Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của hai tổ hợp lai F1 (Lợn đực rừng x nái địa phương) và F1 (Lợn đực rừng x nái Móng Cái) nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn (Trang 43 - 48)

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) và lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC), hàng ngày em tiến hành cân khối lượng thức ăn lợn thí nghiệm ăn được, từ đó tổng hợp và tính toán chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 (♂ rừng x ♀ ĐP) Lô TN2 (♂ rừng x ♀ MC) 1 Số lượng lợn theo dõi Con 37 30 2 Tổng khối lượng tăng Kg 1.046,6 1.072,8 3 Tổng thức ăn tinh tiêu thụ Kg 3.906 3.210 4 Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng KL Kg 3,73 2,99 5 So sánh (%) 100 80,16 6 Tổng thức ăn xanh tiêu thụ Kg 2.350,5 1.933,5 7 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng KL Kg 2,25 1,80 8 So sánh (%) 100 80,00

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) đạt 3,73 kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng; ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC) chỉ tiêu này đạt 2,99kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng, So sánh về chỉ tiêu này của lợn lai F1 (♂ rừng lai x ♀ MC) và lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) thì ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) cao hơn 19,84%.

Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm cũng diễn biến tương tự. Ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) tiêu tốn 2,25kg thức ăn xanh/kg tăng khối lượng, ở lợn lai (♂ rừng x ♀ MC) là 1,80kg. Khi so với lợn F1 (♂

rừng x ♀ MC), chỉ tiêu này của lợn F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) cao hơn 20,0%. Sở dĩ có kết quả như vậy, theo chúng em là do sinh trưởng của lợn F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) thấp hơn với lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC). Như đã giải thích ở phần trước, chủ yếu là do lợn địa phương chưa được cải tạo, sinh trưởng chậm hơn so với lợn Móng Cái đã được cải tạo. Mặc dù khả năng sử dụng thức ăn thô xanh của chúng cao hơn, nhưng do sinh trưởng thấp nên tiêu tốn thức ăn cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và trên thế giới cũng cho thấy hiệu quả của ưu thế lai giữa lợn cao sản và lợn địa phương chưa được cải tạo. Nguyễn Thiện và cs, (1995) [12] cho biết lợn lai F1 (Đại Bạch x Móng Cái) có tăng trọng trung bình/ ngày là 584,50 g thì tiêu tốn thức ăn là 3,61kg thức ăn/ kg tăng khối lượng, lợn F1 (Landrace Cuba x Móng Cái) có tăng trọng hàng ngày trung bình là 554,00g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26kg thức ăn/ kg tăng khối lượng, và lợn Móng Cái thuần chỉ tăng trọng 196,67g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4,56kg thức ăn. Cùng kết luận tương tự có các công trình nghiên cứu của Lemke và cs, (2006) [17]; Phùng Thị Vân và cs, (2007) [14].

4.2.5.2. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Mục đích của người chăn nuôi là làm thế nào đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Vì vậy, vấn đề chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu, nó quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao, từ đó sẽ khuyến khích được người chăn nuôi đầu tư và yên tâm sản xuất. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này trên lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 4.8.

Bảng 4.8: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 (♂ rừng lai x ♀ ĐP) Lô TN2 (♂ rừng lai x ♀ MC)

1 Số lượng lợn con Con 37 30

2 Tổng khối lượng tăng Kg 1.046,6 1.072,8 3 Tổng thức ăn tinh tiêu thụ Kg 3.906 3.210 4 Tổng thức ăn xanh tiêu thụ Kg 2.350,5 1.933,5 5 Đơn giá 1kg thức ăn tinh Kg 8.500 6 Đơn giá thức ăn xanh đồng 500 7 Tổng chi phí thức ăn đồng 34.376.250 28.251.750 8 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng đồng 32.846,0 26.335,0 9 So sánh (%) 100 80,18

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) là 32.846,0 đồng, của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC) là 26.335,0 đồng. Nếu lấy chỉ tiêu này ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) là 100% thì ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC) thấp hơn chỉ bằng 80,18%. Tương ứng thấp hơn 6.511,0 đồng/kg).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) do sinh trưởng chậm hơn, tiêu tốn thức ăn cao hơn nên chi phí thức ăn cũng cao hơn so với lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC). Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) thấp hơn so với lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ MC). Trong thực tiễn chăn nuôi cho thấy, để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận chăn nuôi, một yếu tố quan trọng phải chủ động giải quyết thức ăn thô xanh, chủ động về thời gian nuôi, không nên đầu tư thức ăn quá mức cần thiết. Ngoài ra, mặc dù hiệu suất sử dụng thức ăn của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) chưa cao, nhưng yếu tố chất lượng thịt cũng cần cân nhắc trong sản xuất chăn nuôi vì con lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) có chất lượng thịt tốt hơn, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng hơn con lai F1 (♂ rừng x ♀ MC).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của hai tổ hợp lai F1 (Lợn đực rừng x nái địa phương) và F1 (Lợn đực rừng x nái Móng Cái) nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)