Việc đánh giá sinh trưởng của lợn còn được tính dưới dạng sinh trưởng sinh trưởng tương tối (%). Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn của từng giai đoạn ngày tuổi, bằng các thuật toán chúng ta tính được số liệu sinh trưởng tương đối của đàn lợn thí nghiệm. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (%)
STT Giai đoạn Lô TN1 (♂ rừng lai x ♀ ĐP) Lô TN2 (♂ rừng lai x ♀ MC) 1 2-3TT 49,12 54,32 2 3-4 TT 37,95 40,29 3 4-5TT 30,87 30,54 4 5-6 TT 27,15 26,97 5 6-7 TT 23,78 22,64 6 7-8 TT 20,89 19,85
Kết quả tính toán cho thấy: Sinh trưởng tương đối của các nhóm lợn thí nghiệm cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Mức độ giảm ở nhóm lợn con lai của (♂ rừng x ♀ MC) có xu hướng nhanh hơn lợn lai của (♂ rừng x ♀ ĐP) ở hầu hết các giai đoạn. Ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi là 54,32%; giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là 40,29% và giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi là 19,85%. Mức độ giảm dần về sinh trưởng tương đối của lợn lai của (♂ rừng x ♀ ĐP) tương ứng các giai đoạn trên là: 49,12% - 37,95% và 20,89%. Điều này chứng tỏ sinh trưởng của lợn lai F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) là tương đối chậm và chậm hơn so với lợn lai với lợn nái Móng Cái.
Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được minh họa tại biểu đồ 4.3.
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân