- Khám lâm sàng chi tiết theo mẫu bệnh án nghiên cứu, làm các xét nghiệm cơ bản và các thăm dò cận lâm sàng cần thiết cho chẩn đoán.
- Xem xét tình trạng hiện tại của BN và chỉ định rút máu.
- Tính thể tích máu được rút và dịch truyền thay thế[3], [12], [65]: + Vmáu được rút = 5 - 10ml x Cân nặng cơ thể (Kg)
- Giải thích cho BN cũng như gia đình về tình trạng hiện tại của bệnh và mục đích của phương pháp rút máu.
- Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình ghi cam kết làm thủ thuật trước khi rút máu nếu họ đồng ý.
- Tiến hành các bước của thủ thuật rút máu như sau[34]: + Các bước chuẩn bị trước thủ thuật:
Chuẩn bị BN: được giải thích trước để chuẩn bị tinh thần thật thoải mái trước khi làm thủ thuật, được bố trí nằm ở vị trí thoải mái trong suốt quá trình thủ thuật diễn ra, được kiểm tra tình trạng hiện tại trước khi rút máu: mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp, thần kinh…
Dung dịch sát trùng, dây garô, bông, gạc, kim chọc tĩnh mạch, dịch truyền (Ringer lactac, Natriclorua 0,9%, Glucose 5 - 10% hoặc Plasma cho những BN có nồng độ Albumin và Protein giảm)
Panh kẹp dây, kìm vuốt dây, khóa nhôm…
Túi rút máu được chuẩn bị sát với thể tích máu cần được rút. + Các bước tiến hành thủ thuật:
Bước 1: Đặt đường truyền tĩnh mạch và truyền dung dịch thay thế bên đối diện với vị trí rút máu.
Bước 2: Thực hiện rút máu
Chuẩn bị dây của túi rút máu: tạo nút hờ, lỏng lẻo cho dây rút máu ở vị trí 1/3 chiều dài của dây về phía kim, dùng panh kẹp dây tại vị trí cách đốc kim khoảng 7 - 10cm.
Đặt dây ga rô, sát trùng vùng chọc ven để rút máu giống như kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch.
Kiểm tra lại vị trí tĩnh mạch được lấy máu, sau đó mở mũ bảo vệ kim và tiến hành chọc mạch, kỹ thuật này giống như lấy máu tĩnh mạch. Khi kim của túi rút máu đã nằm trong ven thì thả kìm kẹp dây rút máu ra.
Theo dõi: toàn trạng BN như trên trong quá trình rút máu, lượng máu được rút ra trong túi đồng thời điều chỉnh tốc độ dịch truyền sao cho lượng dịch vào cơ thể tương ứng với lượng máu được rút ra.Khi túi rút máu phồng căng tức là lượng máu rút ra đã đạt tới số lượng cần rút.
Bước 3: Kết thúc rút máu
Thắt chặt nút thắt đã được tạo ở bước 2.
Kẹp dây lấy máu bằng panh cách nút thắt 1 cm về phía kim.
Cắt dây lấy máu ở đoạn giữa panh và nút thắt, giải phóng hoàn toàn túi máu được lấy.
Tháo ga rô và rút kim được làm như với lấy máu tĩnh mạch.
Kiểm tra lại tình trạng BN một lần nữa.
Tiếp tục truyền dịch nhưng giảm tốc độ cho phù hợp.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng được theo dõi như nhau qua 2 thời điểm (trước rút máu và sau khi rút máu 24 giờ) bao gồm:
+ Xét nghiệm huyết học để ghi các chỉ số của HC: số lượng HC, hàm lượng Hb, Hct, MCV, MCH, MCHC, RDW-SV.
+ Xét nghiệm đông máu:số lượng TC,tỷ lệ Prothrombin (PT),thời gian APTT, nồng độ Fibrinogen, chỉ số INR.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, Creatinin,Protein toàn phần, Albumin, Sắt, Ferritin,Billirubin, Acid Uric.
+ Làm khí máu động mạch để ghi các chỉ số: SaO2, PaO2, PaCO2, pH.