch dạ dày. + Chấn thương răng/lợi/môi. + Kích thích vật vã.

-Biến cố chung: bao gồm tất cả các loại biến cố xảy ra trên mỗi lần đặt ống NKQ.

-Không có biến cố.

-Phân tích các yếu tố liên quan đến biến cố thiếu oxybiến cố chung. + Nhóm biến liên quan đến người bệnh: chúng tôi phân tích các yếu tố - Tuổi: < 1 tuổi và ≥ 1 tuổi

- Giới: nam và nữ

- Dị tật bẩm sinh: có hoặc không

- Chỉ định đặt ống NKQ: Bệnh hệ hô hấp và bệnh lý ngoài hệ hô hấp + Nhóm biến liên quan tới chuẩn bị thủ thuật

- Chuẩn bị dụng cụ: Tốt hoặc không tốt (như định nghĩa trên) - Cho thuốc an thần/giãn cơ: có hoặc không

- Thời gian làm thủ thuật: Ngoài giờ hành chính hoặc trong giờ hành chính + Nhóm biến liên quan người làm thủ thuật:Chúng tôi phân nhóm người làm thủ thuật thành các nhóm:

- Bác sỹ khoa hồi sức cấp cứu: Là các bác sỹ đang làm việc tại khoa hồi sức

- Học viên: (gồm bác sỹ nội trú, cao học, học viên khác)

- Bác sỹ nội trú:

- Học viên khác (cao học, các học viên khác)

+ Nhóm biến nghiên cứu trong quá trình là thủ thuật:

- Nhiều lần nỗ lực đặt nội khí quản: > 1 lần soi thanh quản và cố gắng đưa ống nội khí quản cho mỗi lần đặt ống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 34 - 37)