Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều cao và số lá cuối cùng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ngọt (Trang 33 - 34)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả sinh trưởng của cây. Đối với các công thức khác nhau (sử dụng các loại phân bón khác nhau) thì chiều cao cây cũng có sự khác nhau. Chiều cao cây cuối cùng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên năng suất.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lá tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải ngọt

Công thức Chiều cao cuối cùng (cm)

Số lá cuối cùng

(lá) Màu sắc lá

1.Nước lã 26.4 5.9 Xanh đậm

2.Tổ hợp dinh dưỡng 26.63 6.4 Xanh đậm

3.Chelax sugar 26.46 6.26 Xanh đậm

4.Botrac 26.43 6.16 Xanh đậm

5.Ba lá xanh 27.66 6.46 Xanh đậm

6. Pnik 26.06 6. Xanh đậm

CV% 2.5 4.2

LSD5% 1.14 0.44

Qua bảng 4.4 cho thấy: Chiều cao cuối cùng ở tất cả các công thức thí nghiệm đều thể hiện tốt. Trong đó 2 công thức phun Ba lá xanh và Tổ hợp dinh dưỡng có chiều cao cuối cùng lớn nhất tương ứng là 27.66cm và 26,63 cm. Các công thức phun phân bón Chelax sugar, Botrac, nước lã không có sự sai khác với chiều cao lần lượt, 26,46 cm, 26,43cm, 26,4 và thấp nhất là công thức phun Pnik (26,06cm). Ở mức ý nghĩa 5% sự sai khác giữa các công thức phun phân bón là có ý nghĩa.

Cũng như chiều cao cây, số lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sức sinh trưởng của cây và là một yếu tố tạo năng suất. Ngoài yếu tố di truyền thì môi trường và điều kiện chăm sóc là yếu tố quan trọng chi phối đến động thái và tốc độ ra lá. Trong thí nghiệm, với các nhân tố đồng đều khác thì phân bón lá chính là nhân tố quyết định sự sai khác.

Như vậy giữa các công thức phun phân bón không có sự sai khác về số lá ở mức ý nghĩa 5%. Công thức phun Tổ hợp dinh dưỡng là công thức cho số lá trên thân cao nhất (6,4 lá), tiếp đó đến công thức phun Chelax sugar (6,33 lá). Với mức ý nghĩa 5 % thì các công thức thí nghiệm đều có ý nghĩa.

Màu sắc lá phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và môi trường và điều kiện chăm sóc. Ở thí nghiệm này ngoài phân bón lá là nhân tố khác nhau thì các nhân tố còn lại là đồng đều. Màu sắc lá giữa các công thức không có sự khác biệt rõ rệt. Ở công thức có sử dụng phân bón thì đều có màu xanh đậm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ngọt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w