Kết quả công tác thú y

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của hai tổ hợp lai F1 (Lợn đực rừng x nái địa phương) và F1 (Lợn đực rừng x nái Móng Cái) nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn (Trang 34 - 36)

- Công tác tiêm phòng

Công tác tiêm phòng trong chăn nuôi là hết sức quan trọng giúp con vật đề kháng tốt với bệnh tật. Trong quá trình làm đề tài em đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn như sau:

Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Hàng năm đàn lợn tiêm vắcxin vào vụ đông xuân và hè thu thường vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9.

Trong quá trình thực tập, lợn nái được tiêm phòng tiêm vắcxin dịch tả 1 vào ngày 31/07/2014, tiêm phòng dịch tả lần 2 vào ngày 6/9/2014, vắcxin xoắn khuẩn vào ngày 12/09/2014, tiêm phòng xoắn khuẩn lần 2 vào ngày 26/09/2014.

Vắcxin dịch tả tiêm cho lợn là vaccine nhược độc chủng C, dạng đông khô, vaccine được pha với nước sinh lý tiêm bắp 2ml/con, thường tiêm ở sau gốc tai cách gốc tai 1,5cm. Độ an toàn là 100%. Kết quả tiêm phòng được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng STT Loại vaccine Kết quảđạt được Số con tiêm được Trong đó Lợn đực Lợn cái Lợn con

1 Vaccine tai xanh 125 3 33 89

2 Vaccine dịch tả 125 3 33 89

3 Xoắn khuẩn 120 3 33 84

- Công tác điều trị bệnh

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham gia công tác điều trị bệnh như sau:

+ Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…

Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơi.

Điều trị: Sử dụng 3 phác đồ điều trị như sau:

Phác đồ 1: Dùng lá ổi hoặc lá chó đẻ giã nhỏ vắt lấy nước hòa thêm một chút muối và nước sôi để nguội, cho uống 5ml/con/lần, liệu trình 3 - 5 ngày.

Phác đồ 2: Dùng Norfacoli tiêm 1ml cho 10 - 15kg thể trọng, dùng liên tục 2 - 3 ngày.

Phác đồ 3: Dùng Berberin hydrochloride hòa với nước sôi để nguội cho uống, liệu trình 3 - 5 ngày. Kết hợp tiêm Norfacoli.

Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung men tiêu hóa sau khi lợn khỏi.

Số con mắc bệnh 30 số con khỏi bệnh 27 tỷ lệ khỏi bệnh 90%. + Hội chứng đường hô hấp

Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.

Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.

Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng/lần. Dùng 3 - 5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1, cafein, gluco.kc.

Phác đồ 2: Dùng linco-gen tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng. Dùng trong 5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1, B12. Nếu lợn có triệu trứng khó thở tiêm ngay cafein 1 ống/10kg thể trọng.

Số con mắc bệnh 12 số con khỏi 8 tỷ lệ khỏi bệnh 66%.

Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, làm sàn gỗ cho lợn, trải rơm cho lợn nằm giảm tiếp xúc trực tiếp với nền chuồng ẩm,cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.

Tổng hợp về kết quả công tác điều trị bệnh được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Kết quả công tác điều trị bệnh

STT Loại bệnh

Kết quảđạt được

Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ %

1 Hội chứng tiêu chảy 30 27 90

2 Hội chứng đường hô hấp 12 8 66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của hai tổ hợp lai F1 (Lợn đực rừng x nái địa phương) và F1 (Lợn đực rừng x nái Móng Cái) nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn (Trang 34 - 36)