Cách tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của procalcitonin trong nhiễm trùng sơ sinh sớm (Trang 35 - 39)

2.2.2.1. Lập phiếu nghiên cứu

Tiến hành lập phiếu nghiên cứu, mỗi bệnh nhân có một phiếu nghiên cứu riêng trong đó có ghi đầy đủ các phần hành chính, bệnh sử, tiền sử, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

2.2.2.2. Khảo sát các biến số nghiên cứu

Theo mẫu của phiếu nghiên cứu tiến hành hỏi bệnh thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

+ Tuổi trẻ sơ sinh: Từ 0 giờ tuổi đến 72 giờ tuổi và được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm tuổi từ 24 – 72 giờ tuổi. + Giới: Nam và nữ.

+ Cân nặng: Chia thành 2 nhóm: - Nhóm ≥ 2.500g

- Nhóm < 2.500g.

+ Tuổi thai: Khai thác tiền sử sản khoa để xác định tuổi thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối và chia thành 2 nhóm:

- Nhóm tuổi thai ≥ 37 tuần.

- Nhóm tuổi thai < 37 tuần.

+ Các nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến mẹ:

 Tuổi của mẹ: Tính theo năm.

 Địa dư: Địa chỉ đang sống.

 Nghệ nghiệp: Hỏi công việc cụ thể đang làm để sinh sống. Cách đẻ: Đẻ thường/ mổ đẻ.

Tính chất nước ối: Ối trong/ ối bẩn. Nhiễm trùng bánh rau.

Mẹ sốt ≥38,5oC: Hỏi tiền sử sản khoa của mẹ.

Viêm màng đệm màng ối: Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm . . Sốt trên 37,8oC và có ít nhất 2 dấu hiệu sau:

a. Nhip tim mẹ > 100 lần/ phút. b. Nhịp tim thai >160 lần/ phút. c. Cơn co tử cung tăng.

d. Nước ối hôi hoặc đục.

e. Số lượng BC mẹ >15.000/mm3 . Không có các nhiễm khuẩn khác.

Mẹ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục: Thay đổi tính chất khí hư và xét nghiệm có nhiễm khuẩn trong tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Dấu hiệu đái buốt/dắt và xét nghiệm nước tiểu trong tháng cuối của thai kỳ.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: dựa vào khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng.

 Rối loạn thân nhiệt: đo nhiệt độ của trẻ ngay khi vào viện và phân loại thành 3 nhóm: dưới 35,50C, từ 35,50C đến 37,80C, trên 37,80C.

 Biểu hiện ở da và niêm mạc: hồng ban, xuất huyết dưới da, vàng da sớm, phù cứng bì…

 Biểu hiện tiêu hóa: bú kém, bỏ bú, chớ, nôn, chướng bụng, tiêu chảy…

 Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, li bì hoặc kích thích, tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật.

 Biểu hiện hô hấp: thở rên, thở nhanh (nhịp thở ≥ 60 lần/phút), thở co kéo cơ hô hấp, ngừng thở (lồng ngực không di động, không cảm nhận được hơi thở của trẻ), giảm oxy máu (SaO2 < 90% hoặc PaO2 < 60mmHg và hoặc PaCO2 > 50mmHg).

 Biểu hiện tim mạch: nổi vân tím, nhịp tim nhanh hoặc chậm (nhịp tim > 180 lần/phút hoặc < 100 lần/phút), tím, lạnh đầu chi, refill > 2”.

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng

Tất cả các xét nghiệm cận lâm sàng được lấy vào thời điểm bệnh nhân nhập viện.

- Định lượng procalcitonin huyết thanh:

Lấy 2ml máu của bệnh nhân, không có chất chống đông, sau đó tách huyết thanh để định lượng trên máy miễn dịch tự động COBAS E411. Định lượng PCT huyết thanh trên máy miễn dịch điện hóa phát quang COBAS E411, thời gian xét nghiệm là 18 phút.

Hóa chất sử dụng của hãng Roche (Đức) bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8oC. Xét nghiệm được thực hiện tại khoa vi sinh Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn.

Nguyên tắc định lượng procalcitonin bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang, quá trình phản ứng diễn ra theo phản ứng Sandwich. Khi mẫu huyết thanh được đưa vào máy để đo phản ứng xảy ra như sau:

- Giai đoạn ủ thứ nhất: Kháng nguyên trong huyết thanh, một kháng thể đặc hiệu PCT đơn dòng có gắn biotynyl và một kháng thể đặc hiệu PCT đơn

dòng được đánh dấu phức hợp ruthenium phản ứng để tạo thành phức hợp sandwich.

- Giai đoạn ủ thứ hai: Sau khi thêm các vi hạt được phủ bởi streptavidin phức hợp hình thành được kết hợp qua phản ứng trung gian của biotin và streptavidin.

Sau đó hổn hợp phản ứng sẽ được hút vào trong buồng đo tại đây các vi hạt sẽ được giữ lại trên bề mặt của điện cực. Những chất không được kết hợp sẽ bị loại bỏ bởi Procell. Sử dụng một điện áp cho điện cực tạo nên hiện tượng hóa phát quang mà được đo bởi máy đo quang. Kết quả được tính nhờ vào đường cong chuẩn được tạo ra đặc trưng cho từng máy.

- Đánh giá:

+ PCT < 0,05ng/ml: Bình thường.

+ 0,05 ≤ PCT < 2ng/ml: Có thể có viêm hoặc nhiễm trùng khu trú gợi ý có thể bị nhiễm khuẩn huyết.

+ 2ng/ml ≤ PCT < 10ng/ml: Nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ xuất hiện suy chức năng các phủ tạng.

+ PCT ≥ 10 ng/ml: Nhiễm khuẩn huyết có kèm theo suy đa tạng. Có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.

- Cấy máu bằng máy cấy máu tự động BACTEC.

Bệnh phẩm lấy 2ml máu từ bệnh nhân được tiêm trực tiếp vào chai cấy sau đó đưa vào máy định danh vi khuẩn. Kết quả trả lời nhanh và chính xác. Máy có thể phát hiện được vi trùng và nấm. Thời gian định danh vi khuẩn từ 12 giờ đến 48 giờ sau khi cấy máu.

- Xét nghiệm công thức máu.

Máu được lấy vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA tại thời điểm bệnh nhân nhập viện. Xét nghiệm bằng máu toàn phần, thực hiện bằng máy huyết học tự động tại khoa huyết học Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn.

Số lượng bạch cầu chia 3 nhóm:

Nhóm số lượng bạch cầu < 5.000/ mm3.

Nhóm số lượng bạch cầu ≥ 30.000/mm3.

Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính cũng được chia thanh 3 nhóm: Nhóm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính: < 1.500/mm3.

Nhóm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính từ 1.500/mm3 đến < 25.000/mm3 Nhóm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 25.000/mm3..

- Định lượng CRP-hs huyết thanh :

Theo phương pháp miễn dịch đo độ đục, khi cho thuốc thử chứa kháng thể CRP vào mẫu máu của bệnh nhân có chứa CRP sẽ xảy ra phản ứng kết hợp kháng thể, sẽ làm dung dịch thử đục màu, độ đục thay đổi tùy theo nồng độ CRP có trong huyết thanh, kết quả CRP tính bằng đơn vị mg/L.

Lấy 2ml máu tĩnh mạch không có chất chống đông, quay ly tâm lấy phần huyết thanh, tiến hành đo trên máy. Xét nghiệm thực hiện tại khoa sinh hóa Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn.

- Đánh giá: Bình thường từ 0-6mg/L Tăng ít >6-30mg/L Tăng trung bình > 30-80mg/L Tăng cao >80-300mg/L Tăng rất cao > 300mg/L

2.2.2.3. Thu thập số liệu vào phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của procalcitonin trong nhiễm trùng sơ sinh sớm (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)