Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4: Khối lượng lợn qua các kỳ cân
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô TN1 (♂ rừng x ♀ ĐP) Lô TN2 (♂ rừng x ♀ MC) 1 Số con Con 37 30 2 2TT Kg/con 5,20 ± 0,13 6,00 ± 0,09 3 3TT Kg/con 8,58 ± 0,18 10,50 ± 0,23 4 4TT Kg/con 12,60 ± 0,39 15,80 ± 0,27 5 5TT Kg/con 17,20 ± 0,54 21,50 ± 1,27 6 6TT Kg/con 22,60 ± 0,91 28,20 ± 1,05 7 7TT Kg/con 28,70 ± 1,13 35,40 ± 1,29 8 8TT Kg/con 35,40 ± 1,39 43,20 ± 1,56 9 So sánh (%) 100 122,03
Kết quả theo dõi về sinh trưởng cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của các nhóm lợn thí nghiệm là tương đối thấp, trong đó nhóm lợn lai giữa lợn rừng và nái lợn địa phương thấp hơn so với nhóm lợn lai giữa lợn rừng và lợn Móng Cái. Cụ thể, khối lượng cơ thể của lợn lai giữa lợn ♂ rừng và lợn ♀ địa phương qua các giai đoạn 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 8 tháng tuổi lần lượt là 5,20; 22,60 và 35,4 kg/con tương ứng theo độ tuổi kể trên. Cùng các độ tuổi đó, lợn lai do lợn nái Móng Cái sinh ra đạt 6,0; 28,20 và 43,20kg/con. Nếu coi khối lượng của lợn lai (♂ rừng x ♀ ĐP) là 100% thì khối lượng con lai của (♂ rừng x ♀ MC) cao hơn 22,03%. Điều này cho thấy, lợn nái địa phương của các huyện vùng cao tỉnh Bắc Kạn sinh trưởng chậm hơn, đây là nhóm lợn có năng suất thấp hơn so với lợn Móng Cái, vì vậy con lai do chúng sinh ra cũng sinh trưởng chậm hơn.
Kết quả nghiên cứu về các sinh trưởng của lợn con lai do lợn nái địa phương sinh ra khi phối giống bằng lợn đực rừng của chúng tôi tương đối tương đồng so với các kết quả nghiên cứu về lợn địa phương của các tác giả trong nước. Theo Phùng Thị Vân và cs, (2007) [14] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ của Sơn La lúc 2, 6, 8 và 12 tháng tuổi đạt 4,8 kg; 13,7 kg; 22,2 kg và 43,8 kg. Nhìn chung những giống lợn địa phương miền núi thường sinh trưởng chậm hơn các giống lợn khác, tuy nhiên có ưu điểm thích hợp với chăn thả và điều kiện khí hậu địa phương miền núi. Tuy nhiên, đối với lợn Mường Khương thì sinh trưởng của lợn thí nghiệm của chúng tôi có thấp hơn. Theo Lê Đình Cường và cs, (2008) [2] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi chỉ đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg và 10 tháng tuổi đạt 72,20 kg.
Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai chúng ta tìm hiểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được biểu thị qua hình 4.1.
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm