3.2.2.1. Xét nghiệm tế bào máu ngoại biên:
Bảng 3.21. Liên quan giữa nồng độ PCT và số lượng bạch cầu
PCT ≤ 0,54 ng/ml ≥0,54 ng/ml Trung vị Bạch cầu n % n % <5.000/mm3 4 3,4 9 5,3 4,3 (0,11 -100) 5.000 - 30.000/mm3 112 95,7 152 89,9 0,9 (0,01 -83,15) ≥ 30.000/mm3 1 0,9 8 4,7 5,76 (0,24 -50,8) p χ2= 4,109 ; p =0,125 p*<0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt về sự phân bố nồng độ PCT trong các nhóm
cầu ≥ 30.000/mm3 có nồng độ cao nhất sau đó là nhóm bạch cầu < 5.000/mm3 với p*<0,05 (Mann-whitney test).
Biểu đồ 3.10. Liên quan PCT và bạch cầu
Nhận xét: Không có sự tương quan giũa nồng độ PCT và số lượng bạch cầu,
r = 0,03 p>0,05.
Bảng 3.22. Liên quan giữa nồng độ PCT và số lượng bạch cầu đa nhân TT
PCT ≤ 0,54 ng/ml ≥ 0,54 ng/ml Trung vị Bạch cầu đa nhân TT n % n % <1.500/mm3 3 2,6 3 1,8 0,5 (0,16 -37,3) 1.500 -25.000/mm3 114 97,4 164 97 1,0 (0,01 -100) ≥ 25.000/mm3 0 0 2 1,2 32,49 (14,1 -50,8) p Phi Cramer’s V =0,75; p= 0,451 p*>0,05
Nhận xét: không có sự khác biệt về nồng độ PCT trong nhóm bạch cầu đa
nhân trung tính với p*>0,05 (Kruskal-Wallis Test).
R= 0,03 p> 0, 05
Biểu đồ 3.11. Liên quan PCT và bạch cầu đa nhân trung tính
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa nồng độ PCT và bạch cầu đa nhân trung tính.
Bảng 3.23. Liên quan giữa nồng độ PCT và số lượng tiểu cầu
PCT ≤ 0,54 ng/ml ≥0,54 ng/ml Trung vị Tiểu cầu n % n % <150.000/mm 3 16 13,7 16 9,5 0,81 (0,14 -37,3) ≥150.000/mm 3 101 86,3 153 90,5 0,99 (0,01 -100) p χ2= 1,232 ; p =0,267 p*>0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt về nồng độ PCT trong nhóm tiểu cầu với
p*>0,05 (Mann-whitney test).
R= 0,03 p> 0, 05
Biểu đồ 3.12. Liên quan PCT và tiểu cầu
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa nồng độ PCT và tiểu cầu.
Bảng 3.24. Liên quan giữa nồng độ PCT và CRP PCT ≤ 0,54 ng/ml ≥0,54 ng/ml Trung vị CRP n % n % <6mg/l 114 97,4 145 85,8 0,85 (0,01 -83,15) ≥6mg/l 3 2,6 24 14,2 2,97 (0,33 -100) p χ2= 10,951; p =0,001 p*<0,001
Nhận xét: Có sự khác biệt về nồng độ PCT trong nhóm CRP < 6mg/l với
nhóm CRP ≥ 6mg/l với p*<0,001 (Mann-whitney test).
R= 0,03 p> 0, 05
Biểu đồ 3.13. Liên quan PCT và CRP
Nhận xét: Có sự tương quan yếu giữa nồng độ CRP và nồng độ PCT. r=0,3
p<0,01.
R= 0,3 P < 0,01
Chương 4 BÀN LUẬN
Cho đến nay NKSSS vẫn là nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu của cuộc sống. Chẩn đoán sớm NKSSS đang còn gặp nhiều khó khăn và chưa kịp thời. Để khắc phục điều đó đòi hỏi sự thăm khám lâm sàng cẩn thận kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng kịp thời, có giá trị chẩn đoán cao. Với mong muốn góp phần vào mục đích tốt đẹp đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại khoa sơ sinh bệnh viện Xanh Pôn để tìm hiểu về giá trị của xét nghiệm Procalcitonin trong chẩn đoán sớm NKSSS. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao nhất gặp ở nhóm làm ruộng chiếm đến 71,4%, nhóm tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thấp nhất ở nhóm cán bộ chiếm 1,6%. Có lẽ nhóm làm ruộng là những người chưa có điều kiện để chăm sóc về y tế nên tỷ lệ NKSSS còn cao. Nhóm cán bộ là những người có điều kiện hơn đẻ chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nên có khả năng trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản tránh nhiễm trùng từ mẹ sang con.
4.1.2. Phân bố tuổi và giới
4.1.2.1. Tuổi thai
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi thai trung bình 36,37 ± 3,17 tuần, bệnh nhân có tuổi thai thấp nhất là 25 tuần và cao nhất là 42 tuần. Trong nhóm trẻ có tuổi thai < 37 tuần tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm
43,6% và trong nhóm có tuổi thai ≥ 37 tuần tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 63,4% (biểu đồ 3.1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Naher BS và cộng sự trong một nghiên cứu ở Bangladesh năm 2011 thì tỷ lệ nhiễm khuẩn ở nhóm tuổi thai < 37 tuần và ≥ 37 tuần lần lượt là 27,0% và 73,0% .
4.1.2.2. Giới
Biểu đồ 3.2 cho thấy không thấy sự khác biệt giữa nhóm nhiễm khuẩn và nhóm không nhiễm khuẩn (p>0,05), theo nghiên cứu của Shah và cộng sự [29] cũng cho thấy không có sự liên quan về giới tính trong NKSSS. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bị nhiễm khuẩn huyết ngang nhau chiếm 59,0% ở trẻ nam và 49,0% ở nữ phù hợp với nghiên cứu của Chacko B và cộng sự có tỷ lệ nam chiếm 51,5% và nữ chiếm 48,5% và cũng giống như kết quả nghiên cứu của Naher BS và cộng sự [53] thì tỷ lệ nam là 68% và nữ là 32%.
4.1.2.3. Cân nặng
Trong nghiên cứu của chúng tôi cân nặng trung bình của trẻ là 2886,7g bệnh nhân có cân nặng thấp nhất là 800g và cao nhất là 4800g. Trong nhóm cân nặng ≤ 2500g tỷ lệ NKSSS là 43% và tỷ lệ này ở nhóm có cân nặng > 2500g là 63,6%. Kết quả giống với nghiên cứu của Naher BS và cộng sự [53] tỷ lệ này là 56% và 72%.
4.1.2.4. Tuổi trẻ lúc nhập viện
Biểu đồ 3.4 cho thấy ở cả hai nhóm nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn tỷ lệ trẻ có giờ tuổi lúc nhập viện ≤ 24 giờ chiếm tỷ lệ rất cao 90,3% ở nhóm nhiễm khuẩn và 84,7% ở nhóm không nhiễm khuẩn.
4.2. Giá trị của procalcitonin trong chẩn đoán NKSSS
4.2.1. Sự biến đổi nồng độ procalcitonin huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi vì tỷ lệ cấy máu dương tính rất thấp 3 trong số 155 trẻ nên chúng tôi ghép nhóm nhiễm khuẩn chắc chắn và nhóm nhiễm khuẩn nhiều khả năng thành một nhóm.
Bảng 3.2 cho thấy nồng độ trung bình của PCT ở nhóm nhiễm khuẩn chắc chắn là cao nhất (21,55 ng/ml) và thấp nhất là nhóm không nhiễm khuẩn (0,5 ng/ml) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 điều này cho thấy nồng độ PCT huyết thanh có ý nghĩa trong phân biệt NKSSS. So với kết quả của Alfred E và cộng sự thì nồng độ PCT ở nhóm NKSSS là 50,3 ng/ml và ở nhóm không nhiễm khuẩn là 0,8 ng/ml. Sự khác nhau trong kết quả có lẽ do nghiên cứu khác nhau ở cỡ mẫu.
Nghiên cứu của Naher BS và cộng sự cho thấy có sự khác biệt rõ về nồng độ PCT trong nhóm NKSSS và nhóm không nhiễm khuẩn với nhóm NKSS là 6,8 ng/ml và nhóm không nhiễm khuẩn là 0,5 ng/ml hoặc nghiên cứu của Minoo Adib và cộng sự tại Iran năm 2012 cũng cho thấy một kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ PCT trong nhóm NKSSS là 6,0 ng/ml và ở nhóm không nhiễm khuẩn là 0,6ng/ml với p < 0,05.
Biểu đồ 3.6 cho thấy đường cong ROC mô tả giá trị PCT xác định NKSSS có diện tích dưới đường cong bằng 0,905 (so sánh với nhóm không nhiễm khuẩn). Điều này chứng tỏ PCT có giá trị chẩn đoán NKSSS rất tốt. Với điểm cắt ≥ 0,54 ng/ml, thì độ nhạy của PCT là 92,3% và độ đặc hiệu 80,2% (bảng 3.6). So với kết quả của Joses B và cộng sự nghiên cứu trên 827 mẫu máu từ 317 trẻ sơ sinh trong một nghiên cứu đa trung tâm tại Tây Ban Nha đã cho kết quả từ lúc sinh đến 12h tuổi điểm cut-off của PCT xác định
NKSSS là 0,55 ng/ml có độ nhạy và độ đặc hiêu là 75,4% và 72,3%, từ 12 đến 24 giờ tuổi là 4,7ng/ml và trên 24 giờ tuổi là 1,7 ng/ml thì kết quả của chúng tôi tương đồng với điểm cắt ở nhóm trẻ từ lúc sinh đến 24 giờ tuổi. Điều này cũng lý giải được do bệnh nhân có nhóm tuổi dưới 24 giờ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ rất cao 90,3% ở nhóm NK và 84,7% ở nhóm không nhiễm khuẩn.
Biểu đồ 3.7 cho thấy đường cong ROC mô tả giá trị PCT xác định NKSSS ở nhóm trẻ từ 24 đến 72 giờ tuổi có diện tích dưới đường cong bằng 0,713. Điều này chứng tỏ PCT có giá trị chẩn đoán NKSSS ở nhóm tuổi này khá tốt. Với điểm cắt ≥ 0,53 ng/ml, thì độ nhạy của PCT là 93% và độ đặc hiệu 60,%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Joses B và cộng sự (cut-off 1,7 ng/ml). Có sự thấp hơn như vậy là do tỷ lệ bệnh nhân trong 24 đến 72 giờ của chúng thôi khá thấp (9,7%).
Biểu đồ 3.8 cho thấy đường cong ROC mô tả giá trị PCT xác định NKSSS ở nhóm trẻ dưới 24 giờ có diện tích dưới đường cong bằng 0,925. Như vậy chứng tỏ PCT có giá trị chẩn đoán NKSSS ở nhóm tuổi này khá tốt. Với điểm cắt ≥ 0,54 ng/ml, thì độ nhạy của PCT là 92,1% và độ đặc hiệu 84%. Kết quả này tương tự so với kết quả của Joses B và cộng sự (cut-off 0,55 ng/ml).
Điều này chứng tỏ rằng PCT là dấu ấn sinh học đáng tin cậy để sử dụng trong chẩn đoán NKSSS.
4.2.2. Biến đổi procalcitonin theo các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.2.2.1. Biến đổi procalcitonin theo tuổi
Bảng 3.3 cho thấy tuổi của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được phân bổ 2 nhóm, nhóm có nồng độ PCT huyết thanh cao nhất đó là số bệnh nhân ≤ 24
giờ tuổi với nồng độ PCT trung vị là 1,0 (0,01 – 100) ng/ml, còn nhóm còn lại từ 24-72 giờ tuổi có nồng độ PCT thấp hơn là 0,85 (0,32 – 20,28) ng/ml.
Theo Joses B và cộng sự thì nồng độ PCT ở nhóm trẻ dưới 24 giờ tuổi là 3,54 ng/ml và từ 24 đến 72 giờ tuổi là 0,35 ng/ml so với kết quả của chúng tôi thì cao hơn. Sự khác nhau này có lẽ do phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi không đồng đều .Tuy nhiên cũng như nghiên cứu của chúng tôi Joses B và cộng sự không thấy có sự khác biệt về nồng độ PCT giữa các nhóm tuổi (p>0,05) và nghiên cứu của Claeys R cũng cho thấy không có sự tương quan giữa nồng độ PCT và tuổi.
4.2.2.2. Sự biến đổi procalcitonin theo giới
Sự biến đổi PCT theo giới chưa được rõ. Nhưng theo Brudette SD với cùng 1 mức độ kích thích tiền viêm thì phản úng viêm của nữ giới ít hơn nam giới nhờ tác dụng giảm nhẹ của estrogen .
Bảng 3.4 cho thấy nồng độ PCT huyết thanh trung bình của nam là 1,09 (0,01 – 83,15) ng/ml không có sự khác biệt với nữ là 0,59 (0,32 – 100) ng/ml không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Claeys R thì không có sự tương quan giữa nồng độ PCT và giới.
4.2.2.3. Sự biến đổi procalcitonin theo cân nặng và tuổi thai
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ PCT huyết thanh trung bình ở các nhóm bệnh nhân cân nặng ≤ 2500g và > 2500g lần lượt là 0,53 (0,01 – 83,15) ng/ml và 1,26 (0,72 – 100) ng/ml. Nhóm trẻ có tuổi thai ≤ 37 tuần và > 37 tuần có nồng độ PCT lần lượt là 0,5 (0,01 – 83,15) ng/ml và 1,26 (0,32 – 100) ng/ml. Ta nhận thấy nồng độ PCT huyết thanh cao hơn ở nhóm có cân nặng, và tuần thai lớn hơn với (p<0,01).
4.2.2.4. So sánh giá trị phối hợp giữa PCT và CRP trong chẩn đoán NKSSS và các xét nghiệm khác
Bảng 3.8 cho ta thấy trong 155 trẻ nhiễm khuẩn có tới 149 trẻ có nồng độ PCT ≥ 0,54ng/ml và hoặc có CRP > 6mg/l chiếm 96,1%, và chỉ có 6 trẻ có đồng thời PCT< 0,54 ng/ml va CRP < 6mg/l.
Trong số 131 trẻ không nhiễm khuẩn có tới 120 trẻ có đồng thời PCT< 6 ng/ml và CRP < 6mg/l.
Như vậy với sự phối hợp giũa PCT và CRP giá trị chuẩn đoán NKSSS có giá trị hơn nhiều thể hiện ở độ nhạy tới 96,1% và độ đặc hiệu 92%.
Nghiên cứu Naher BS và cộng sự cũng cho kết quả tương tự với điểm cut-off của CRP 6mg/l kết hợp với điểm cut-off PCT 0,5ng/ml sẽ có hiệu quả cao hơn trong chẩn đoán sớm NKSSS.
Bảng 3.9 và biểu đồ 3.9 cho ta thấy trong các xét nghiệm chẩn đoán NKSSS thì chỉ có PCT và CRP là có diện tích dưới đường cong cao nhất. Tuy nhiên so với CRP thì PCT ưu thế hơn vì diện tích dưới đường cong lớn = 0,905.
Nghiên cứu của Yongjung Park và cộng sự tiến hành vào năm 2012 tai Hàn quốc cũng cho rằng vai trò chẩn đoán NKSS của PCT tốt hơn CRP với diện tích dưới đường cong là 0,86 lớn hơn 0,65 của CRP.
Như vậy PCT có hiệu quả hơn CRP, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu trong chẩn đoán NKSSS
4.3. Liên quan giữa nồng độ procalcitonin với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
4.3.1. Liên quan giữa nồng độ procalcitonin với đặc điểm lâm sàng
4.3.1.1. Liên quan giữa nồng độ procalcitonin với nhiệt độ lúc vào viện
Sốt không phải là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân NKSSS, không những có sốt mà đôi khi bệnh nhân NKSSS còn hạ nhiệt độ. Sốt xảy ra khi có chất gây sốt nội sinh hoặc ngoại sinh ảnh hưởng lên sự tổng hợp
Prostaglandin E2, chất này làm chậm tốc độ của các nơron nhạy cảm nóng và kết quả làm tăng nhiệt độ. Kích thích ngoại sinh như nội độc tố, erythocine của tụ cầu và vi rút kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra chất gây sốt nội sinh, đó chính là IL-1 và TNF-α. Các chất gây sốt nội sinh khác không thể thiếu được trong đáp ứng sốt đó là IL-6 và IFN. Các cytokin này đặc biệt là IL-6 kích thích các chất pha cấp tác động lên tế bào gan tạo nên đáp ứng pha cấp của phản ứng viêm như CRP và PCT .
Bảng 3.10 cho thấy số bệnh nhân có nồng độ PCT huyết thanh ≥ 0,54ng/ml chiếm 71% ở bệnh nhân có nhiệt độ từ 35,5oC - 37,8oC và bệnh nhân có nồng độ PCT huyết thanh <0,54 ng/ml chiếm 73,5%. Như vậy không có sự khác biệt giữa hai nhóm, điều này có thể lý giải bởi vì sốt là phản ứng của cơ thể với nhiều loại tác nhân khác nhau, vai trò của nó không rõ ràng có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Sự khác biệt giữa nồng độ PCT huyết thanh và nhiệt độ không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 . Tuy nhiên có sự khác biệt về nồng độ PCT ở các nhóm ở nhóm nhiệt độ ≥ 37,80C và các nhóm còn lại. Điều này có thể lý giải ở những trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh thì nồng độ PCT sẽ tăng cao. Điều này phù hợp với kết luận của Harbarth S nhiệt độ giữa nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhóm không nhiễm trùng không có sự khác biệt .
4.3.1.2. Liên quan giữa nồng độ procalcitonin và nhóm triệu chứng về hô hấp
Rối loạn chức năng hô hấp là phổ biến ở bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân hoặc nhiễm khuẩn huyết. Việc xâm nhập bạch cầu hạt trung tính vào trong vi tuần hoàn phổi làm khởi phát và gia tăng tổn thương màng mao mạch phế nang . Bảng 3.11 cho thấy giá trị trung bình PCT huyết thanh tăng theo nhịp thở. Nhịp thở càng tăng thì trị trung bình PCT càng lớn. Nhóm nhịp thở bình thường có giá trị trung vị nồng độ PCT huyết thanh 0,33
(0,3 – 11,17) ng/ml, nhóm nhịp thở nhanh có giá trị trung vị của PCT 2,04 (0,01 – 100) ng/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. p< 0,001.
Bảng 3.12 cho thấy nồng độ PCT ở nhóm trẻ có thở rút lõm là 2,96 (0,05 – 100) ng/ml cao hơn so với nhóm không rút lõm 0,56 (0,01 – 100) ng/ml và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
Bảng 3.13 nhóm trẻ có giảm oxy máu nồng độ PCT là 2,32 (0,01 – 100) ng/ml tăng cao hơn nhóm trẻ không giảm oxy máu 0,35 (0,32 – 22,4) ng/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Như vậy ở nhóm triệu chứng về hô hấp đa số đều có liên quan đến sự