trưởng chiều cao cây
Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của tế bào, nó là kết quả của quá trình phân chia và giãn ra của tế bào. Sự phân chia xảy ra ở các mô phân sinh làm cây tăng trưởng về chiều cao, chiều dài. Sau khi phân chia thì các tế bào bước vào giai đoạn dãn để tăng nhanh về kích thước [19].
Việc tăng trưởng chiều cao cây chịu tác động của nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp chăm sóc. Ở thí nghiệm này, rau cải ngọt được trồng trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi. Tuy vậy để cây sinh trưởng, phát triển tốt thì việc chăm sóc và tạo ra một môi trường dinh dưỡng phù hợp cho cây là rất quan trọng.
Với thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới sinh trưởng, phát triển thì sự tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá của rau cải ngọt đối với từng loại phân bón.
Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả về động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ 4.1
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của rau cải ngọt
Đơn vị tính: cm
Công thức Số ngày sau gieo (ngày)
12 17 22 27 1.Nước lã 8.9 14.5 21 26.4 2. Tổ hợp dinh dưỡng 9.76 15.13 21.41 26.63 3.Chelax sugar 9.25 14.96 20.38 26.46 4. Botrac 9.16 15.08 20.51 26.43 5. Ba lá xanh 9.7 15.08 20.9 27.66 6. Pnik 9.3 15.18 20.58 26.06 CV% 4.4 1.9 3.2 2.5 LSD5% 0.53 0.29 1.43 1.14
Ảnh 1: Ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của rau cải ngọt
Qua bảng 4.2 ta thấy: Chiều cao cây tăng dần ở tất cả các công thức. Khi phun các loại phân bón lá khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao là khác nhau nhưng công thức phun Ba lá xanh có chiều cao cây là trội hơn hẳn ở tất cả các giai đoạn theo dõi và cũng là công thức có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở từng giai đoạn của cây. Giữa các công thức sự sai khác có ý nghĩa ngay sau lần phun thứ nhất (ở 12 ngày sau gieo). Chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức phun tổ hợp dinh dưỡng (9,76cm) và thấp nhất ở công thức phun nước lã (8,9cm). Ở thí nghiệm này giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở tất cả các công thức là sau 2 lần phun (17-22 ngày sau gieo).
Sau lần phun thứ 3 giữa các công thức có sử dụng phân bón thì công thức phun nước lã cho động thái tăng trưởng nhỏ nhất. Ở giai đoạn 12 ngày sau gieo (sau 1 lần phun) công thức phun Ba lá xanh có động thái tăng trưởng lớn hơn công thức bón Chelax sugar và Pnik nhưng lại có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 12 - 17 ngày sau gieo lại thấp hơn công thức Pnik và Tổ hợp dinh dưỡng. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón lá nói chung là rất lớn giữa các công thức so với hiệu số trung bình giữa các công thức. Chênh lệch về chiều cao cây giữa các CT ở lần gieo sau 22 ngày so với lần theo dõi trước. Như vậy ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây ở giai đoạn này là khá rõ rệt.
Ở giai đoạn 12 và 17 ngày sau gieo giữa công thức phun Pnik và Chelax sugar ; có sự tăng trưởng mạnh; công thức phun Botrac, Ba lá xanh và Tổ hợp dinh dưỡng sự tăng trưởng ở mức bình thường.
Qua kết quả bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 nhận thấy rằng công thức phun Tổ hợp dinh dưỡng và công thức Ba lá xanh có ưu thế hơn hẳn các công thức khác cả về động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.